Cách phòng bệnh cho trẻ mùa mưa

Mùa mưa thường là mùa yêu thích của trẻ con nhưng đối với người lớn, mùa mưa luôn là nỗi e ngại do mang những mầm bệnh sốt xuất huyết, sốt rét, bệnh tả và những bệnh khác liên quan đến muỗi. Vậy thì phòng bệnh cho trẻ như thế nào trong mùa mưa, hãy tìm hiểu cùng Genetica.
Mai Khanh
Tác giả bài viết: Mai Khanh. Bác sĩ tham vấn: BS Hà Thị Mỹ Hạnh05/07/2022

Mùa mưa thường là mùa yêu thích của trẻ con nhưng đối với người lớn, mùa mưa luôn là nỗi e ngại do mang những mầm bệnh sốt xuất huyết, sốt rét, bệnh tả và những bệnh khác liên quan đến muỗi. Bên cạnh việc phòng chống muỗi, ba mẹ cũng cần chú ý thực phẩm cần thiết để tăng cường hệ miễn dịch cho con trong mùa mưa.

1, Các bệnh trẻ em có thể mắc phải trong mùa mưa

Sốt rét

Muỗi có thói quen đẻ trứng vào bất cứ nơi nào có nước đọng như cống rãnh, chai lọ… Vào mùa mưa, trẻ em thích nghịch nước nên dễ bị muỗi đốt hơn. Vì vậy, ba mẹ nên cho trẻ mặc quần áo che kín cơ thể, sử dụng thuốc xịt muỗi để phòng chống muỗi.

Bệnh tả

Mặc dù bệnh tả không phải là bệnh truyền nhiễm do muỗi nhưng đây là một căn bệnh nguy hiểm, có thể gây chết người. Bệnh tả thường gây ra bởi một loại vi khuẩn phát triển mạnh mẽ trong môi trường nước bẩn, nước bị ô nhiễm cũng như những thực phẩm được chế biến từ nước bị ô nhiễm. 

Ba mẹ nên cân nhắc việc mua thức ăn nhanh cho trẻ từ những hàng quán ngoài đường vì có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tả cho trẻ. Nếu trẻ bị tiêu chảy nhiều lần và cơ thể bị mất nước nhanh chóng, trẻ có thể đã mắc bệnh tả. 

Bệnh thương hàn

Bệnh thương hàn là một căn bệnh lây lan qua nguồn nước bị ô nhiễm hoặc thực phẩm không an toàn vệ sinh. Vi khuẩn Styptic gây ra bệnh thương hàn thường phát triển trong những môi trường bẩn thỉu, không vệ sinh. Bệnh thương hàn rất nguy hiểm vì nó vẫn tồn tại trong túi mật mặc dù đã được điều trị. Một người mắc bệnh thương hàn sẽ có dấu hiệu như sốt, đau bụng, đau đầu dữ dội. 

Sốt xuất huyết

Muỗi mang virus sốt xuất huyết khi đốt sẽ truyền trực tiếp virus vào máu. Có thể nhận thấy dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết qua các cơn đau ở cơ và khớp, sưng hạch bạch huyết, suy nhược cơ thể, nhức đầu, sốt dẫn đến xuất huyết, có nguy cơ tử vong. 

Sốt siêu vi

Trẻ có khả năng bị sốt siêu vi nhiều hơn trong mùa mưa. Một số triệu chứng phổ biến như hắt hơi nhiều lần, sốt cao, suy nhược cơ thể và đau họng. 

Cách phòng bệnh cho trẻ mùa mưa

2, Cách bảo vệ trẻ an toàn trong mùa mưa

1, Luôn trang bị áo mưa khi ra ngoài

Ba mẹ cần chuẩn bị cho bé ô, áo mưa và ủng mỗi khi ra ngoài để đề phòng cơn mưa có thể tới bất chợt lúc nào. 

2, Làm rỗng hoặc đậy các thùng chứa nước

Những nơi có nước đọng tạo điều kiện cho muỗi sinh sôi rất nhanh, vì thế bạn hãy làm sạch những chỗ có khả năng đọng nước trong nhà như máy lọc nước, máy lạnh, chai lọ, xô chậu chứa nước…, đậy kín các thùng chứa nước, giữ bồn rửa chén, rửa tay luôn khô ráo. 

Ngoài ra, bạn nên ngăn tường ẩm ướt, đóng cửa sổ khi trời mưa để ngăn muỗi, ruồi và côn trùng vào nhà. 

3, Đảm bảo cho trẻ uống nước sạch

Trẻ em khi uống nước bị ô nhiễm có thể dễ mắc bệnh tả, đau bụng, tiêu chảy… hơn người lớn. Nhà có trẻ em nên có bộ máy lọc nước và tùy thuộc vào chất lượng nước tại khu vực bạn sống mà nên đầu tư bộ máy lọc nước như thế nào. Một lựa chọn an toàn khác là uống nước đun sôi. Nếu bạn và bé đi du lịch, hãy luôn mang theo chai nước bên mình. 

4, Rửa tay đúng cách và thường xuyên

Ba mẹ nên hướng dẫn trẻ rửa tay thường xuyên và đúng cách. Trẻ cần rửa tay trước khi ăn và sau khi đi ở ngoài đường về vì vi khuẩn thường bám trên tay, truyền sang miệng và sau đó đến dạ dày. 

5, Thay đổi thực đơn trong mùa mưa cho trẻ

Ba mẹ nên cho con một chế độ ăn uống lành mạnh để tăng cường hệ miễn dịch. Trẻ nên ăn nhiều rau xanh, nước ép, trái cây giàu vitamin C như cam, chanh…

Đảm bảo cho đường ruột của trẻ khỏe mạnh bằng cách bổ sung đầy đủ men vi sinh qua sữa chua, sữa đông…

6, Hạn chế ăn hàng quán lề đường

Bạn không thể đảm bảo mức độ an toàn vệ sinh thực phẩm ở những hàng quán lề đường. Trong mùa mưa, những món ăn đường phố thường tiếp xúc với độ ẩm liên tục và có khả năng bị ô nhiễm. Những điều kiện không hợp vệ sinh này có thể khiến trẻ mắc bệnh nhiễm trùng như bệnh thương hàn, tả.

7, Tắm cho trẻ sau khi đi mưa

Cơ thể trẻ sẽ bị giảm nhiệt độ đột ngột sau khi bị ướt mưa. Vì vậy, sau khi đi mưa về, ba mẹ nên lau người khô cho bé, cho bé một ly nước nóng hoặc một chén súp và sau đó hãy tắm cho bé. 

8, Sử dụng thuốc xịt muỗi, thuốc đuổi côn trùng

Trang bị cho bé màn chống muỗi, thuốc đuổi muỗi, côn trùng; mặc quần áo dài tay khi đi ra ngoài, đặc biệt là vào buổi tối. 

Cách phòng bệnh cho trẻ mùa mưa

3, Thực phẩm bổ sung cho trẻ vào mùa mưa

Minal Shah - một chuyên gia tư vấn tại bệnh viện Fortis ở Ấn Độ gợi ý 7 thực phẩm giúp bạn có hệ thống miễn dịch tốt trong mùa mưa, bạn có thể điều chỉnh thực đơn của trẻ dựa vào những gợi ý dưới đây:

1, Tiêu xanh

Hạt tiêu xanh chứa một lượng vitamin đáng kể (vitamin C và K) và chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa các bệnh nguy hiểm bằng cách khử hoạt tính của các gốc tự do.

Hạt tiêu xanh giúp giảm tình trạng đầy hơi chướng bụng bằng cách kích thích sản xuất axit clohidric, cải thiện hệ tiêu hóa. Ngoài ra, tiêu xanh có đặc tính kháng khuẩn, giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm bằng cách loại bỏ vi khuẩn gây bệnh có trong thực phẩm. 

2, Trái cây theo mùa

Nên ăn trái cây chứa nhiều vitamin A và C, chứa chất xơ và chất chống oxy hóa như: đào, mận, vải, anh đào, lựu…

Hạn chế ăn trái cây và uống nước ép làm sẵn ở những quán hàng rong, chỉ ăn trái cây tươi và nước ép tại nhà. 

3, Protein

Ba mẹ nên bổ sung thực phẩm chứa protein như thịt, cá, trứng, các sản phẩm làm từ sữa, các loại đậu… để giúp con tăng khả năng miễn dịch và giúp phục hồi bệnh nhanh chóng. 

4, Gừng và tỏi

Gừng và tỏi giúp giảm tình trạng ớn lạnh và sốt, làm máu lưu thông, có đặc tính chống virus, kháng viêm, chống oxy hóa. Trà gừng còn giúp giảm đau cổ họng. Ba mẹ có thể nghiền gừng và cho thêm mật ong cho bé trên 1 tuổi uống hoặc thêm vào các loại súp, canh. 

Tỏi cũng có đặc tính kháng khuẩn, chống nấm, là một chất kích thích miễn dịch hiệu quả. Tỏi có thể được thêm vào món ăn như tôm rim tỏi, tôm tươi hấp tỏi, gà nấu tỏi…

5, Nghệ

Nghệ có chất curcumin có tác dụng chống oxy hóa, kháng khuẩn, ức chế sự phát triển của vi sinh vật như H. Pylori, MRSA… ngăn ngừa loét dạ dày, tăng cường khả năng miễn dịch. Bạn có thể pha một thìa cà phê nghệ với mật ong hoặc nước nóng cho bé uống. 

6, Axit béo omega-3

Axit béo omega-3 có giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Mùa mưa làm tăng nguy cơ lây nhiễm các bệnh qua đường thức ăn và nước uống. Vì vậy, ba mẹ nên bổ sung omega-3 cho con để giúp tăng cường hệ miễn dịch. 

Omega-3 có trong cá, tôm, sò, các loại hạt như óc chó, hạt chia, hạt lanh…

7, Các loại canh, súp nóng

Bạn có thể thường xuyên nấu các món canh, súp cho bé giúp giữ ấm cho cơ thể, giữ độ ẩm cho da, duy trì sức khỏe đường tiêu hóa.

Cách phòng bệnh cho trẻ mùa mưa

Cuối cùng, dù mùa mưa có khả năng khiến các bé dễ ốm hơn nhưng ba mẹ cũng đừng quá lo lắng mà. Hãy để bé tự do khám phá thế giới bên ngoài nhưng với sự chuẩn bị kỹ càng từ ba mẹ nhé.

Nguồn tham khảo

  • https://aho.org/articles/five-illnesses-that-affect-children-during-the-rain-season/ 
  • https://www.metropolisindia.com/blog/health-wellness/7-basic-health-precautions-to-stay-healthy-during-rainy-season/ 
  • https://indianexpress.com/article/parenting/health-fitness/ways-to-prepare-your-little-ones-for-the-monsoon-5891843/ 
  • https://aho.org/articles/five-illnesses-that-affect-children-during-the-rain-season/ 
  • https://indianexpress.com/article/lifestyle/food-wine/ten-foods-to-consume-in-the-monsoon-season-to-stay-healthy-7420581/ 
Chia sẻ bài viết
Chia sẻ lên Facebook

Chăm sóc khách hàng

Để lại thông tin, Genetica® sẽ liên hệ trong vòng 24h.
Số điện thoại

Tổng đài hỗ trợ: 1900 599 927

Ứng dụng Genetica
Hơn 1000 báo cáo chuyên sâu về bạn
ngay trong lòng bàn tay
Tải ứng dụng ngay
1/3