Làm sao dự phòng và phát hiện sớm trẻ bị thiếu sắt?

Sắt là vi chất rất quan trọng cho cơ thể trẻ. Ngoài việc tăng cường tạo máu, sắt còn có vai trò hỗ trợ hệ miễn dịch, giúp cơ thể con bạn phát triển khỏe mạnh, tránh sự tấn công của virus, vi khuẩn.
12/05/2021

Sắt là vi chất rất quan trọng cho cơ thể trẻ. Ngoài việc tăng cường tạo máu, sắt còn có vai trò hỗ trợ hệ miễn dịch, giúp cơ thể con bạn phát triển khỏe mạnh, tránh sự tấn công của virus, vi khuẩn. Việc dự phòng và tầm soát để phát hiện sớm thiếu sắt là cực kỳ quan trọng đối với từng gia đình để đảm bảo con bạn phát triển tốt nhất.

Làm sao dự phòng và phát hiện sớm trẻ bị thiếu sắt?

Dự phòng thiếu máu thiếu sắt cho trẻ

Ngày nay, nhờ phương pháp dự phòng thiếu sắt được triển khai trên diện rộng, từ các chị em mang thai cho đến mẹ bỉm sữa có thể dễ dàng tiếp cận, tỉ lệ thiếu máu thiếu sắt đã giảm đáng kể trên trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. 

Theo đó, dự phòng ngay trong thai kỳ bằng cách cho mẹ uống bổ sung chất sắt. Khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, ngay khi phát hiện mang thai, mẹ bầu nên uống 1 viên sắt mỗi ngày và kéo dài đến sau sinh 1 tháng (1 viên chứa 60mg sắt và 40 mcg acid folic), đồng thời ăn nhiều thực phẩm bổ sung sắt và dinh dưỡng khác.

Riêng với trẻ thiếu tháng, đa thai (sinh đôi), suy dinh dưỡng bào thai thuộc nhóm trẻ nguy cơ cao, sẽ cần được theo dõi và cung cấp sắt sau 1 tháng tuổi và cho đến khi trẻ 12 tháng tuổi (2mg/kg, tối đa 15mg).

Chế độ ăn đủ sắt: trong những tháng đầu, mẹ cung cấp sắt qua sữa mẹ dưới dạng dễ hấp thu hơn rất nhiều lần so với sữa công nghiệp. Sau đó khi trẻ ăn dặm nên chọn thực phẩm phong phú giàu dinh dưỡng (thịt, cá,..) hoặc bột ăn dặm tích hợp dinh dưỡng, thay cho các dạng bột ăn dặm chỉ chứa tinh bột. 

Với trẻ đã qua tuổi ăn dặm (6 tháng trở lên), dinh dưỡng nên được bổ sung chính bằng thực phẩm chứ không dựa hoàn toàn vào sữa. Cho trẻ ăn nhiều thực phẩm có vitamin C, ngũ cốc thêm sắt và thịt xay để tăng hấp thu sắt. Cần nhớ rằng, sắt dễ hấp thu khi ăn cùng các thực phẩm tính acid như nước trái cây, vitamin C (sữa có tính kiềm nên không tăng hấp thu sắt và sữa cũng không phải nguồn chứa sắt dồi dào), và sắt động vật (từ thịt) sẽ dễ hấp thu hơn sắt từ thực vật.

Nếu con bạn bé hơn 1 tuổi và không được bú mẹ hoặc chỉ bú mẹ một phần, bạn nên chọn sữa công nghiệp có ít nhất 12 mg sắt/ lít sữa và bổ sung thức ăn như trên.

Với trẻ từ 1-5 tuổi, không nên dùng trên 600ml sữa/ ngày, cần cho trẻ ăn ít nhất 3 bữa ăn có bổ sung sắt (tinh bột, ngũ cốc có thêm thịt xay, sắt).

 Làm sao dự phòng và phát hiện sớm trẻ bị thiếu sắt?

Có nên tầm soát thiếu sắt cho con?

Ở tất cả trẻ em, cần được đánh giá nguy cơ dinh dưỡng định kỳ mỗi tháng thứ 4, 18 và 24 và mỗi năm sau đó nhằm phát hiện sớm sự mất cân bằng dinh dưỡng, bác sĩ chỉ cần hỏi các câu hỏi theo bảng đánh giá và không cần lấy máu, khoảng thời gian từ 9 – 12 tháng tuổi.

Riêng với trẻ nguy cơ cao (sinh sớm, nhẹ cân, sinh đôi, suy dinh dưỡng) cần tầm soát thêm bằng xét nghiệm lúc 5- 18 tháng hoặc khi xác định có yếu tố nguy cơ.

Đối với nhóm trẻ thường xuyên bị nhiễm trùng, viêm mạn, rối loạn tiêu hóa, dinh dưỡng hạn chế: cần tầm soát với xét nghiệm khi trẻ 2- 5 tuổi.

Xét nghiệm tầm soát chỉ bao gồm tổng phân tích tế bào máu và ferritin.

TLTK:

  1.  https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/2405379/
  2. Sách giáo khoa Nhi khoa tập 1 của trường ĐH Y Dược TP.HCM
Chia sẻ bài viết
Chia sẻ lên Facebook

Chăm sóc khách hàng

Để lại thông tin, Genetica® sẽ liên hệ trong vòng 24h.
Số điện thoại

Tổng đài hỗ trợ: 1900 599 927

Ứng dụng Genetica
Hơn 1000 báo cáo chuyên sâu về bạn
ngay trong lòng bàn tay
Tải ứng dụng ngay
1/3