Gen chi phối khẩu vị và có thể cả khuynh hướng sử dụng thức uống có cồn của bạn

Nghiên cứu cho thấy có hai biến thể gen ảnh hưởng đến cảm nhận của người tham gia về vị của thức uống có cồn. Điều này có thể quyết định phản ứng của một người khi uống ngụm bia, rượu vang hay rượu mạnh đầu tiên, theo một nghiên cứu được công bộ trong Alcoholism: Clinical and Experimental Research.
Bùi Thanh Nhân
Tác giả bài viết: Bùi Thanh Nhân.01/04/2020

Một nghiên cứu mới cho thấy không chỉ quy định vị giác, gen còn trả lời cho câu hỏi ai trong chúng ta sẽ không sử dụng thức uống có cồn và ai dễ có xu hướng nghiện hơn. 

John E. Hayes và các đồng sự tại đại học Pennsylvania State nghiên cứu mẫu di truyền của 93 người trưởng thành, cụ thể tập trung vào các gen được gọi là thụ thể vị đắng, quy định mức độ nhạy cảm của mỗi người với vị này. Sau đó, họ yêu cầu người tham gia nghiên cứu nếm và đánh giá các mẫu thức uống có cồn trong phòng thí nghiệm. 

Nghiên cứu cho thấy có hai biến thể gen ảnh hưởng đến cảm nhận của người tham gia về vị của thức uống có cồn. Điều này có thể quyết định phản ứng của một người khi uống ngụm bia, rượu vang hay rượu mạnh đầu tiên, theo một nghiên cứu được công bộ trong Alcoholism: Clinical and Experimental Research. 

"Một số người có nguy cơ nghiện rượu cao hơn vì có mức độ cảm nhận vị đắng thấp hơn, việc này lại xuất phát từ các khác biệt trong gen," Hayes chia sẻ với Reuters Health qua một cuộc phỏng vấn trên điện thoại. "Nếu bạn thấy một cái gì đó đắng hơn, bạn sẽ ít thích nó hơn, đây chính là giả định ban đầu chúng tôi đặt ra," Theo ông, các nghiên cứu trước đây cũng đã chứng minh rằng càng nhạy cảm với vị đắng bao nhiêu, người ta càng hạn chế tiêu thụ thức uống có cồn bấy nhiêu và ngược lại. 

Con người có khoảng 25 gen thụ thể vị đắng khác nhau, ông cho biết. Ở nghiên cứu này, ông tập trung vào 2 gen TAS2R13 và RAS2R38. Cả hai gen này đã được nghiên cứu làm tăng khuynh hướng sử dụng thức uống có cồn khi "bị bất hoạt" và giảm khuynh hướng này khi "được kích hoạt", Hayes chia sẻ. 

Kết quả nghiên cứu cho thấy nếu có mang một biến thể của gen vị đắng, người tham gia nghiên cứu sẽ đánh giá thức uống có cồn đắng hơn đến 25%, ông cho biết. Người không mang biến thể vị đắng của gen RAS2R38 tiêu thụ loại thức uống này thường xuyên gấp đôi người có mang biến thể. 

"Dù đóng góp phần nào, khuynh hướng bẩm sinh vẫn không phải là trọn vẹn số phận. Tác động của yếu tố môi trường cũng hết sức quan trọng." Hayes nhận định. 

"Một số người dù vẫn uống được loại thức uống này dễ dàng nhưng lại không uống vì lý do tôn giáo hay văn hóa. Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn thực phẩm tiêu thụ của chúng ta," Ông chia sẻ. Hayes nhấn mạnh rằng mỗi người vẫn có thể tự đưa ra quyết định dù mang các gen như thế nào. 

"Một số cá nhân có thể học cách vượt qua cảm giác khó chịu với vị đắng, và từ đó tiêu thụ nhiều thức uống có cồn hơn," ông cho biết, "trong khi những người khác dù không cảm thấy loại thức uống này đắng nhưng vẫn chọn không tiêu thụ vì vô vàn các lý do không liên quan đến cảm nhận vị giác”.

Tham khảo từ: https://www.reuters.com/article/us-alcohol-taste-genes/genes-influence-taste-and-possibly-use-of-alcohol-idUSKCN0HL23U20140926

Chia sẻ bài viết
Chia sẻ lên Facebook

Chăm sóc khách hàng

Để lại thông tin, Genetica® sẽ liên hệ trong vòng 24h.
Số điện thoại

Tổng đài hỗ trợ: 1900 599 927

Ứng dụng Genetica
Hơn 1000 báo cáo chuyên sâu về bạn
ngay trong lòng bàn tay
Tải ứng dụng ngay
1/3