Tính kỷ luật là gì? Có phải do gen di truyền từ bố mẹ?
Tìm hiểu xem con có phải là người có tính kỷ luật cao hay không thông qua dịch vụ xét nghiệm gen di truyền cho trẻ. Tính kỷ luật là một trong 5 đặc điểm tính cách của lý thuyết Big Five. Nếu trẻ thường thích làm theo kế hoạch hơn là hành động tự phát, biết dọn dẹp và sắp xếp đồ đạc trong phòng, phụ giúp cha mẹ công việc nhà, biết xin phép và đi về đúng giờ… thì đây chính là biểu hiện trẻ có tính kỷ luật.
1, Tính kỷ luật là gì?
Tính kỷ luật là một trong năm đặc điểm tính cách của lý thuyết tính cách Big Five. Một người có điểm kỷ luật cao thường có mức độ cam kết cao. Những cá nhân này thích làm theo một kế hoạch, hơn là hành động tự phát. Sự kiên trì và một kế hoạch bài bản giúp họ dễ thành công trong nghề nghiệp đã chọn.
Trong bài kiểm tra nghề nghiệp, các cá nhân có mức độ kỷ luật cao sẽ rất giỏi trong việc đặt ra các mục tiêu xa. Họ sẽ lên kế hoạch, cố gắng vượt qua trở ngại và làm việc nhất quán để đạt được mục tiêu ấy. Người có kỷ luật thường được xem là một người có trách nhiệm và đáng tin cậy.
Trong bài kiểm tra tính cách, họ rất cầu toàn và thậm chí nghiện công việc. Tuy nhiên, những người có kỷ luật có thể khá nhàm chán và không linh hoạt. Điểm số cao về tính kỷ luật có mối liên hệ mật thiết với sự thành công, vì họ thường đáng tin cậy, có tổ chức, luôn kiên trì và đảm bảo hoàn thành các mục tiêu đã đặt ra.
Bên cạnh đó, đặc điểm tính cách kỷ luật còn liên quan đến hiệu suất công việc trong các loại nghề nghiệp khác nhau. Tính kỷ luật còn đóng vai trò chính trong sức khỏe. Cụ thể, mức độ kỷ luật thấp (hoặc mức độ không kiểm soát cao) có liên quan chặt chẽ đến việc sử dụng rượu.
Ảnh hưởng di truyền đóng vai trò đáng kể trong nguyên nhân hình thành tính kỷ luật, khoảng một nửa sự khác biệt về tính kỷ luật giữa người với người là do sự khác biệt về di truyền. Gen ADH1A (alcohol dehydrogenase loại 1A) có liên quan đến sự phụ thuộc thuốc và sự thay đổi tính cách. Một biến thể trong gen ADH1A có liên quan đến tính kỷ luật. Hai gen khác bao gồm 5-HTTLPR (một chất vận chuyển serotonin) và MAOA (monoamine oxidase A) cũng có liên quan đến tính kỉ luật.
2, Tính kỷ luật có di truyền không?
Chi Hua Chen (Nhà nghiên cứu tại Đại học California, San Diego) cùng với nhóm nghiên cứu của mình đã dựa trên 140.000 mẫu di truyền ước tính rằng, khoảng 50% tính cách của mỗi người là do gen di truyền. Trước đây, kỷ luật thường được xem là một loại tính cách và có được nhờ giáo dục.
Ngày nay, với những bước tiến vượt bậc của công nghệ xét nghiệm gen di truyền, chúng ta biết thêm rằng tính kỷ luật còn do di truyền chi phối. Tuy nhiên, tính cách không có một kiểu gen di truyền nhất định mà dựa trên hàng ngàn biến thể gen phổ biến (đa hình) kết hợp và ảnh hưởng đến các đặc điểm tính cách của mỗi người.
Những sửa đổi DNA khác - không làm thay đổi trình tự DNA (thay đổi biểu sinh) cũng có khả năng góp phần vào tính cách. Vì thế, tính kỷ luật vừa chịu tác động từ môi trường ngoài vừa ảnh hưởng bởi gen di truyền. Qua đó có thể thấy rằng, gen đóng vai trò lớn trong việc xác định tâm lý, cách tiếp cận và xu hướng kiểm soát cảm xúc, hành vi ở trẻ.
3, Làm thế nào để rèn tính kỉ luật cho trẻ?
Việc xét nghiệm DNA đã chỉ ra vai trò lớn của gen BDNF - liên quan đến các vùng não quan trọng quyết định việc học, trí nhớ dài hạn và tư duy nâng cao. Gen BDNF còn ảnh hưởng đến hành vi, nhân cách của trẻ, giúp trẻ tiếp thu kiến thức mới dễ dàng, hạnh phúc khi được làm điều mình thích. Đây cũng chính là tiền đề hình thành nên tính kỉ luật.
Đối với sự phát triển của trẻ, điều quan trọng nhất vẫn là môi trường giáo dục trong gia đình. Trẻ có tính kỷ luật thường rất thích học và bắt chước cách cư xử của những người xung quanh - nhất là cha mẹ. Nếu trẻ có biểu hiện kỷ luật từ sớm thì cha mẹ cần tập lối sống kỉ luật cho trẻ noi gương. Môi trường sẽ tác động trực tiếp đến tính cách của trẻ trong quá trình trưởng thành.
Hướng dẫn và dạy cho trẻ biết tự giác giữ kỷ luật từ sớm với những điều nhỏ hàng ngày như:
- Đặt ra giới hạn cho con và giữ vững sự kiên định của mình.
- Giải thích từ tốn, cặn kẽ đủ lý lẽ cho trẻ tâm phục khẩu phục với mỗi sai phạm
- Khuyến khích, tán thưởng khi trẻ có cư xử tốt.
- Nghiêm túc nhưng không độc đoán khi xử phạt trẻ.
- Làm gương trong từng lời ăn tiếng nói hành động.
- Dạy con bằng phương pháp Time-out: nếu con quấy khóc, bướng bỉnh thì phạt con ngồi/đứng yên trong một góc nhà cho con bình tĩnh, sau đó giải thích về hành vi của con. Số phút bị phạt bằng số tuổi của con.
4, Tại sao không nên dùng đòn roi, trừng phạt để rèn kỷ luật cho trẻ:
Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, các hình thức trừng phạt bằng đòn roi, la hét và chửi mắng đều không hiệu quả trong việc điều chỉnh hành vi mà còn có nguy cơ gây tổn hại đến sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ.
- Đòn roi sẽ gia tăng sự hung hăng và tức giận của trẻ. Chúng cũng có thể dễ đánh người khác hơn khi không đạt được điều mình muốn.
- Hình phạt thể chất có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của não ở trẻ.
- Trừng phạt bằng lời nói có thể khiến trẻ tổn thương về tinh thần, có những hành vi sai trái và có các triệu chứng trầm cảm.
Rèn tính kỷ luật là một trong những kỹ năng cần thiết cho tương lai trẻ. Các bậc cha mẹ trước hết phải xác định thực chất những biến thể nào đang tồn tại trong cơ thể con để chủ động lựa chọn những phương án tiếp cận, giáo dục phù hợp.
Trẻ có tính kỷ luật và tự giác cao sẽ biết kiên trì, hoàn thành mục tiêu tự đề ra, trở thành người đáng tin cậy với mọi người xung quanh. Genetica® hân hạnh được đồng hành cùng bạn trên con đường khám phá và bồi đắp tương lai con trẻ, giúp trẻ tự tin với hành trang bước vào đời.