What Is ADHD? Meaning, Symptoms, Causes
Trẻ em thỉnh thoảng có biểu hiện quên làm bài tập về nhà, mơ mộng trong giờ học, hành động thiếu suy nghĩ hoặc bồn chồn trước bàn ăn là điều bình thường. Tuy nhiên, những biểu hiện như không chú ý, bốc đồng và tăng động của trẻ cũng có thể là dấu hiệu của bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý. Thế rối loạn tăng động giảm chú ý là bệnh gì, chúng ta cùng Genetica® tìm hiểu nhé!
1. Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) là gì?
ADHD là viết tắt của rối loạn tăng động giảm chú ý (attention deficit hyperactivity disorder) - chứng rối loạn phát triển thần kinh phổ biến, thường xuất hiện ở thời thơ ấu của trẻ (thường trước bảy tuổi). Triệu chứng của ADHD có thể bao gồm không chú ý, bốc đồng và tăng động và sẽ xuất hiện khác nhau ở mỗi người.
ADHD trước đây được gọi là ADD - rối loạn thiếu tập trung. Trẻ ADHD có những khác biệt trong sự phát triển não bộ và hoạt động của não ảnh hưởng đến sự chú ý, khả năng ngồi yên và khả năng tự chủ. ADHD có thể ảnh hưởng đến trẻ ở trường, ở nhà và trong các mối quan hệ bạn bè.
Theo Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia (NIMH - National Institute of Mental Health), ADHD xảy ra ở khoảng 3-5% trẻ em mẫu giáo và tuổi đi học. Vì vậy, trong một lớp học từ 25 đến 30 em, chắc chắn sẽ có ít nhất một học sinh bị ảnh hưởng bởi rối loạn này.
2. Biểu hiện của rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)
Theo cẩm nang chẩn đoán và thống kê rối loạn Tâm thần, ấn bản thứ năm (DSM-5), ADHD có 3 dạng:
- Giảm chú ý, nhưng không tăng động hoặc bốc đồng.
- Tăng động và bốc đồng, nhưng có thể vẫn chú ý.
- Giảm chú ý, tăng động và bốc đồng (dạng ADHD phổ biến nhất).
Để xác định một trẻ có mắc hội chứng ADHD hay không, bạn có thể chuẩn đoán qua những triệu chứng sau:
Kiểu không tập trung
Các trẻ ADHD loại này thường:
- Không tập trung chú ý một cách kỹ càng vào các chi tiết.
- Dễ dàng bị phân tâm, không làm theo hướng dẫn, mắc lỗi cẩu thả, không thể duy trì chú ý vào việc chơi và công việc ở trường, dễ sao lãng chú ý, đặc biệt hay quên
- Trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý không hề kém
thông minh
- so với các bạn cùng lứa. Tuy nhiên, trẻ gặp phải khó khăn trong việc nghe hướng dẫn của thầy cô, từ đó thường xuyên tỏ ra lơ mơ, không kịp nắm bắt lời giảng hoặc những yêu cầu của việc làm bài tập.
- Thường quên bài vở, hay làm mất những thứ như đồ chơi, sách vở hay dụng cụ học tập.
- Trẻ gặp khó khăn về kỹ năng đọc và viết, tập trung kém thành ra tiếp thu chậm dẫn đến kết quả học tập không ổn định.
Hiếu động thái quá, tăng động
- Các trẻ này thường “hoạt động luôn tay chân”. Bồn chồn, sốt ruột, ngọ ngoạy, di chuyển và đi lại liên tục không chịu ở yên một chỗ.
- Liên tục chạy nhảy, leo trèo luôn chân ở khắp nơi
- Gặp khó khăn lớn khi phải giữ sự im lặng
- Nói quá nhiều, thậm chí gắt lời, cướp lời người khác
- Gặp khó khăn khi phải chờ đợi.
- Thường làm gián đoạn, thích phá đám trò chơi khi người khác đang chơi.
Bốc đồng
- Hành xử một cách nguy hiểm mà không cần quan tâm đến hậu quả ra sao.
- Hay quậy phá, dễ nổi giận, khó kiềm chế cảm xúc. Trẻ có thể bùng phát các cơn thịnh nộ ở những thời điểm không phù hợp.
Ngoài ra trẻ còn có các triệu chứng khác như:
- Không giao tiếp với bạn bè, thiếu tự tin trong giao tiếp với người xung quanh.
- Trẻ hay gặp khó khăn khi bày tỏ cảm xúc bằng lời hoặc những cử chỉ thông thường.
Hậu quả của hội chứng ADHD
- Suy giảm thành tích học tập, khó khăn trong các mối quan hệ gia đình, xã hội.
- Hoạt động quá mức, khó kiểm soát, xung động dẫn đến tai nạn.
- Làm tăng tệ nạn chống đối xã hội.
Tham khảo thêm:
- Rối loạn tăng động gen liên quan tới Hội chứng Tự Kỷ và Rối loạn ADHD
- Tự kỷ ám thị ở trẻ em là gì? Dấu hiệu và nguyên nhân
3. Nguyên nhân gây ra hội chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)
Việc trẻ tăng động không phải do trẻ thiếu kỷ luật hoặc thiếu thông minh. Việc nuôi dạy trẻ không tốt, sử dụng màn hình nhiều cũng không gây ra điều này.
Hiện nay vẫn chưa biết chính xác nguyên nhân gây ra ADHD. Đó có thể là do di truyền, môi trường hoặc hệ thần kinh trung ương phát triển bất thường tại những thời điểm quan trọng trong quá trình phát triển.
ADHD có xu hướng di truyền trong gia đình. Các nhà nghiên cứu cho biết, gen mà trẻ thừa hưởng từ cha mẹ là yếu tố quan trọng trong việc dẫn đến tình trạng ADHD. Cha mẹ và anh chị em của trẻ bị ADHD có nhiều khả năng bị ADHD hơn.
Gene Di truyền
: Nếu cha mẹ được chẩn đoán mắc ADHD thì con cái có khả năng mắc phải chứng bệnh này rất cao. Tuy nhiên, cách ADHD di truyền có thể phức tạp và được xem là không liên quan đến một lỗi di truyền đơn lẻ. Nghiên cứu khác cho rằng độc tính môi trường,
dinh dưỡng
kém trong thời kỳ bào thai cũng có liên quan đến căn bệnh này.
Bên cạnh đó,
các nghiên cứu về não bộ đã chỉ ra sự khác biệt về cách não bộ phát triển ở những trẻ ADHD so với những trẻ bình thường. Một số bộ phận của não đảm nhiệm chức năng điều hành (bao gồm khả năng tự kiểm soát) ở trẻ ADHD kém phát triển hơn và cần nhiều thời gian hơn để trưởng thành. Điều này có thể giải thích một phần lý do tại sao trẻ ADHD rất hiếu động.
Sau đây là các yếu tố nguy cơ của ADHD:
- Những người có quan hệ huyết thống như cha mẹ hoặc anh chị em ruột bị ADHD hoặc rối loạn sức khỏe tâm thần khác
- Tiếp xúc với các chất độc từ môi trường như chì, được tìm thấy chủ yếu trong sơn và đường ống trong các tòa nhà cũ
- Mẹ sử dụng ma túy, rượu hoặc hút thuốc trong khi mang thai
- Trẻ sinh non
4. Những lầm tưởng hay gặp về ADHD:
Lầm tưởng:
Tất cả trẻ ADHD đều rất tăng động.
Sự thật: Theo 3 dạng của ADHD, không phải trẻ nào cũng biểu hiện tăng động. Với trẻ thuộc nhóm ADHD chỉ giảm chú ý, có thể tỏ ra không tập trung và ủ rũ không có động lực làm việc.
Lầm tưởng: Trẻ ADHD không bao giờ tập trung chú ý được.
Sự thật: Trẻ ADHD giảm chú ý thường vẫn có khả năng tập trung vào các hoạt động mà chúng yêu thích. Nhưng dù trẻ cố gắng nhiều thế nào cũng khó duy trì sự tập trung khi việc đó nhàm chán hoặc lặp đi lặp lại.
Lầm tưởng: Nếu trẻ ADHD muốn, trẻ có thể cư xử tốt hơn.
Sự thật: Trẻ ADHD có thể cố gắng hết sức để làm tốt, nhưng vẫn không thể ngồi yên, im lặng hoặc chú ý. Trẻ có thể tỏ ra không vâng lời, nhưng điều đó không có nghĩa là trẻ đang cố ý hành động như vậy.
Lầm tưởng: Trẻ em cuối cùng sẽ hết bệnh ADHD.
Sự thật: ADHD thường tiếp diễn tiếp khi trẻ trưởng thành. Do đó, điều trị sớm có thể giúp trẻ học cách tự kiểm soát và giảm các triệu chứng.
Lầm tưởng: Thuốc là lựa chọn điều trị tốt nhất cho ADHD.
Sự thật: Trẻ mắc rối loạn giảm tập trung thường được điều trị bằng thuốc, tuy nhiên đây có thể vẫn chưa là lựa chọn tốt nhất cho trẻ. Ngoài thuốc, các phương pháp điều trị hiệu quả cho ADHD có thể kể đến như: giáo dục, liệu pháp hành vi, hỗ trợ tại nhà và trường học, tập thể dục và chế độ dinh dưỡng hợp lý.
5. Đó là hành vi bình thường của trẻ hay là biểu hiện của ADHD?
Đôi khi rất khó phân biệt giữa hành vi ADHD và hành vi bình thường của trẻ. Có những lúc cha mẹ và giáo viên nhận thấy các dấu hiệu của ADHD khi trẻ còn rất nhỏ. Tuy nhiên, có những trẻ nhỏ thường mất tập trung, bồn chồn, thiếu kiên nhẫn hoặc bốc đồng nhưng không phải bị ADHD mà là do sự chú ý, hoạt động và tự chủ của trẻ sẽ phát triển từng chút một khi trẻ lớn lên. Trẻ em thường học những kỹ năng này với sự giúp đỡ của cha mẹ và giáo viên.
Do đó, nếu bạn chỉ phát hiện trẻ có một vài dấu hiệu và chỉ xuất hiện trong một số trường hợp, thì có thể đó không phải là ADHD. Mặt khác, nếu trẻ có một số triệu chứng ADHD và xuất hiện trong mọi tình huống — ở nhà, ở trường và khi vui chơi — thì đó là lúc cần xem xét kỹ hơn. (Xem thêm về dấu hiệu, triệu chứng và cách chẩn đoán trẻ ADHD ở đây).
6. Các biện pháp điều trị bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)
Trẻ bị ADHD cần được hỗ trợ điều trị sớm bằng cách sử dụng thuốc dưới sự chỉ định của bác sĩ, áp dụng tâm lý trị liệu.
Cha mẹ chịu khó điều chỉnh cảm xúc để giúp con kiểm soát và giảm những biểu hiện ADHD bằng cách:
Tạo không gian yên tĩnh,
- Đưa mệnh lệnh, yêu cầu rõ ràng, ngắn gọn.
- Chia nhỏ nhiệm vụ, kiểm soát chặt chẽ và nhắc nhở.
- Thiết kế một số các hoạt động sử dụng năng lượng, các trò chơi tĩnh, áp dụng phương pháp tâm vận động (giúp trẻ biểu lộ cảm xúc thông qua việc vận động cơ thể, kích thích những kỹ năng và ý thức của trẻ thông qua các hoạt động tự ý mà không tác động bằng ngôn ngữ), điều hòa cảm giác (sử dụng các bài tập đặc biệt về cảm giác xúc giác, thị giác, thính giác, mùi vị, sờ, thăng bằng để điều chỉnh các hành vi bất thường của trẻ)
- Giảm thức ăn và đồ uống chứa nhiều chất kích thích, tăng vitamin, khoáng chất
- Cho trẻ ngủ đủ giấc, vì giấc ngủ của trẻ rất quan trọng cho việc tập trung chú ý, nhận thức, trí nhớ, hành vi và cảm xúc.
7, Cách phòng ngừa hội chứng ADHD:
- Không để trẻ bị chấn thương đầu hay bị nhiễm trùng thần kinh trung ương.
- Không cho trẻ tiếp xúc với kim loại nặng (chì) .
- Phụ nữ trong thời kỳ mang thai không được hút thuốc, uống rượu, sử dụng các chất kích thích
Xét nghiệm gen
- để tìm kiếm những nguy cơ làm tăng ADHD.
8, Tìm hiểu nguy cơ ADHD di truyền
- Phát hiện bất kỳ đột biến gây bệnh hoặc có khả năng gây bệnh liên quan đến ADHD.
- Đánh giá chỉ số nguy cơ mắc ADHD: điểm số đa gen sẽ chỉ ra mức tăng nguy cơ mắc ADHD của một người.
- Kiến thức chuyên sâu về nguyên nhân liên quan đến gen ảnh hưởng đến ADHD.
- Thông tin giúp bạn đưa ra các quyết định y tế và điều chỉnh lối sống, cũng như các phương pháp điều trị ADHD.
- Xem xét các khuyến nghị cá nhân hóa.
Mặc dù ADHD là một rối loạn phát triển thần kinh, không được coi là khuyết tật trí tuệ nhưng sẽ là rào cản đối với sự phát triển về nhân cách của trẻ sau này. Trẻ em cần sự quan tâm và yêu thương của bố mẹ để phát triển một cách toàn diện. Nếu chẳng may bé cưng nhà bạn mắc chứng tăng động giảm chú ý thì hãy bình tĩnh và dành thời gian để trang bị những kiến thức về căn bệnh cũng như các phương pháp điều trị trên để cùng con vượt qua nhé.
Dịch vụ giải mã gen G-ADHD:
Tìm hiểu nguy cơ rối loạn tăng động giảm chú ý di truyền tại:
http://bit.ly/G-ADHD
Liên hệ ngay hotline:
1900 599 927
để được tư vấn chính xác nhất.
Nguồn tham khảo:
- https://kidshealth.org/en/parents/adhd.html
- https://www.helpguide.org/articles/add-adhd/attention-deficit-disorder-adhd-in-children.htm
- https://www.nhs.uk/conditions/attention-deficit-hyperactivity-disorder-adhd/causes