Toán và bản đồ khiến bạn lo lắng? Thực ra có thể là do gen của bạn

Xác định các gen cụ thể của cảm giác lo lắng có thể giúp xác định những trẻ có nguy cơ lo lắng cao từ rất sớm, và sau đó can thiệp, hạn chế sự phát triển cảm giác này trong các điều kiện khác nhau.
Duyên Nguyễn
Tác giả bài viết: Duyên Nguyễn.06/04/2020

Theo một nghiên cứu mới của nhà khoa học từ trường Đại học Hoàng gia Luân Đôn, các gen trong cơ thể chúng ta có thể là nguyên nhân chính khiến chúng ta cảm thấy lo lắng khi phải đối mặt với các nhiệm vụ về không gian và toán học, như đọc bản đồ hoặc giải quyết các bài toán hình học.

Kỹ năng không gian rất quan trọng trong cuộc sống hàng ngày, từ sắp xếp vị trí đến kết hợp nội thất trong khoảng không gian của căn nhà, và cũng có liên quan đến sự thành công trong cách ngành nghề STEM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học). Tuy nhiên, mỗi người có sự khác nhau đáng kể về các kỹ năng này và các nhà khoa học nghi vấn rằng mức độ kỹ năng còn có thể chịu chi phối của cả sự lo lắng. Tương tự, nỗi lo lắng có thể làm suy giảm thành tích trong toán học ở trường và cản trở vận dụng kỹ năng này trong đời sống hàng ngày.

Theo dõi các yếu tố di truyền và môi trường mang nguy cơ tiềm ẩn sự lo lắng là bước đầu tiên, cần thiết trong việc xác định gen cụ thế khiến một vài người dễ lo lắng hơn những người khác. Nếu các gen và môi trường cùng góp phần vào một kiểu lo âu, chẳng hạn như lo lắng về không gian, khác với các kiểu lo lắng khác, như lo lắng về toán học, cần có các can thiệp khác nhau để cải thiện cảm giác này.

Trong nghiên cứu công bố trên Báo cáo khoa học, các nhà nghiên cứu đã đo lường mức độ lo lắng của một mẫu gồm hơn 1.400 cặp sinh đôi trong độ tuổi từ 19 đến 21 đến từ nguồn Nghiên cứu giai đoạn phát triển sớm của các cặp sinh đôi (TEDS).

Các nhà nghiên cứu đã xác định được một vài dạng của lo lắng: phổ biến, toán học; và đối với lo lắng không gian: sự điều hướng và xoay / hình dung.

Tất cả các dạng lo âu đều được quy định đáng kể bởi yếu tố di truyền, với DNA là lời lý giải cho hơn một phần ba sự khác biệt giữa từng người. Các yếu tố môi trường cá thể đã được phát hiện là nguyên nhân của phần còn lại trong sự khác biệt giữa những người mắc chứng lo âu không gian, đó là loại môi trường mà các cặp song sinh dù lớn lên trong cùng một gia đình cũng không chia sẻ với nhau, ví dụ như các loại hoạt động ngoại khóa khác nhau, giáo viên và bạn bè. Ví dụ về môi trường cá thể như lái xe, đạp xe hoặc chơi game trên máy tính có thể liên quan tương đối đế sự lo lắng về không gian.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những người lo lắng về sắp xếp vị trí không nhất thiết có lo âu về các bài tập xoay / trực quan hóa, chẳng hạn như hoàn thành một trò chơi ghép hình phức tạp. Điều tương tự cũng được phát hiện đối với toán học và sự lo lắng phổ biến, những người gặp phải lo lắng không gian cũng không nhất thiết có xu hướng phải lo lắng phổ biến hoặc lo lắng với các hoạt động liên quan đến STEM khác như toán học.

Các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy một sự khác biệt nhỏ nhưng đáng kể về giới tính trong số mẫu của họ, với nữ giới, mức độ lo lắng cao hơn nam giới trong tất cả các lĩnh vực kể trên. Các nhà nghiên cứu cho biết điều này có thể do nữ giới sẵn sàng thể hiện cảm giác lo lắng, hoặc lo lắng bởi nguyên nhân những định kiến rằng các môn học STEM chỉ "dành cho nam giới".

Margherita Malanchini từ Viện Tâm thần học, Tâm lý học và Khoa học thần kih (IoPPN) của Đại học Hoàng gia Luân Đôn cho biết: "Kết quả của nhóm nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm kiếm các gen cụ thể tham gia vào sự khác biệt trong cảm giác lo lắng của từng cá thể", vì họ cho rằng một số gen tương tự cũng đóng góp tạo ra cảm giác lo lắng đa lĩnh vực, nhưng hầu hết đều chuyên hóa cho từng lĩnh vực lo lắng cụ thể.

Xác định các gen cụ thể của cảm giác lo lắng có thể giúp xác định những trẻ có nguy cơ lo lắng cao từ rất sớm, và sau đó can thiệp, hạn chế sự phát triển cảm giác này trong các điều kiện khác nhau. Ví dụ, đối với trẻ em có nguy cơ di truyền cao hơn về lo lắng toán học, cần có tác động tăng cường động lực và cho trẻ thấy những phản hồi tích cực có thể giúp trẻ giảm lo lắng và tăng hiệu quả trong lĩnh vực đó.

Nguồn tham khảo: https://www.sciencedaily.com/releases/2017/02/170221101035.htm

Chia sẻ bài viết
Chia sẻ lên Facebook

Chăm sóc khách hàng

Để lại thông tin, Genetica® sẽ liên hệ trong vòng 24h.
Số điện thoại

Tổng đài hỗ trợ: 1900 599 927

Ứng dụng Genetica
Hơn 1000 báo cáo chuyên sâu về bạn
ngay trong lòng bàn tay
Tải ứng dụng ngay
1/3