Trẻ bị sốt? Nguyên nhân, biến chứng và những điều cần biết
Nhiệt độ cơ thể người là do quá trình chuyển hóa tạo ra và có thể thay đổi theo môi trường sống, thời gian trong ngày, hoạt động và tình trạng sức khỏe của cá nhân. Sự cân bằng thân nhiệt là điều kiện quan trọng cho sự hoạt động bình thường của các enzym tham gia vào chính quá trình chuyển hóa. Theo dõi nhiệt độ cơ thể giúp phát hiện ra sớm những thay đổi bất thường, để có hướng điều trị kịp thời.
1, Sốt là gì?
Sốt hay tăng thân nhiệt là hiện tượng rất thường gặp ở mọi đối tượng từ trẻ sơ sinh đến người trưởng thành hay người già. Sốt ở trẻ là vấn đề rất đáng lưu ý và cần được các bậc phụ huynh quan tâm. Đối với trẻ em, nếu đo nhiệt độ ở trực tràng (vùng hậu môn) từ 38 độ C trở lên hoặc đo nhiệt độ ở nách là 37,5 độ C trở lên có nghĩa là đang sốt.
Sốt được chia thành nhiều mức độ do sự ảnh hưởng khác nhau đến cơ thể, cho nên cần phải xem khung nhiệt độ của trẻ như thế nào để xử trí cho phù hợp chứ không thể tùy tiện dùng thuốc hạ sốt trong mọi trường hợp vì dễ gây ngộ độc thuốc ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ.
Cụ thể: 37,5 - 38,5 độ C với trẻ là sốt nhẹ; 38,5 - 39 độ C là sốt vừa; 39 - 40 độ C được xem là sốt cao; trên 40 độ C là sốt rất cao.
Sốt là phản ứng có lợi của hệ thống bảo vệ cơ thể với các tác nhân xâm nhập vào cơ thể, gọi là chất gây sốt. Sốt giúp cho cơ thể tiêu diệt tác nhân gây bệnh nhanh hơn, cũng như ức chế sự phát triển của một số tác nhân gây bệnh thường gặp như virus, vi khuẩn. Đây thuộc một phần trong quá trình phòng thủ tự nhiên của cơ thể chống lại nhiễm trùng.
2, Nguyên nhân gây sốt ở trẻ
Do nhiễm vi khuẩn và virus: một số bệnh thông thường gây sốt là viêm họng, viêm amiđan, viêm tai, sốt phát ban, nhiễm trùng đường tiểu, viêm da, mụn nhọt... Sốt cũng có thể là một trong những dấu hiệu của các bệnh nguy hiểm như: Viêm phổi, viêm phế quản, sốt rét, sốt xuất huyết, viêm màng não, viêm não, nhiễm khuẩn huyết...
- Sau khi tiêm chủng
- Tình trạng mọc răng (có thể do kích ứng lợi, dây thần kinh…)
- Mặc quá nhiều quần áo gây tăng sinh nhiệt và giảm quá trình thải nhiệt…
- Các nguyên nhân khác: bệnh tự miễn, các tổn thương của não….
3. Các biến chứng do sốt cao đối với trẻ:
Sốt là phản ứng bảo vệ cơ thể, tuy nhiên sốt cao kéo dài nếu không được xử lý đúng đắn và kịp thời có thể trở thành nguyên nhân dẫn đến một loạt biến chứng nguy hại cho sức khỏe của trẻ, điển hình như:
- Mất nước.
- Rối loạn điện giải (Na, K, Cl…)
- Co giật.
- Khó thở,nhịp tim nhịp thở tăng.
- Các tế bào của cơ thể tăng sử dụng oxy cho các hoạt động chuyển hóa, loại bỏ virus vi khuẩn và các nguyên nhân gây sốt
- Rối loạn tiêu hóa với các biểu hiện: biếng ăn, nôn, táo bón, giảm nhu động ruột, tiêu chảy..
- Mệt mỏi, quấy khóc, bỏ bú.
- Tổn thương não gây viêm não, xuất huyết não,...
- Giảm hồng cầu.
- Suy yếu cơ chế miễn dịch của cơ thể.
- Các tình trạng khác do nguyên nhân gây sốt: chảy dịch chảy mủ từ tai, ho, chảy nước mũi, đau đầu đau họng...
Do đó, nhận thức được đúng mức độ sốt là vô cùng quan trọng.
4. Những điều nên làm khi trẻ bị sốt:
- Đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám chính xác nguyên nhân, mức độ sốt, các tình trạng cơ thể khác của trẻ và có được sự điều trị đúng.
- Khi chăm sóc trẻ:
Nguyên tắc: Giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, nhanh chóng hạ sốt, loại bỏ nguyên nhân gây sốt.
- Nới lỏng quần áo cho trẻ.
- Chườm ấm bằng khăn mềm hoặc lau người trẻ bằng khăn ấm
- Bù nước đầy đủ cho trẻ ( cho trẻ bú nhiều hơn, uống nước hoa quả, oresol...)
- Cung cấp cho trẻ các loại thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa và dễ hấp thụ như cháo, ngũ cốc, sữa, rau xanh và trái cây mềm như chuối, đu đủ, cam,…
- Dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ
- Giữ nhà cửa, phòng của trẻ sạch sẽ, thoáng khí
- Cho trẻ dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ
- Theo dõi các dấu hiệu bất thường (sốt không giảm, trẻ khó chịu nhiều hơn...) để kịp thời đưa đến cơ sở y tế
Một điều quan trọng nữa đó làm sao để có thể giữ trẻ luôn khỏe mạnh, giảm tình trạng sốt, nhiễm khuẩn, giảm thiểu tối đa các nguy cơ mắc bệnh (các bệnh về nhiễm khuẩn, giảm sức đề kháng, suy dinh dưỡng hay béo phì, các vấn đề sức khỏe khác). Hiện nay xu hướng cá nhân hóa trong chăm sóc sức khỏe, phát triển tối ưu tiềm năng của trẻ dựa vào phân tích di truyền đang ngày càng phát triển và phổ biến.
Đặc biệt, xét nghiệm gen có thể cho biết nguy cơ nhiễm virus đường hô hấp của trẻ và các gen gây sốt, mức độ sốt, hậu quả kèm theo, đưa ra các giải pháp khuyến nghị cá nhân hóa, giảm nguy cơ nhiễm khuẩn, giảm hậu quả do sốt gây ra... nhằm tối ưu sức khỏe của trẻ.
Ví dụ như về nguy cơ nhiễm virus đường hô hấp của trẻ có 32 gen chi phối. Các gen này mã hóa cho các thụ thể trên bề mặt tế bào, quy định khả năng ngăn chặn virus xâm nhập, khả năng phản ứng của cơ thể chống lại virus như tăng nguy cơ sốt cao khi bị nhiễm cúm (gen CPT2), nguy cơ viêm phổi nghiêm trọng khi nhiễm virus cúm A/H1N1 (gen FCGR2A).
Dưới đây là ví dụ về một kết quả phân tích gen nguy cơ nhiễm virus của một người:
Báo cáo mẫu G-Immunity - Tìm hiểu Hệ Miễn Dịch của Genetica
Nguồn tham khảo:
- ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5661046/
- http://benhviennhitrunguong.org.vn/sot-o-tre-em.html
- https://www.nhsinform.scot/illnesses-and-conditions/infections-and-poisoning/fever-in-children