Cách đọc báo cáo

Hướng dẫn đọc báo cáo G-Care
Chuyển hóa chất bột đường
Điểm chuyển hóa đường bột của tôi thấp nhưng trước giờ tôi đều nhẹ cân, cho dù ăn thêm các món như cơm, bánh đều khó lên cân. Tại sao lại như thế?
Biểu hiện của bạn là sản phẩm từ 30% kiểu gen và 70% môi trường, lối sống. Do đó, bạn cần nhìn lại các vấn đề liên quan đến tác động giữa kiểu gen và môi trường. 1. Chế độ ăn uống của bạn? Nếu bạn ăn không đủ bữa, khẩu phần ăn thiếu sự đồng đều (Khi ăn quá ít, khi ăn nhiều thật nhiều) thì cân nặng của bạn vẫn chịu ảnh hưởng. 2. Nhu cầu vitamin B cao? Thiếu vitamin B làm giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng từ thực phẩm. Bạn có thể tìm hiểu nhu cầu vitamin B bản thân qua kết quả gói U-Vita. 2. Bạn có thường xuyên vận động thể chất hay chơi thể thao không? Thường xuyên vận đông, tập luyện thể thao giúp tăng việc đốt năng lượng, hỗ trợ chuyển hóa. 3. Tình trạng sức khỏe từ bé (sinh non, suy dinh dưỡng, bệnh lý nếu có như thiếu máu..) 4. Tình trạng sức khỏe của bạn hiện tại? Bệnh lý về nội tiết như tiểu đường, tuyến giáp có thể ảnh hưởng đến cân nặng. Sử dụng thuốc (1 số loại thuốc làm giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng, như kháng sinh)
Điểm số về chuyển hóa đường bột của tôi tốt, tôi mang biến thể bảo vệ khỏi nguy cơ kháng insulin nhưng tại sao tôi lại bị tiểu đường?
Bệnh tiểu đường hình thành do cơ thể đề kháng với insulin và/ hoặc tuyến tụy không thể tạo đủ insulin. Các yếu tố nguy cơ chính dẫn đến bệnh tiểu đường bao gồm: - Di truyền: Đặc điểm di truyền không chỉ ảnh hưởng đến khả năng chuyển hóa của bạn, nó còn đứng sau nhiều vấn đề khác gây nên bệnh tiểu đường. Bao gồm: hoạt động của tuyến tụy, insulin (hoóc môn điều hòa đường huyết); khả năng bị kháng insulin; tăng đường huyết do rối loạn nhịp sinh học, căng thẳng mạn tính, ... - Chế độ dinh dưỡng: Xu hướng tiêu thụ nhiều thực phẩm chế biến sẵn, nhiều đường (bánh ngọt, kẹo ngọt), ít ăn chất xơ. Ăn uống không đúng giờ, không đủ bữa dễ gây tăng đường huyết khi đói, từ đó dễ dẫn đến tình trạng kháng insulin - Tập luyện thể thao: Ít có thói quen hoạt động thể chất - Lối sống: Mất ngủ, căng thẳng, ... - Tình trạng sức khỏe: béo phì, tích nhiều mỡ bụng/mỡ nội tạng, viêm tụy, (nếu là nữ đã sinh con) tiểu đường thai kỳ, hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) Tiểu đường là bệnh lý đa gen, và cần có sự tương tác giữa gen với môi trường. Do đó, mặc dù bạn mang biến thể bảo vệ khỏi nguy cơ kháng insulin nhờ chuyển hóa bột đường tốt, nhưng tổng hợp sự tương tác với các gen khác liên quan đến bệnh tiểu đường và môi trường thì vẫn dẫn đến tình trạng mắc bệnh tiểu đường như hiện tại của bạn. Thêm vào đó, để giúp bạn trả lời câu hỏi này, Genetica có dịch vụ G-Diabetes phân tích nguy cơ tiểu đường và biến chứng kèm theo khi mắc tiểu đường.
Chuyển hóa chất béo
Chuyển hóa chất béo của tôi hiệu quả, tôi mang biến thể bảo vệ khỏi nguy cơ cholesterol nhưng tại sao mấy năm nay tôi có chẩn đoán rối loạn cholesterol máu?
Rối loạn mỡ máu là tình trạng nồng độ chất béo trong máu quá cao hay quá thấp. Rối loạn mỡ máu đến từ nguyên nhân di truyền kết hợp với các yếu tố môi trường, bao gồm: - Chế độ ăn uống không lành mạnh, ăn nhiều chất béo bão hòa và đường đơn, ăn vặt bằng các món không lành mạnh cũng ảnh hưởng đến khả năng chuyển hóa của cơ thể - Chế độ tập luyện: Ít vận động thể thao/ hoạt động thể chất - Tình trạng sức khỏe: béo phì, tiểu đường, bệnh thận mạn tính, suy giáp, xơ gan, sử dụng một số thuốc như thiazid, corticoides, estrogen, chẹn beta giao cảm (nguyên nhân thứ phát) cũng có thể làm tăng nồng độ mỡ máu. Rối loạn mỡ máu là do sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường. Do đó, mặc dù bạn mang biến thể bảo vệ khỏi nguy cơ tăng cholesterol máu cao trong phần chuyển hóa chất béo, nhưng tổng hợp sự tương tác với các gen khác liên quan đến rối loạn mỡ máu và môi trường thì vẫn dẫn đến rối loạn như hiện tại của bạn.
Trước giờ tôi đều ăn chay để giảm vấn đề về mỡ máu, nhưng vẫn không hiệu quả lắm. Vậy tôi phải làm gì?
Rối loạn mỡ máu là tình trạng nồng độ chất béo trong máu quá cao hay quá thấp. Rối loạn mỡ máu đến từ nguyên nhân di truyền kết hợp với các yếu tố môi trường, mặc dù chế độ ăn chay đã hạn chế nguồn chất béo bão hòa đến từ động vật nhưng có một số điểm cần lưu ý sau: - Khả năng chuyển hóa bẩm sinh: Kiểu gen có tác động 30% đến vấn đề mỡ máu. Bạn cần xem điểm số và kết quả chuyển hóa chất béo của bạn ở mức cao hay thấp. - Cách chế biến thực phẩm: Món ăn của bạn có thường xuyên chế biến bằng phương pháp chiên xào, thêm nhiều gia vị cho đậm đà hay không? - Chất béo trong thực vật: Một số loại dầu thực vật như dầu dừa/ dầu cọ, nước cốt dừa vẫn chứa chất béo bão hòa, nguồn thực vật chứa nhiều omega 6. - Lối sống chưa lành mạnh: Thói quen ăn vặt (đồ ngọt, các loại nước ngọt, nước mía, uống rượu bia, ít vận động, hay bị căng thẳng - Tình trạng sức khỏe: Bệnh nền như tiểu đường, bệnh thận mạn tính, suy giáp, xơ gan, dùng thuốc thiazid, corticoides, estrogen, chẹn beta giao cảm (nguyên nhân thứ phát) Rối loạn mỡ máu là do sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường, do đó mặc dù bạn ăn chay nhưng những yếu tố tác động từ môi trường nêu trên vẫn có thể dẫn đến tình trạng tăng mỡ máu của bạn.
Phần chuyển hóa chất béo nói tôi có nguy cơ tăng huyết áp tâm thu khi tiêu thụ chất béo bão hòa, nhưng tôi thấy từ nhỏ đến lớn tôi luôn bị hạ huyết áp?
Trong kết quả giải mã gen của bạn có đề cập đến nguy cơ tăng huyết áp tâm thu khi sử dụng chất béo bão hòa, điều này không đồng nghĩa là bạn sẽ bị tăng huyết áp tâm thu. Bởi vì tình trạng tăng huyết áp đến từ nhiều nguyên nhân bao gồm di truyền, chế độ dinh dưỡng, luyện tập thể thao, tình trạng bệnh lý, sức khỏe tinh thần,... Sự tương tác giữa kiểu gen với môi trường dẫn đến tình trạng tăng huyết áp. Với kết quả giải mã này, bạn sẽ biết được khuynh hướng bẩm sinh của cơ thể khi tiêu thụ chất béo, chứ không kết luận bạn chắc chắn bị tăng huyết áp.
Chuyển hóa chất đạm
Chuyển hóa đạm thấp, rất thích ăn thịt nướng, lẩu, thịt kho nhưng càng ăn càng vui chứ không mệt như kiểu gen nói.
Lý do KH thấy vui sau khi ăn nhiều thịt vì - Thịt có nhiều tyrosine giúp tăng dopamine. Từ đó làm tăng cảm giác thích thú khi ăn nhiều thịt Bạn nên lưu ý rằng khả năng chuyển hóa đạm thấp sẽ ảnh hưởng lên chức năng gan, thận và vẫn tiềm ẩn nguy cơ sức khỏe như hội chứng chuyển hóa, nguy cơ ung thư đại trực tràng nếu chỉ ăn theo sở thích.
Chuyển hóa đạm của tôi tốt, tại sao tôi lại bị gout?
Chuyển hóa đạm và bệnh gout là khác nhau. - Bệnh gout là bệnh do rối loạn chuyển hóa purin trong thận, khiến thận không thể lọc acid uric từ trong máu. Axit uric thường vô hại và được hình thành trong cơ thể, sau đó sẽ được đào thải qua nước tiểu và phân. Với người bị bệnh gout, lượng axit uric trong máu được tích tụ qua thời gian. Khi nồng độ này quá cao, những tinh thể nhỏ của axit uric được hình thành. Những tinh thể này tập trung lại ở khớp và gây viêm, sưng và đau đớn cho bệnh nhân. Nguyên nhân bệnh gout gồm hai nguyên nhân chính: 1. Nguyên phát (95% các trường hợp xảy ra ở nam giới, độ tuổi thường gặp là 30-60 tuổi.) Chưa rõ nguyên nhân. Uống nhiều rượu bia, Chế độ ăn thực phẩm có chứa nhiều purin như: gan, thận, tôm, cua, lòng đỏ trứng, nấm… 2. Thứ phát Do các rối loạn về gen (nguyên nhân di truyền): hiếm gặp. Do tăng sản xuất acid uric và/ hoặc giảm đào thải acid uric Suy thận và các bệnh lý làm giảm độ thanh lọc acid uric của cầu thận Các bệnh về máu: bệnh bạch cầu cấp Dùng thuốc lợi tiểu như furosemid, thiazid, acetazolamid, … Sử dụng các thuốc ức chế tế bào để điều trị các bệnh ác tính Dùng thuốc kháng lao như ethambutol, pyrazinamid, … - Chuyển hóa đạm là quá trình sử dụng thức ăn có đạm để tạo thành năng lượng cho cơ thể hoạt động hoặc sử dụng cho các quá trình sinh lý khác của cơ thể. Chuyển hóa tốt có nghĩa là quá trình tạo năng lượng từ đạm hiệu quả, tuy nhiên nếu người bệnh có 1 trong các nguyên nhân trên thì vẫn có thể bị gout
Sức mạnh
Kết quả sức mạnh thấp nhưng lại chơi các môn thể thao yêu cầu tốc độ hay sức mạnh rất tốt, thậm chí có những thành tích khá tốt so với người khác?
Khả năng sức mạnh, biểu hiện ra thực tế là sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường, bao gồm: 1. Rèn luyện thể thao thường xuyên và đúng cách 2. Chế độ dinh dưỡng? Bổ sung chất dinh dưỡng, cung cấp đầy đủ nước và điện giải khi tham gia thể thao 3. Chế độ nghỉ ngơi? Khi bạn có thói quen sinh hoạt, nghỉ ngơi lành mạnh sẽ giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục sau khi chơi thể thao. Xuất phát điểm của bạn (về mặt kiểu gen) có thể bất lợi hơn so với người khác, nhưng những yếu tố trên có thể cải thiện được khuynh hướng di truyền vốn có của bạn. Tuy nhiên, do những bất lợi di truyền liên quan đến sức mạnh, bạn cần lưu ý vấn đề chấn thương khi tập luyện. Luôn khởi động và giãn cơ trước và sau khi tập. Không tăng cường độ luyện tập đột ngột. Cân nhắc bổ sung những thực phẩm cần thiết bổ trợ cho các bài tập sức mạnh, ví dụ như ức gà, các loại rau xanh, hoa quả và các thực phẩm bổ sung creatine phosphat.
Tôi có điểm sức mạnh cao nhưng tôi nâng tạ nặng không được?
Đặc điểm biểu hiện của một tính trạng nào đó sẽ do sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường. Các điều kiện môi trường có thể tác động đến sức mạnh như: chế độ luyện tập, chế độ dinh dưỡng, chế độ nghỉ ngơi, tình trạng bệnh tật... Nếu một người có điểm đa gen về sức mạnh cao nhưng không thường xuyên luyện tập, hoặc ngay tại thời điểm nâng tạ sức khỏe của họ không được tốt thì họ vẫn không thể nâng một khối lượng tạ nặng hơn ngưỡng chịu đựng của cơ thể. Bên cạnh đó, tình trạng xương khớp cũng ảnh hưởng đến khả năng nâng vác vật nặng.
Tại sao điểm sức mạnh cao, nhưng khi đánh nhau tay đôi vẫn bị thua người có điểm sức mạnh kém hơn?
Đặc điểm biểu hiện của một tính trạng nào đó sẽ do sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường. Cho dù hai người có điểm số đa gen về sức mạnh như nhau nhưng điều kiện môi trường khác nhau vẫn có thể có biểu hiện sức mạnh khác nhau. Các điều kiện môi trường có thể tác động đến sức mạnh như: chế độ luyện tập, chế độ dinh dưỡng, chế độ nghỉ ngơi, tình trạng bệnh tật... Nếu một người có điểm đa gen về sức mạnh chưa cao nhưng thường xuyên rèn luyện thì vẫn có thể cải thiện sức mạnh, vì vậy vẫn có khả năng họ biểu hiện sức mạnh tốt hơn so với người có kiểu gen tốt nhưng không thường xuyên luyện tập. Ngoài ra, việc chiến thắng trong đấu tay đôi còn liên quan các yếu tố khác như chiến thuật khi thi đấu, khả năng nắm bắt sơ hở của đối phương, khả năng chịu đau.
Kết quả sức mạnh cao nhưng khả năng cạnh tranh luôn kém trong các môn thể thao yêu cầu tốc độ hay sức mạnh?
Do sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường, những yếu tố sau có thể ảnh hưởng đến khả năng sức mạnh của bạn. 1. Bạn có thường xuyên luyện tập thể thao không? Nếu thói quen ít vận động từ nhỏ, thì cơ thể khó có thể thích nghi với chế độ vận động. 2. Tình trạng sức khỏe? Nếu bạn có các vấn đề về bệnh lý tim phổi, chức năng cơ xương khớp... , thì những điều này có thể ảnh hưởng đến việc tham gia các môn thể thao sức mạnh của bạn. 3. Chế độ dinh dưỡng hiện tại? Việc cơ thể thiếu năng lượng và nước có thể ảnh hưởng đến hoạt động thể chất của bạn. 4. Chế độ nghỉ ngơi hiện tại? Nếu chế độ nghỉ ngơi của bạn không điều độ, thì cơ thể sẽ lâu hồi phục hơn sau khi chơi thể thao. Cơ được sinh ra nhờ sự luyện tập hàng ngày, tuy bạn (về mặt di truyền) có khả năng tạo lực tối đa tốt nhưng nếu bạn rèn luyện không thường xuyên, và có chế độ dinh dưỡng không lành mạnh, hay đồng hồ sinh học của bạn chưa phù hợp thì khả năng bị mất cơ hoặc không tận dụng tối đa được khuynh hướng di truyền đó là hoàn toàn có thể xảy ra.
Sức bền
Kết quả khả năng sức bền cao nhưng vẫn luôn cảm giác yếu, bất lợi ở các môn thể thao sức bền, dai sức?
Do sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường, những yếu tố sau có thể ảnh hưởng đến khả năng sức bền của bạn: 1. Bạn có thường xuyên luyện tập thể thao không? Nếu thói quen ít vận động từ nhỏ, thì cơ thể khó có thể thích nghi với chế độ vận động. 2. Tình trạng sức khỏe? Nếu bạn có các vấn đề về bệnh lý tim phổi, chức năng cơ xương khớp... , thì những điều này có thể ảnh hưởng đến việc tham gia các môn thể thao sức bền của bạn. 3. Bạn có chú ý đến nhịp thở khi tham gia các môn sức bền hay không? Nếu bạn không chú ý đến nhịp thở thường xuyên khi chơi thể thao, thì cơ thể sẽ đốt cháy năng lượng sinh ra acid lactic, và nếu không được đào thải kịp thời, sẽ dẫn đến cảm giác nhanh bị mệt mỏi, đau cơ. 4. Chế độ dinh dưỡng hiện tại? Việc cơ thể thiếu năng lượng và nước có thể ảnh hưởng đến hoạt động thể chất của bạn. 5. Chế độ nghỉ ngơi hiện tại? Nếu chế độ nghỉ ngơi của bạn không điều độ, cơ thể sẽ hồi phục lâu hơn sau khi chơi thể thao. Do đó, cần xem xét các vấn đề liên quan đến môi trường tác động đến biểu hiện kiểu gen ra thực tế.
Sức khỏe tim phổi (CRF)
Tại sao sức khoẻ tim phổi có điểm số cao nhưng mỗi lần leo cầu thang là cảm thấy rất mệt?
Do sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường, những yếu tố sau có thể khiến bạn mệt khi leo cầu thang. 1. Bạn có thường xuyên leo cầu thang không? Nếu thói quen ít vận động từ nhỏ, thì cơ thể không quen với chế độ vận động 2. Tình trạng sức khỏe? Kết quả sức khỏe tim phổi được đánh giá thông qua chỉ số VO2Max - là lượng oxy tối đa mà cơ thể có thể sử dụng trong 1 phút để duy trì hoạt động liên tục với khối lượng cơ lớn. Nếu bạn có các vấn đề về bệnh lý tim phổi, chức năng cơ xương khớp..., thì những điều này có thể ảnh hưởng đến việc leo cầu thang của bạn. 3. Chế độ dinh dưỡng hiện tại? Việc cơ thể thiếu năng lượng và nước có thể ảnh hưởng đến hoạt động thể chất của bạn. Bạn nên lên kế hoạch vận động thể chất hàng ngày, để cơ thể bạn quen với chế độ vận động. Vì bẩm sinh sức khỏe tim phổi của bạn khá tốt, đây là nền tảng để bạn có thể vận động thể chất.
Kiểu gen cho thấy sức khỏe tim phổi của tôi không tốt nhưng khi đi khám sức khỏe, chỉ số VO2max của tôi khá cao?
Sức khỏe tim phổi được đặc trưng bởi đại lượng VO2Max (là khả năng hấp thụ oxy tối đa khi hoạt động thể chất). Kết quả giải mã gen cho bạn biết khuynh hướng di truyền bẩm sinh đối với VO2Max. Còn kết quả khám sức khỏe sẽ cho thấy mức độ thể chất của bạn ở thời điểm kiểm tra, đó là sự tổng hợp tương tác giữa kiểu gen và môi trường, dẫn đến sự khác biệt so với kiểu gen. Vì vậy, nếu bạn có phương pháp tiếp cận đúng cách, lối sống lành mạnh và luyện tập thể dục thường xuyên, bạn có thể cải thiện được chỉ số VO2Max.
Tiềm năng thể chất
Tại sao điểm số sức khoẻ tim phổi (CRF) của tôi cao nhưng kết quả sức bền lại thấp?
- Sức khỏe tim phổi được đặc trưng bởi đại lượng VO2Max (là khả năng hấp thụ oxy tối đa khi hoạt động thể chất). - Thường những người có sức khỏe tim phổi tốt sẽ có sức bền tốt. Tuy nhiên, vẫn có ngoại lệ, vì khả năng sức bền còn tùy thuộc vào các yếu tố khác như khả năng tạo mạch máu, tỷ lệ cơ nhóm cơ co chậm, khả năng phân giải chất béo dự trữ, khả năng hấp thụ nước... bên cạnh khả năng hấp thụ oxy.
Tại sao kết quả của sức bền, sức mạnh, sức khỏe tim phổi đều tốt nhưng từ nhỏ khi vận động mình lại thấy nhanh bị mệt, điểm thể dục lúc đi học cũng không cao?
Do sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường, có thể có những yếu tố ảnh hưởng đến thể chất của bạn như: 1. Bạn có tập luyện thể thao thường xuyên không? Nếu thói quen ít vận động từ nhỏ, thì cơ thể không quen với chế độ vận động 2. Tình trạng sức khỏe? Có thể có những vấn đề bệnh lý ảnh hưởng đến việc vận động (như bệnh tim, phổi), chức năng cơ xương khớp... bạn có thể đi khám để đánh giá chi tiết hơn. 3. Chế độ dinh dưỡng hiện tại? Bạn nên cung cấp đủ dinh dưỡng cho việc vận động thể chất như năng lượng, khoáng chất và nước. Bạn hãy xem xét các yếu tố trên, và có kế hoạch cải thiện thể chất của mình với các bài tập đơn giản từ cường độ thấp đến cao, đồng thời duy trì thường xuyên để cơ thể thích ứng với chế độ vận động.
Tại sao các điểm số của tôi trong phần thể thao đều rất "thuận lợi" nhưng thực tế thì tôi chơi thể thao lại không tốt?
Việc chơi thể thao giỏi phụ thuộc vào sự tương tác của nhiều nhân tố: gen (lợi thế về thể thao), dinh dưỡng, luyện tập, nghỉ ngơi. Ví dụ, một số người không thể chơi thể thao liên tục vì hay bị đau cơ, và họ còn cần biết thêm về nguy cơ chấn thương và khả năng phục hồi trong kiểu gen bẩm sinh. Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng và phương pháp tập luyện đúng cách cũng rất quan trọng. Do đó, các điểm số sức bền, mạnh, tim phổi cao không có nghĩa là sẽ tập thể thao tốt mà cho bạn thấy là bạn có lợi thế từ trong kiểu gen để bạn có thể phát huy lợi thế này.
Nguy cơ ung thư
Phân tích cho thấy tôi không mang đột biến gây ung thư vú. Tại sao nguy cơ mắc bệnh ung thư vú của tôi lại cao tới 13,33%?
- Mỗi loại bệnh ung thư đều có một tỷ lệ mắc nhất định (khác nhau ở nam và nữ). - Con số 13,33% được đưa ra dựa trên các nghiên cứu thống kê trên thế giới cho thấy tần suất mắc ung thư vú trung bình ở nữ giới. - Trong trường hợp một người có mang đột biến gen liên quan đến ung thư vú, ví dụ như, khi mang đột biến trên gen BRCA1, có thể làm tăng tỷ lệ mắc ung thư vú lên đến 87%.
Tại sao việc mang đột biến di truyền có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư, nhưng lại không chắc chắn sẽ gây ung thư?
Ung thư là do đột biến gen gây ra. Đột biến gây ảnh hưởng đến chức năng hoạt động bình thường của gen, dẫn đến làm tăng nguy cơ mắc ung thư. Tuy nhiên, sự biểu hiện của bệnh ung thư cần có sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường. Chẳng hạn một người biết mình mang gen ung thư vú, vì vậy, quyết định thay đổi lối sống (dinh dưỡng, tập luyện, nghỉ ngơi) và thăm khám tuyến vú định kỳ, giúp phòng ngừa ung thư vú ngay từ đầu.
Hội chứng đỏ mặt do rượu bia
Tôi không mang biến thể dẫn đến hội chứng đỏ mặt do rượu bia, tại sao mặt tôi lại đỏ khi uống rượu bia?
Hội chứng đỏ mặt do bia rượu là 1 đặc điểm chịu tác động bởi nhiều gen. Kết quả thể hiện 1 cá nhân có/hay không có Hội chứng đỏ mặt do bia rượu là kết quả phân tích trên nhiều gen và nhiều biến thể khác nhau. Những người có hội chứng này giảm khả năng phân giải Acetaldehyd (đây là một sản phẩm của quá trình phần giải Alcohol), khiến Acetaldehyd bị tích tụ ở mạch máu, dẫn đến giãn mạch, gây đỏ vùng mặt, cổ và vai (thậm chí là toàn thân). Với những cá nhân được báo cáo không bị tác động bởi Hội chứng này, nhưng vẫn có vấn đề đỏ mặt khi uống bia rượu có thể do các nguyên nhân sau: 1. Điểm số đa gen (polygenic score) của nhiều biến thể (có thể gồm các biến thể bảo vệ, bất lợi hay trung tính) trên 3 gen phân tích cho thấy nguy cơ của hội chứng này ở cá nhân đó thấp hay bằng trung bình (những người không có hội chứng này). Tuy nhiên, tác động của 1 biến thể nào đó trên 3 gen phân tích có thể gây dấu hiệu đỏ mặt khi uống rượu bia. 2. Hiện tượng bị đỏ mặt (khi uống rượu bia) có thể đến từ những nguyên nhân khác (như hiệu quả làm việc của gan, quá trình chuyển hóa các sản phẩm khác,...). Với sự ảnh hưởng của các điều kiện sức khỏe này, hiện tượng đỏ mặt do rượu bia không xảy ra thường xuyên, và có mối liên hệ với các điều kiện kể trên. Cho dù có hay không có hội chứng đỏ mặt do bia rượu, việc tiêu thụ lượng cồn nhiều và kéo dài sẽ gây rất nhiều tác hại cho sức khỏe, đặc biệt là hệ tiêu hóa.
Khuynh hướng tính cách
Tại sao tôi có kết quả kiểu gen hướng ngoại nhưng tôi không thích chỗ đông người?
Đặc điểm biểu hiện tính cách phụ thuộc vào tương tác giữa kiểu gen và môi trường, trong đó 30% là tác động từ yếu tố di truyền và 70% là tác động từ những kinh nghiệm, trải nghiệm sống. Bạn cần cân nhắc thêm các khía cạnh sau: - Bạn có bị mệt mỏi khi tương tác hay giao tiếp với quá nhiều người và nguyên nhân vì đâu? - Môi trường sống từ nhỏ như thế nào? Bạn có điều kiện giao tiếp nhiều từ nhỏ không? - Môi trường sống hiện tại? Công việc của bạn có cần giao tiếp với nhiều người không?
Tại sao kiểu gen hướng nội nhưng tôi thích giao tiếp, kết bạn với nhiều người?
Đặc điểm biểu hiện tính cách phụ thuộc vào tương tác giữa kiểu gen và môi trường. Cần khai thác thêm các khía cạnh sau: - Môi trường sống từ nhỏ? Ví dụ, từ nhỏ bạn được sống trong môi trường nhà đông người, mọi người vui vẻ, trò chuyện nhiều với nhau; được tham gia nhiều hoạt động, trò chơi với nhiều người. - Môi trường sống hiện tại? Công việc của bạn đòi hỏi giao tiếp với nhiều người không.
Bất ổn cảm xúc
Tại sao tôi có điểm số bất ổn cảm xúc thấp nhưng tôi thấy mình hay lo lắng?
Đặc điểm biểu hiện tính cách phụ thuộc vào tương tác giữa kiểu gen và môi trường. Cần khai thác thêm các khía cạnh sau: - Bạn có hay chia sẻ lo lắng với người xung quanh không? - Môi trường sống từ nhỏ? Có từng trải qua các biến cố như mất người thân, bệnh tật, chứng kiến người thân bệnh...? Ba mẹ, anh chị em... có người nào hay lo lắng, biểu hiện tiêu cực trước các sự việc không như ý? Bạn có bị so sánh, đánh giá bản thân với người khác hay không? - Môi trường sống hiện tại? Bạn có gặp nhiều áp lực trong công việc, cuộc sống? Bạn có sống gần những người hay lo lắng, suy nghĩ tiêu cực không? - Chất lượng giấc ngủ: Tình trạng mất ngủ kéo dài có thể khiến bạn trở nên lo lắng, trầm cảm.
Tại sao tôi có điểm số bất ổn cảm xúc cao nhưng ít thể hiện sự bất ổn cảm xúc?
Đặc điểm biểu hiện tính cách phụ thuộc vào tương tác giữa kiểu gen và môi trường. Cần khai thác thêm các khía cạnh sau: - Môi trường sống? Có thể cuộc sống của bạn êm đềm, nhận được nhiều sự quan tâm giúp đỡ từ người khác; sống gần những người suy nghĩ tích cực, lạc quan. - Hoạt động thể chất? Tập thiền, yoga giúp ổn định cảm xúc. Hoạt động thể thao thường xuyên như đi bộ, chạy bộ, bơi lội, đạp xe,... giúp tăng cường quá trình trao đổi chất, tăng yếu tố dưỡng thần kinh và hoóc môn serotonin giúp kiểm soát cảm xúc tốt hơn.
Khả năng kiểm soát căng thẳng
Kiểu gen khả năng kiểm soát căng thẳng của tôi tốt nhưng tôi thấy dù đã giải quyết xong vấn đề nhưng tôi vẫn còn bận tâm về nó?
Đặc điểm biểu hiện tính cách phụ thuộc vào tương tác giữa kiểu gen và môi trường. Cần khai thác thêm các khía cạnh sau: - Giải pháp bạn đưa ra có thật sự giải quyết triệt để vấn đề hay không? Vì nếu chỉ là giải pháp tạm thời được đưa ra thì có thể bạn vẫn còn băn khoăn về vấn đề đó để tìm ra cách giải quyết tối ưu. - Môi trường sống từ nhỏ? Có hay bị so sánh, đè nặng áp lực học tập không? - Môi trường sống hiện tại? Bạn có gặp nhiều áp lực trong công việc, cuộc sống? - Mất ngủ? Tình trạng mất ngủ làm giảm việc phục hồi các tế bào thần kinh, ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát căng thẳng.
Kiểu gen khả năng kiểm soát căng thẳng của tôi thấp nhưng tôi thấy nhanh chóng thoát ra khỏi tình trạng căng thẳng và làm việc hiệu quả?
Đặc điểm biểu hiện thực tế trong tính cách của bạn phụ thuộc vào tương tác giữa kiểu gen và môi trường. Bạn cần cân nhắc thêm các khía cạnh sau: - Môi trường sống? Bạn có thường xuyên chịu áp lực từ gia đình, công việc không? Bạn có hay chia sẻ và nhận được sự hỗ trợ từ người xung quanh không? - Hoạt động thể chất? Tập thiền, yoga, hoạt động thể thao thường xuyên như đi bộ, chạy bộ, bơi lội, đạp xe,... giúp tăng cường quá trình trao đổi chất, tăng yếu tố dưỡng thần kinh, đồng thời tăng hoóc môn serotonin giúp kiểm soát căng thẳng tốt hơn. - Kinh nghiệm làm việc trong môi trường áp lực cao? Bạn có thường xuyên làm việc trong môi trường căng thẳng không? Làm việc trong môi trường căng thẳng bao nhiêu lâu rồi? Việc đã quá quen với môi trường làm việc căng thẳng sẽ giúp nâng cao khả năng kiểm soát áp lực. Do đó, bạn có thể không cảm thấy áp lực về mặt tinh thần. Tuy nhiên, những biểu hiện có thể có như sau: rụng tóc, da sạm, đau dạ dày, tăng cân, móng tay dễ gãy rụng cũng là dấu hiệu cho thấy cơ thể vẫn đang chịu tác động của các hoóc môn căng thẳng.
Khuynh hướng mất ngủ
Kiểu gen nguy cơ mất ngủ cao, nhưng thực tế hầu như không mất ngủ?
Gen là yếu tố di truyền và không thay đổi trong suốt cuộc đời. Các gen gây ảnh hưởng đến giấc ngủ có thể biểu hiện vào bất kỳ thời điểm nào. Ngoài ra, việc mất ngủ ngoài ảnh hưởng kiểu gen, còn có thể đến từ thói quen sinh hoạt hay lối sống của bạn. Do đó, khi kiểu gen có nguy cơ mất ngủ cao, bạn nên xây dựng thói quen ngủ tốt để ngăn ngừa hoàn toàn nguy cơ này, như tập thói quen đi ngủ đúng giờ, không tiếp xúc ánh sáng xanh từ thiết bị điện tử và tiếng ồn để duy trì chất lượng giấc ngủ tốt hơn.
Kiểu gen nguy cơ mất ngủ thấp, nhưng tôi thường mất ngủ?
Biểu hiện của việc mất ngủ phụ thuộc vào tương tác giữa kiểu gen và môi trường. Việc mất ngủ ngoài do kiểu gen, còn có thể đến từ thói quen sinh hoạt hay lối sống của bạn. Nếu bạn có những yếu tố này, thì bạn cần cải thiện chúng để tránh bị mất ngủ, vì theo kiểu gen, bạn vốn được bảo vệ khỏi nguy cơ mất ngủ: - Thói quen đi ngủ muộn, giờ đi ngủ và thức dậy thường xuyên thay đổi - Tiếp xúc với các nguồn ánh sáng xanh trước khi đi ngủ như tivi, điện thoại - Sử dụng chất kích thích thần kinh như cà phê, trà.. vào buổi chiều tối - Công việc căng thẳng - Ít vận động, ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời * Nếu bạn thường xuyên bị mất ngủ, bạn nên cân nhắc đi khám bác sĩ đề được điều trị phù hợp.
Chuyển hóa cafein
Kiểu gen chuyển hóa cafein thấp, nhưng thực tế uống cà phê rất nhiều và không bị say?
Chuyển hóa cafein kém liên quan đến việc tốc độ gan thải trừ cafein chậm. Người có chuyển hóa cafein kém sẽ chịu các tác động từ cafein thời gian dài hơn so với người chuyển hóa cafein tốt khi cùng tiêu thụ cùng một lượng cafein. Tuy nhiên, dung nạp với cafein phụ thuộc vào tần suất bạn tiêu thụ cafein. Bạn càng tiêu thụ thường xuyên cafein thì càng cảm nhận được ít ảnh hưởng của cafein lên cơ thể bạn. Do đó, nếu bạn thường xuyên uống cà phê thì bạn sẽ uống được nhiều hơn, nhưng ảnh hưởng của cafein lên cơ thể bạn vẫn kéo dài hơn, dẫn đến nguy cơ tăng huyết áp vẫn cao hơn so với người chuyển hóa cafein tốt. Bạn vẫn cần lưu ý lượng cafein tiêu thụ
Kiểu gen chuyển hóa cafein tốt, nhưng uống cà phê cảm thấy tim đập nhanh, khó chịu?
Thực tế có những gen phân biệt 2 nhóm người: nhóm thứ nhất là những người có khả năng chuyển hóa caffein tốt và không bị run / nôn / nhịp tim đập mạnh khi uống caffein, và nhóm thứ hai là những người chuyển hóa tốt caffein nhưng vẫn có tác dụng phụ ngay cả khi chỉ uống 2 tách cà phê hoặc một tách cà phê mạnh. Genetica đều kiểm tra những gen đó một cách toàn diện. Do đó, nếu bạn có gen chuyển hóa cà phê tốt nhưng vẫn gặp phản ứng phụ, chúng tôi sẽ chỉ rõ ra các phản ứng phụ này trong kết quả của báo cáo.
Nguy cơ tích mỡ bụng
Kiểu gen nguy cơ tích mỡ bụng thấp, nhưng thực tế lại bị béo bụng?
Đặc điểm biểu hiện của một tính trạng nào đó sẽ do tương tác giữa kiểu gen và môi trường. Các yếu tố về môi trường như chế độ dinh dưỡng, chế độ luyện tập thể thao, loại hình công việc... cũng có thể ảnh hưởng đến việc tích lũy mỡ bụng. Chẳng hạn bạn có một chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý (năng lượng đầu vào lớn hơn so với năng lượng đầu ra), ít vận động, thức khuya quá nhiều hoặc công việc ngồi nhiều, ít phải di chuyển thì khả năng tích mỡ bụng của bạn vẫn cao hơn dù kiểu gen có nguy cơ thấp. Và nếu đối chiếu với 1 người có kiểu gen của nguy cơ tích mỡ bụng cao, với thói quen sinh hoạt, ăn uống luyện tập, bạn sẽ thấy lượng mỡ dưới da và cả mỡ nội tạng của mình thấp hơn.
Kết quả kiểu gen nói tôi có nguy cơ tích mỡ bụng cao, nhưng thực tế tôi khá gầy và không có mỡ bụng?
Đặc điểm biểu hiện của một tính trạng nào đó sẽ do tương tác giữa kiểu gen và môi trường. Các yếu tố về môi trường như chế độ dinh dưỡng, chế độ luyện tập thể thao, loại hình công việc... cũng có thể ảnh hưởng đến việc tích lũy mỡ bụng. Chẳng hạn bạn có một chế độ dinh dưỡng hợp lý (năng lượng đầu vào ít hơn hoặc cân bằng với năng lượng đầu ra) thường xuyên luyện tập thể dục thể thao hoặc công việc thường xuyên phải di chuyển thì khả năng tích mỡ bụng của bạn vẫn thấp hơn dù kiểu gen có nguy cơ cao.Bên cạnh đó, khuynh hướng tích mỡ bụng cũng chi phối hình thể của mình. Những người có khuynh hướng tích mỡ bụng cao có thể sẽ có hình dạng cơ thể dạng quả lê.
Thông tin thêm
Tôi có thể lên thực đơn từ kết quả báo cáo U-Nutri được không?
Biểu đồ tròn báo cáo U-Nutri cung cấp thông tin về phần trăm thành phần nhóm chất đa lượng trong ngày để giúp bạn phòng tránh các vấn đề chuyển hóa, kèm theo danh sách các món bạn nên/tránh ăn. Tuy nhiên, để lên một thực đơn dinh dưỡng hoàn chỉnh bạn sẽ cần thêm nhiều thông tin khác (vd: tình trạng sức khỏe của bạn hiện tại, nhu cầu vitamin - khoáng chất, khả năng thải độc, ...) Hãy gọi lên hotline 1900 599 927 nếu bạn: - Vẫn chưa rõ về lợi ích và ý nghĩa hoặc muốn hiểu sâu hơn về kết quả U-Nutri: Chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn đặt lịch tư vấn với chuyên gia của Genetica để cá nhân hóa kết quả dành cho bạn. - Có nhu cầu liên hệ với chuyên gia dinh dưỡng để lên thực đơn.
Tôi đã lắng nghe cơ thể: ăn uống đa dạng, giảm đồ ngọt/béo, tập thể dục. Liệu kết quả U-Nutri có giúp ích gì được cho tôi?
Chúc mừng bạn vì đã chăm sóc sức khỏe rất tốt. Tuy nhiên, có rất nhiều đặc điểm trong cơ thể chưa được biểu hiện do gen quy định đặc điểm đó chưa được kích hoạt. Ngoài ra, việc quan sát, lắng nghe cơ thể đòi hỏi quá trình bạn thử/làm sai để đưa ra hành động đúng đắn với sức khỏe. Trong khi đó, thông tin của U-Nutri có thể giúp bạn hiểu cơ thể mình từ cốt lõi để chọn lựa đúng ngay từ đầu những thói quen và lối sống phù hợp.
Làm phân tích U-Nutri sẽ càng khiến tôi lo lắng nếu có nguy cơ vấn đề chuyển hóa, có thể làm tôi dễ bệnh hơn nữa vì lo lắng?
I'm afraid results from U-Nutri might worsen my anxiety if I have any metabolic risks.
Với thông tin từ kết quả báo cáo U-Nutri, tôi có thể tìm hiểu thêm những thông tin di truyền nào nữa để giúp tôi rõ hơn về nguy cơ sức khỏe của bản thân?
Nếu sau khi đã xem qua kết quả, bạn có nhu cầu tìm hiểu cụ thể một số vấn đề sức khỏe khác của bản thân, Genetica xin được đưa ra một số gợi ý: - Tình trạng mỡ máu cao, huyết áp cao, bệnh tim mạch: G-Stroke (Nguy cơ di truyền về đột quỵ ) - Gia đình hoặc bạn có chỉ số đường huyết cao, mắc bệnh tiểu đường: G-Diabetes (Nguy cơ tiểu đường tuýp 2) - Kết quả có nguy cơ về chuyển hóa, kèm theo vấn đề giấc ngủ, lo lắng nhiều, hay căng thẳng, tiếp xúc nhiều với rượu bia (người lớn): Dòng Care (dành cho trẻ em), Pro (dành cho người lớn) - Gặp vấn đề dị ứng, mẩn ngứa: G-Allergy (Sàng lọc nguy cơ dị ứng) - Thường tiếp xúc với rượu bia, bệnh gan: U-Detox (Khả năng thải độc) - Tìm hiểu nhu cầu vitamin để lên kế hoạch dinh dưỡng hiệu quả: U-Vita (Hiểu nhu cầu vitamin), G-Allergy

Chăm sóc khách hàng

Để lại thông tin, Genetica® sẽ liên hệ trong vòng 24h.
Số điện thoại

Tổng đài hỗ trợ: 1900 599 927