Làm sao để con bắt đầu ăn dặm thật suôn sẻ và nhiều niềm vui?
Thực đơn ăn dặm của trẻ cần đầy đủ 4 nhóm chất: chất bột đường (có trong gạo, ngô, khoai), chất đạm (có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu), chất béo (trong dầu ăn) và vitamin, khoáng chất (từ rau, củ, quả). Nhu cầu với mỗi nhóm chất sẽ khác nhau ở từng trẻ, do gen quyết định.
Tác giả bài viết: Thuận Nguyễn Hữu.09/11/2022

Trong 6 tháng đầu, sữa mẹ và/ hoặc sữa công thức có thể cung cấp trọn vẹn dinh dưỡng cho trẻ. Nhưng sau đó, với nhu cầu vận động tăng lên khi lẫy, lật, trườn, bò, trẻ cần nhiều năng lượng và chất dinh dưỡng từ nguồn thực phẩm đa dạng. Đây là lúc trẻ bước vào giai đoạn ăn dặm - bước đệm quan trọng để trẻ phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ cũng như hoàn thiện kỹ năng ăn uống. Dưới đây là 3 bí quyết giúp bố mẹ cùng con bắt đầu hành trình ăn dặm không nước mắt.

Khâu chuẩn bị cho bé tập ăn dặm rất quan trọng

Thực đơn ăn dặm của trẻ cần đầy đủ 4 nhóm chất: chất bột đường (có trong gạo, ngô, khoai), chất đạm (có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu), chất béo (trong dầu ăn) và vitamin, khoáng chất (từ rau, củ, quả). Nhu cầu với mỗi nhóm chất sẽ khác nhau ở từng trẻ, do gen quyết định. 

Cha mẹ nên ưu tiên sử dụng thức ăn tươi mới, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và rau, củ, quả theo mùa. Ngoài ra, không sử dụng bột ngọt và các thực phẩm chứa thành phần này khi cho trẻ ăn dặm. “Các chất có trong bột ngọt có thể làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường trong tương lai cho dù con bạn đã kiểm soát calo tiêu thụ hay nỗ lực duy trì lối sống lành mạnh. Nguy cơ này đặc biệt tăng cao ở trẻ có đột biến gen IRS1, một gen tham gia quá trình truyền tín hiệu insulin.” - Theo Bác sĩ Hà Thị Mỹ Hạnh - Chuyên gia tư vấn di truyền tại Genetica.

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần lưu ý khi lựa chọn đồ dùng, dụng cụ chế biến, bảo quản thực phẩm ăn dặm của bé. Nhiều nghiên cứu báo cáo nhựa BPA có liên quan tới bệnh lý tim mạch, tiểu đường, béo phì, ung thư, tổn thương não bộ ở trẻ em. Vì vậy, cha mẹ nên đựng thức ăn cho trẻ trong các vật dụng bằng thủy tinh, hoặc nhựa an toàn, không sử dụng bát, thìa, hộp đựng thực phẩm được làm từ nhựa BPA.

Chế biến món ăn dặm thơm ngon, đầy đủ dinh dưỡng

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị cách tốt nhất để chế biến đồ ăn dặm cho trẻ là hấp và luộc. Hai phương pháp này vừa hạn chế mất dưỡng chất trong thức ăn, vừa giữ được màu sắc đẹp mắt lại dễ thực hiện. “Ngoài ra, cha mẹ không nên nấu đồ ăn quá nhừ, mềm nhũn bởi nhóm vitamin tan trong nước như vitamin nhóm B, vitamin C sẽ bị mất đi khỏi đồ ăn. Ninh nhừ thịt, cá cũng làm thay đổi cấu trúc protein trong đồ ăn, protein bện chặt lại làm bé bị khó tiêu.” - Bác sĩ Hạnh cho biết.

Để kích thích bé ăn rau, cha mẹ cần tạo điều kiện để trẻ được tiếp cận một cách tích cực với nhóm thực phẩm này. Hai nguyên nhân chính khiến trẻ không thích ăn rau là: Bé ghét vị đắng của rau hoặc khả năng nhai của con chưa được hoàn thiện.

Mỗi bé có mức độ nhạy cảm với vị đắng khác nhau, được quy định bởi yếu tố gen. Để xác định mức độ cảm nhận vị đắng của bé nhà mình, cha mẹ có thể thực hiện giải mã gen để hiểu khẩu vị của con, cũng như nhu cầu chất dinh dưỡng. Từ đó, gia đình có thể lên một thực đơn ăn dặm dành riêng cho con, giúp quá trình ăn dặm vui vẻ và dễ dàng hơn. Ngoài ra, để con làm quen với ăn rau và hạn chế vị đắng, khi chế biến, cha mẹ có thể lựa chọn các loại rau ít đắng, ngọt tự nhiên như bí đỏ, bắp cải, cà rốt, rau mồng tơi. Khi nấu, cha mẹ có thể kết hợp thêm tôm, phô mai (nếu bé không bị dị ứng sản phẩm từ sữa bò) vào đồ ăn để tăng khẩu vị cho bé.

Làm sao để con bắt đầu ăn dặm thật suôn sẻ và nhiều niềm vui?

Trong trường hợp khả năng nhai nuốt của bé chưa được tốt, cha mẹ cố gắng nấu mềm hơn để kích thích bé dần quen với việc nhai đồ ăn.

Cho trẻ ăn dặm đúng cách và phù hợp

Để trẻ làm quen và bắt nhịp với chế độ ăn dặm, cha mẹ nên xây dựng thực đơn theo lứa tuổi và khả năng của con, tránh máy móc tuân theo sách vở hay người khác. Khi trẻ được 6 - 8 tháng, sữa vẫn là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính của bé. Tuy nhiên, cha mẹ nên bắt đầu cho bé tập ăn dặm, có thể là 2 - 3 bữa chính mỗi ngày. Trong giai đoạn này, thức ăn nên được chế biến lỏng và rây nhuyễn. Với trẻ từ 9 - 12 tháng tuổi, số bữa chính tăng lên 3 - 4 lần/ ngày và thức ăn cũng đặc, thô, lợn cợn hơn. Nếu sau bữa ăn trẻ vẫn đói, cha mẹ có thể cho bé bú thêm sữa. Sau 1 tuổi, trẻ có thể làm quen với cơm dẻo.

Mỗi bữa ăn của trẻ chỉ nên kéo dài 15 - 20 phút. Khi ăn quá lâu hoặc bị bắt ăn quá nhiều, bé dễ bị đầy bụng. Hậu quả là bé không còn thấy ngon miệng và ăn được ít hơn trong các bữa sau. Ngoài ra, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý không nên cho con uống sữa ngay sau khi ăn. Canxi trong sữa có thể ức chế cơ thể hấp thụ sắt từ thức ăn, dẫn đến gia tăng nguy cơ trẻ mắc thiếu máu sinh lý. Trẻ nên được uống sữa trước hoặc sau bữa ăn ít nhất 30 phút.

Cho con ăn dặm không khó, khi cha mẹ có sự chuẩn bị và thấu hiểu cơ thể con: nhu cầu dinh dưỡng, khả năng hấp thụ các chất và sự nhạy cảm của con về vị. Đồng hành cùng gia đình nhỏ trong giai đoạn ăn dặm, Genetica thiết kế riêng gói giải mã gen Baby Well giúp cha mẹ hiểu toàn bộ về con để có giai đoạn ăn dặm đầy niềm vui và trải nghiệm. 

Với hơn 200 gen được phân tích, cha mẹ có thể xây dựng thực đơn phù hợp với khả năng dinh dưỡng, giúp bé có đủ mọi dưỡng chất cần thiết để vững vàng trong những dấu mốc chập chững đầu đời. Đặc biệt, với gói Baby Well Plus, cha mẹ còn có thể khám phá thêm về tính cách, tiềm năng trí tuệ của con. 

Tìm hiểu thêm về Baby Well & Baby Well Plus tại: https://genetica.asia/products/babywell

Chia sẻ bài viết
Chia sẻ lên Facebook

Chăm sóc khách hàng

Để lại thông tin, Genetica® sẽ liên hệ trong vòng 24h.
Số điện thoại

Tổng đài hỗ trợ: 1900 599 927

Ứng dụng Genetica
Hơn 1000 báo cáo chuyên sâu về bạn
ngay trong lòng bàn tay
Tải ứng dụng ngay
1/3