Dinh dưỡng và sự phát triển thể chất của trẻ
Vấn đề về sức khỏe và sự phát triển thể chất, tinh thần của trẻ luôn là mối quan tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh, gia đình và xã hội. Đã có rất nhiều nghiên cứu của các chuyên gia trên khắp thế giới về vấn đề này. Trong số đó, một phân tích toàn cầu mới do Đại học Imperial College London dẫn đầu, được công bố trên tạp chí The Lancet , đã đánh giá chiều cao và cân nặng của trẻ em và thanh thiếu niên trong độ tuổi đi học trên toàn thế giới.
Dinh dưỡng cho bé
Nhóm nghiên cứu giải thích kết quả phân tích cho thấy, ở nhiều quốc gia, trẻ em ở độ tuổi 5 tuổi có chiều cao và cân nặng nằm trong ngưỡng khỏe mạnh do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) quy định. Tuy nhiên, sau độ tuổi này, trẻ em ở một số quốc gia có tốc độ tăng chiều cao quá nhỏ và tăng cân quá mức so với tiềm năng phát triển khỏe mạnh.
Nguyên nhân quan trọng nhất của việc này là do thiếu dinh dưỡng và môi trường sống trong những năm học vì cả việc tăng chiều cao và cân nặng đều liên quan mật thiết đến chất lượng khẩu phần ăn của trẻ. Thiếu dinh dưỡng không có nghĩa là trẻ không được cung cấp đầy đủ đồ ăn thức uống mà nó có thể là tỷ lệ thành phần các chất đưa vào cơ thể (chất đạm, chất đường, béo, vitamin, khoáng chất) không cân đối, không phù hợp với nhu cầu của từng trẻ.
Ngày nay, gần một trong số bốn trẻ em và thiếu niên ở các nước phát triển bị thừa cân hoặc béo phì. Số cân tăng thêm đó khiến trẻ có nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm bệnh tiểu đường, bệnh tim và hen suyễn, rối loạn chuyển hóa. Béo phì ở trẻ em cũng gây ảnh hưởng nặng nề. Trẻ em thừa cân thường gặp khó khăn khi theo kịp những trẻ khác và tham gia các hoạt động, thể thao. Tình trạng còi cọc, suy dinh dưỡng dẫn tới dễ mắc các bệnh lý nhiễm trùng, chậm phát triển về thể chất, trí tuệ.
Tham khảo thêm:
- Chỉ số IQ và EQ là gì? IQ và EQ có phải do di truyền?
- Tính kỷ luật là gì? có phải do gen di truyền từ bố mẹ?
- Gen di truyền (ADN) là gì? Những lợi ích của xét nghiệm đột biến gen
Là cha mẹ hay người lớn khi nhìn thấy những đứa trẻ có hai má đầy đặn, đôi bàn tay bàn chân mũm mĩm đều cảm thấy thích thú. Tuy nhiên, đối với một số trẻ, sự “mũm mĩm” đó có thể trở thành mối lo ngại tiềm tàng về sức khỏe ẩn đằng sau sự đáng yêu. Nhiều khi bố mẹ lo lắng khi thấy con mình có vẻ hơi gầy so với trẻ cùng trang lứa nhưng bác sĩ lại cam đoan điều đó chẳng không ảnh hưởng gì đến sức khỏe hay sự phát triển của trẻ cả.
Tại sao lại như vậy? Nguyên nhân của những khác biệt này do đâu?
Câu trả lời là do sự chi phối của kiểu gen và sự tác động của môi trường sống, lối sống.
Các gen di truyền quy định khả năng hấp thu và chuyển hóa các chất trong cơ thể.
Ví dụ: Khi trẻ mang các biến đổi bất lợi trong gen FTO, ADIPOQ khiến khả năng chuyển hóa chất bột đường bẩm sinh thấp có thể dẫn tới việc tích lũy thành mỡ cao, gây ra các vấn đề béo phì, rối loạn chuyển hóa. Nếu trẻ có kiểu gen BCMO1, CYP26B1 mang biến đổi khiến cơ thể cần lượng vitamin A cao nghĩa là chúng ta cần bổ sung nhiều loại thực phẩm chứa vitamin A hơn cho trẻ.
Vitamin A hỗ trợ sự biệt hóa và hoạt động bình thường của màng kết mạc và giác mạc. Vitamin A cũng hỗ trợ sự phát triển và biệt hóa tế bào, nó đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành và duy trì hoạt động bình thường của tim, phổi, thận và các cơ quan khác) và có thể dẫn tới các vấn đề nếu thiếu như giảm thị lực và các chức năng khác mà nó tác động…
Một khi chúng ta biết được nhu cầu bẩm sinh của một đứa trẻ. Việc suy nghĩ chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho con sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Đặc biệt còn có thể tạo thói quen ăn uống phù hợp kiểu gen, phòng tránh nguy cơ sức khỏe do thiếu hụt chất dinh dưỡng khi trẻ trưởng thành.
Lối sống được nuôi dưỡng từ gia đình
Thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng có ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của trẻ bao gồm chế độ ăn, các loại thực phẩm trẻ đưa vào cơ thể, chế độ vận động, tập luyện thể thao.
Cơ thể mất cân bằng khi lượng dinh dưỡng đưa vào cao hơn hoặc thấp hơn lượng tiêu hao. Ví dụ: Khi cơ thể ít vận động, cần ít năng lượng nhưng lại được cung cấp quá nhiều chất bột đường (vượt quá nhu cầu), chúng sẽ được tích lũy thành dạng mỡ dự trữ, gây béo phì, tăng mỡ máu…
Nhiều nghiên cứu còn cho thấy tiêu thụ nhiều đường có thể làm tăng các tình trạng phản ứng viêm, chế độ ăn nhiều chất béo, thiếu các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu...dẫn tới suy giảm miễn dịch, chậm phát triển. Ngược lại, nếu cung cấp không đủ (khi hoạt động mạnh và kéo dài, mới ốm dậy…) cơ thể không có nguyên liệu để tổng hợp, xây dựng các tế bào và phát triển, dễ dẫn tới tình trạng còi cọc, yếu ớt …
Ngoài ra, nếu trẻ có thói quen ít vận động, điều này sẽ kéo theo nhiều vấn đề về sức khỏe như: giảm sự linh hoạt, giảm phát triển chiều cao, suy giảm hệ miễn dịch. Việc vận động, chơi các trò chơi, các môn thể thao như cầu lông, bóng bàn, bóng rổ, múa, chạy nhảy...giúp trẻ linh hoạt, phát triển hệ cơ xương khớp, tăng chiều cao, khi này nhu cầu dinh dưỡng tăng nhiều.
Do đó để đáp ứng đầy đủ nhu cầu các chất dinh dưỡng cho cơ thể và hỗ trợ trẻ phát triển tốt nhất, thì chúng ta cần hiểu về nhu cầu này của cơ thể trẻ. Bạn có thể tìm hiểu về khả năng chuyển hóa và nhu cầu các chất của cơ thể qua xét nghiệm giải mã gen.
Làm thế nào để hỗ trợ con tốt nhất?
Có rất nhiều điều khác liên quan đến “yếu tố bên ngoài” mà bạn có thể làm để giúp con mình.
Việc chẩn đoán các vấn đề về cân nặng và béo phì càng sớm càng tốt có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý nghiêm trọng của con bạn khi chúng lớn lên. Và bằng cách thu hút sự tham gia của cả gia đình, bạn có thể làm giảm thiểu nguy cơ bất lợi của các vấn đề về cân nặng và béo phì, tăng cường sức khỏe thể chất và tinh thần của con bạn, đồng thời giúp trẻ thiết lập mối quan hệ lành mạnh với thực phẩm sẽ tồn tại suốt đời. Dù cân nặng của con bạn như thế nào, hãy cho chúng biết rằng bạn yêu chúng và tất cả những gì bạn muốn làm là giúp chúng khỏe mạnh và hạnh phúc.
Các thói quen lành mạnh trước nhất sẽ bắt đầu ở nhà. Cách tốt nhất để chống lại hoặc ngăn ngừa các vấn đề về béo phì và cân nặng ở trẻ em là giúp cả gia đình khỏe mạnh hơn. Lựa chọn thực phẩm tốt hơn và trở nên năng động hơn sẽ có lợi cho tất cả mọi người, bất kể cân nặng.
Bạn cũng có thể tạo ra tác động lớn đến sức khỏe của con mình bằng cách tham gia vào những hoạt động nhỏ trong cuộc sống của chúng. Dành thời gian với con, nói về một ngày của chúng, chơi, đọc sách, nấu ăn để có những thay đổi tích cực.
Nếu con bạn thấy bạn ăn rau, thường xuyên tập thể dục và ít xem TV, thì rất có thể con bạn cũng sẽ làm như vậy.
Bạn ăn gì. Nói với con bạn về thức ăn lành mạnh trong khi ăn. Bạn có thể nói, “Mình đang ăn bông cải xanh với nước sốt. Bạn muốn ăn một miếng không? ”
Khi bạn nấu ăn: Nấu những món có lợi cho sức khỏe, hãy giao cho trẻ một việc phù hợp với lứa tuổi trong nhà bếp như nhặt rau, lấy giúp bạn dụng cụ... Nói với trẻ về những gì bạn đang làm và tại sao nó tốt cho cơ thể. Cho trẻ cùng mua sắm, lựa chọn thực phẩm và chuẩn bị bữa ăn. Bạn có thể dạy chúng về các loại thực phẩm khác nhau và cách đọc nhãn thực phẩm.
Chuẩn bị sẵn đồ ăn nhẹ lành mạnh: Chuẩn bị sẵn nhiều trái cây, rau và đồ uống lành mạnh (nước, sữa, nước ép trái cây nguyên chất) để trẻ tránh những món ăn vặt không lành mạnh như soda, khoai tây chiên và bánh quy… Cách bạn vận động: bạn có thể làm một vài động tác thư giãn trong khi làm việc hoặc di chuyển, tập thể dục thường xuyên đều đặn và rủ trẻ làm cùng mình.
Thời gian rảnh của bạn: Tránh xem tivi hoặc sử dụng máy tính quá nhiều. Trẻ em sẽ ít bật màn hình hơn nếu chúng đang tắt và bạn đang làm điều gì đó mà chúng có thể tham gia.
Nguồn tham khảo:
- https://www.sciencedaily.com/releases/2020/11/201105183840.htm
Xem Thêm: