Rối loạn phổ tự kỷ ASD (Autism Spectrum Disorder) là bệnh gì?

Rối loạn phổ tự kỷ (Autism Spectrum Disorder hay ASD) hay tự kỷ là một dạng rối loạn thần kinh não bộ, ASD làm ảnh hưởng lớn đến khả năng giao tiếp xã hội, khả năng nhận thức, khả năng ngôn ngữ, chậm phát triển trí tuệ.
Đỗ Mạnh Cường
Tác giả bài viết: Đỗ Mạnh Cường. Bác sĩ tham vấn: BS.CKII Thái Thị Thanh Thủy25/03/2021

Ngày nay có rất nhiều vấn đề sức khỏe tâm thần của trẻ em được quan tâm, một trong số đó không thể không nhắc đến tự kỷ ám thị, hay gọi chính xác là rối loạn phổ tự kỷ, vốn là một rối loạn tâm sinh lý gây ra khiếm khuyết trong phát triển về khả năng hành vi và hòa nhập xã hội, khiến trẻ mất nhiều cơ hội học tập và kết bạn, từ đó giảm khả năng tư duy, học hỏi.

Biểu hiện bệnh rất đa dạng từ không tập trung khi người xung quanh nói chuyện với trẻ đến cáu gắt và cô lập bản thân trong môi trường quen thuộc. Nếu bạn nghi ngờ con bạn có thể có rối loạn phổ tự kỷ, thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về rối loạn này nhé. Bài viết được dịch và biên tập bởi Bác Sĩ Hoàng Anh, đánh giá và duyệt nội dung bởi Thạc sĩ công nghệ sinh học Đỗ Mạnh Cường. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Rối loạn phổ tự kỷ Autism Spectrum Disorder là gì?

Rối loạn phổ tự kỷ (Autism Spectrum Disorder hay ASD) hay tự kỷ là một dạng rối loạn thần kinh não bộ, ASD làm ảnh hưởng lớn đến khả năng giao tiếp xã hội, khả năng nhận thức, khả năng ngôn ngữ, chậm phát triển trí tuệ,v..v. Đặc biệt ở trẻ nhỏ, những ảnh hưởng này nếu không được phát hiện sớm sẽ dẫn đến các tác hại nghiêm trọng hơn khi trưởng thành như áp lực tâm lý, kém thông minh và nhạy bén, phát triển thành hành vi đối kháng xã hội.

Rối loạn phổ tự kỷ xảy ra ở khắp các chủng tộc trên thế giới, với tỉ lệ nam: nữ = 4:1.Rối loạn này dù có thể kiểm soát và điều trị, nhưng không thể chữa khỏi hoàn toàn, vì thế việc nhận ra sớm và áp dụng các liệu pháp giáo dục, điều chỉnh đặc biệt là cực kỳ quan trọng để đảm bảo trẻ tự kỷ lớn lên khỏe mạnh và an toàn.

Rối loạn phổ tự kỷ ASD (Autism Spectrum Disorder) là bệnh gì?

Chẩn đoán ASD hiện bao gồm một số rối loạn khác nhau nhưng có đặc tính tương tự nhau:

► Tự kỷ điển hình (Kanner),

► Tự kỷ chức năng cao (hội chứng Asperger),

► PDD-NOS (Rối loạn phát triển tâm thần lan tỏa- không đặc hiệu)

Những tình trạng này hiện nay đều được gọi chung là “rối loạn phổ tự kỷ” (ASD).

►► Tìm Hiểu Ngay: Trí thông minh là gì? Có được quyết định bởi gene di truyền không?

Dấu hiệu và triệu chứng của trẻ tự kỷ

Những trẻ mắc chứng ASD thường gặp vấn đề với các kỹ năng xã hội, cảm xúc và giao tiếp. Trẻ có thể lặp lại các hành vi nhất định và có thể không muốn thay đổi trong các hoạt động hàng ngày. Nhiều trẻ mắc chứng ASD cũng có những cách khác nhau để học hỏi, chú ý hoặc phản ứng với mọi thứ. Các dấu hiệu của ASD bắt đầu trong thời thơ ấu và thường kéo dài trong suốt cuộc đời của một người. Đọc ngay bài dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ để biết thêm chi tiết.

Rối loạn phổ tự kỷ ASD (Autism Spectrum Disorder) là bệnh gì?

►► Tìm Hiểu Ngay: Chỉ số IQ và EQ là gì? IQ và EQ có phải do di truyền?

Trẻ em mắc ASD thường biểu hiện:

  • Không chỉ vào các vật thể để thể hiện sự quan tâm (ví dụ: không chỉ vào một chiếc xe cứu hỏa kêu inh ỏi đang chạy qua)
  • Không nhìn vào đồ vật khi người khác chỉ vào chúng
  • Gặp khó khăn khi tương tác với người khác hoặc hoàn toàn không quan tâm đến người khác
  • Tránh giao tiếp bằng mắt và muốn ở một mình
  • Khó hiểu cảm xúc của người khác hoặc nói về cảm xúc của chính mình
  • Không thích được bế hoặc ôm, hoặc chỉ có thể ôm trẻ khi trẻ muốn
  • Dường như không quan tâm ai khác nói chuyện với mình nhưng lại phản ứng đáp trả với những âm thanh khác
  • Rất quan tâm đến mọi người, nhưng không biết cách nói chuyện, chơi hoặc liên kết với họ
  • Lặp lại các từ hoặc cụm từ ai đó đã nói với trẻ, hoặc lặp lại các từ hoặc cụm từ thay vì nói ngôn ngữ bình thường
  • Gặp khó khăn khi bày tỏ nhu cầu của trẻ bằng cách dùng từ ngữ hoặc cử động thông thường
  • Không chơi trò chơi "giả vờ" (ví dụ: không giả vờ cho búp bê ăn)
  • Lặp đi lặp lại các hành động
  • Gặp khó khăn trong việc thích nghi khi một thói quen thay đổi
  • Có phản ứng bất thường với cách ngửi, nếm, nhìn, nghe hoặc cảm thấy
  • Mất các kỹ năng mà trẻ đã từng có (ví dụ: ngừng nói những từ trẻ đang sử dụng sau một thời gian).

Video Nhận Biết Nguy Cơ Tự kỷ Di Truyền Bằng Phương Pháp Giải Mã Gen

Nguồn: https://www.autismag.org/borderline-autism/

Tham Khảo Thêm:

Chia sẻ bài viết
Chia sẻ lên Facebook

Chăm sóc khách hàng

Để lại thông tin, Genetica® sẽ liên hệ trong vòng 24h.
Số điện thoại

Tổng đài hỗ trợ: 1900 599 927

Ứng dụng Genetica
Hơn 1000 báo cáo chuyên sâu về bạn
ngay trong lòng bàn tay
Tải ứng dụng ngay
1/3