Trẻ ADHD không được điều trị sẽ như thế nào?

Chúng ta cần biết rằng dù rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) là một bệnh, nhưng nó không ảnh hưởng đến trí thông minh hay tài năng.
Mỹ Hạnh
Tác giả bài viết: Mỹ Hạnh.06/04/2021

Có phải bạn đã từng thắc mắc những câu hỏi sau? “Liệu rằng rối loạn tăng động giảm chú ý có đem lại tác động tốt và tích cực nào cho con tôi không? Có bắt buộc phải điều trị? Nếu không được điều trị thì con tôi sẽ gặp phải những tác động xấu gì?”. Bài viết sau sẽ giải đáp phần nào những thắc mắc trên của bạn!

Chúng ta cần biết rằng dù rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) là một bệnh, nhưng nó không ảnh hưởng đến trí thông minh hay tài năng. Do đó ngoài những tác động có hại, ADHD cũng mang đến những tác động tích cực như sau:

- Sáng tạo: trẻ ADHD có thể có khả năng sáng tạo và trí tưởng tượng tuyệt vời. Một trẻ hay mơ mộng và có 10 suy nghĩ khác nhau cùng lúc có thể trở thành một chuyên gia giải quyết vấn đề hoặc một nghệ sĩ. Dù trẻ ADHD dễ bị phân tâm, nhưng đôi khi chúng nhận thấy những gì mà người khác không nhìn thấy.

- Sự linh động và uyển chuyển: trẻ ADHD cân nhắc nhiều lựa chọn cùng một lúc, nên chúng rất linh động và dễ tiếp thu các ý tưởng khác nhau.

- Sự nhiệt tình và tự phát: ADHD khiến trẻ hiếm khi buồn chán! Trẻ quan tâm đến nhiều thứ khác nhau và rất sôi nổi. Tóm lại, nếu trẻ không làm bạn bực tức thì bạn sẽ rất vui khi ở bên chúng.

- Dồi dào năng lượng: khi trẻ ADHD có động lực, chúng sẽ thực hiện rất chăm chỉ và phấn đấu để đạt được thành công. Sẽ khó làm xao nhãng trẻ khỏi một nhiệm vụ mà trẻ yêu thích, đặc biệt nếu hoạt động đó mang tính tương tác hoặc thực hành.

Tuy có tác động tích cực là thế nhưng sự tích cực trên chỉ thỉnh thoảng xảy ra, và ADHD thường khiến trẻ thiên về hướng tiêu cực hơn. Sau đây chúng ta sẽ điểm qua các tác hại của ADHD không được điều trị ở từng nhóm tuổi. Mỗi một nhóm tuổi sẽ có đặc trưng riêng.

1. ADHD ở trẻ nhỏ

Trẻ nhỏ ADHD không được điều trị sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn ở nhà và ở trường học.

Trẻ sẽ khó tập trung và chú ý vào bài giảng, thậm chí chúng không học được tất cả những gì đã được dạy. Điều đó khiến trẻ bị tụt lại phía dưới trong bảng xếp hạng và thành tích học tập không tốt.

Ngoài ra, trẻ ADHD gặp khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc, dễ tranh chấp và cãi vã. Trẻ có thể không biết cách chia sẻ đồ chơi, kết giao bạn bè hoặc cư xử phù hợp. Lâu dần, trẻ không có bạn bè hoặc không thể duy trì mối quan hệ với bạn bè là điều tất yếu.

Ngoài ra, việc giải quyết vấn đề trên ở trẻ ADHD lại càng khó khăn hơn khi nhiều nghiên cứu thấy rằng trẻ ADHD không điều trị có lòng tự trọng thấp hơn hoặc trầm cảm.

Hơn thế nữa, trẻ nhỏ ADHD thường hay tăng động và bốc đồng, hay leo trèo nghịch phá. Vì vậy, chúng dễ bị chấn thương. Nghiên cứu cho thấy trẻ ADHD không được điều trị thường phải nhập cấp cứu sau chấn thương.

Trẻ ADHD không được điều trị sẽ như thế nào?

(Ảnh: https://childmind.org/article/adhd-in-teenagers/)

2. ADHD ở trẻ thanh thiếu niên

Nếu không được trị liệu, trẻ thanh thiếu niên mắc ADHD đã học kém trong nhiều năm sẽ càng khó bắt kịp chương trình học, vì vậy thành tích kém lại tiếp tục diễn ra. Dù là trẻ đã học hết tiểu học đi nữa, thì chúng cũng có thể gặp khó khăn khi theo học tiếp trung học, nơi mà lượng kiến thức cần học nhiều hơn và khó hơn.

ADHD cũng gây khó khăn cho những trẻ này trong việc xây dựng các mối quan hệ. Chúng có thể không có nhiều bạn và khó hẹn hò. Vấn đề mâu thuẫn, không hòa hợp với cha mẹ của những trẻ này cũng thường xảy ra.

Trẻ ADHD nhóm tuổi này nếu sống một mình có thể làm tăng nguy cơ trẻ tham gia vào các hành vi nguy hiểm, bao gồm:

● Uống rượu

● Hút thuốc lá

● Sử dụng chất kích thích

● Quan hệ tình dục không lành mạnh

Bên cạnh đó, các thống kê của thanh thiếu niên ADHD không được điều trị cho thấy rằng tần suất tai nạn giao thông cao hơn so với các bạn cùng lứa tuổi sau khi chúng đủ tuổi có giấy phép lái xe, . 

Trong khi đó ở các bé gái mắc ADHD không được điều trị, rối loạn ăn uống là vấn đề khá phổ biến và dường như có liên quan đến rối loạn trầm cảm.

Trẻ ADHD không được điều trị sẽ như thế nào?

(Nguồn ảnh: https://www.helpguide.org/articles/add-adhd/managing-adult-adhd-attention-deficit-disorder.htm)

3. ADHD ở người trưởng thành

Mặc dù một số triệu chứng có thể mất dần theo tuổi, nhưng ADHD có thể là một vấn đề mà người bệnh phải đối mặt suốt đời. Nếu không điều trị, họ sẽ gặp khó khăn trong vấn đề việc làm. Ngay cả khi họ kiếm được một công việc thì cũng cần rất nhiều sự nổ lực để giữ được nó. 

Những khó khăn trong công việc của người ADHD bao gồm:

  • Đi làm đúng giờ
  • Hoàn thành công việc theo thời hạn đã định
  • Làm việc có tổ chức kỷ luật
  • Hòa đồng với đồng nghiệp
  • Chấp nhận những lời chỉ trích, phê bình.

Tương tự như hai nhóm tuổi trên, họ cũng gặp vấn đề trong các mối quan hệ xã hội. Họ có thể quá xúc động, dễ tranh luận với người khác, khó tiếp thu và lắng nghe, tỷ lệ ly hôn cao hơn, dễ bị trầm cảm hoặc lòng tự trọng thấp.

Người trưởng thành cũng dễ tham gia vào những hành vi nguy hiểm như uống rượu, hút thuốc, lạm dụng ma túy, … Vi phạm pháp luật ở nhóm tuổi này cũng là vấn đề đáng ngại. Nghiên cứu cho thấy 25% - 40% người trong tù bị ADHD - nhiều người trong đó không được chẩn đoán và không điều trị. Nghiên cứu tương tự cũng cho thấy nếu họ được điều trị ADHD, hành động khiến họ phải ngồi tù có thể đã không xảy ra.

Tóm lại, người bệnh ADHD không được điều trị đúng cách sẽ gặp nhiều khó khăn trong suốt cuộc đời, không những vấn đề thành tích không tốt, mà trong cả các mối quan hệ xã hội và nhiều khía cạnh khác của cuộc sống - dù bất cứ độ tuổi nào đi nữa! Do đó, tầm soát, chẩn đoán và điều trị ADHD ngay từ khi nghi ngờ rất quan trọng. Cha mẹ cần lưu ý những đặc điểm của con mình và đưa trẻ đi khám ngay khi có dấu hiệu của ADHD!

Dịch vụ giải mã gen G-ADHD:

Tìm hiểu nguy cơ rối loạn tăng động giảm chú ý di truyền tại: http://bit.ly/G-ADHD

Liên hệ ngay hotline: 1900 599 927 để được tư vấn chính xác nhất.

Nguồn tham khảo nội dung:

  1. https://www.webmd.com/add-adhd/childhood-adhd/risks-of-untreated-adhd
  2. https://www.helpguide.org/articles/add-adhd/attention-deficit-disorder-adhd-in-children.htm

Tham Khảo Thêm:

Chia sẻ bài viết
Chia sẻ lên Facebook

Chăm sóc khách hàng

Để lại thông tin, Genetica® sẽ liên hệ trong vòng 24h.
Số điện thoại

Tổng đài hỗ trợ: 1900 599 927

Ứng dụng Genetica
Hơn 1000 báo cáo chuyên sâu về bạn
ngay trong lòng bàn tay
Tải ứng dụng ngay
1/3