Trẻ tự kỷ thay đổi cách giao tiếp và kỹ năng xã hội như thế nào?

Biểu hiện của trẻ tự kỷ rất đa dạng, tuy vậy có thể chia thành 4 nhóm: kỹ năng xã hội, giao tiếp, sở thích và hành vi, các biểu hiện khác.
Đỗ Mạnh Cường
Tác giả bài viết: Đỗ Mạnh Cường. Bác sĩ tham vấn: BS.CKII Thái Thị Thanh Thủy24/03/2021

Bạn có đang nghi ngờ con bạn mắc phải rối loạn phổ tự kỷ (ASD) không? Trẻ tự kỷ sẽ biểu hiện những gì về mặt xã hội và giao tiếp cho từng lứa tuổi? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu những đặc điểm báo hiệu trẻ tự kỷ nhé! Biểu hiện của trẻ tự kỷ rất đa dạng, tuy vậy có thể chia thành 4 nhóm: kỹ năng xã hội, giao tiếp, sở thích và hành vi, các biểu hiện khác. Bài viết được dịch và biên tập bởi Bác Sĩ Hoàng Anh, đánh giá và duyệt nội dung bởi TH.S Công Nghệ Sinh Học Đỗ Mạnh Cường. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Biểu hiện của trẻ tự kỷ về kỹ năng xã hội

Các vấn đề xã hội là một trong những triệu chứng phổ biến nhất trong tất cả các loại ASD. Những trẻ mắc ASD có thể biểu hiện nhút nhát hoặc những khó khăn nghiêm trọng hơn liên quan đến kỹ năng xã hội như:

  • Không phản ứng khi có người gọi tên của mình (12 tháng tuổi)
  • Tránh giao tiếp bằng mắt
  • Thích chơi một mình
  • Không chia sẻ sở thích với người khác
  • Chỉ tương tác để đạt được mục tiêu mong muốn
  • Có nét mặt phẳng lặng, ít cảm xúc hoặc không phù hợp hoàn cảnh
  • Không hiểu ranh giới của không gian cá nhân
  • Tránh tiếp xúc cơ thể
  • Không biết an ủi người khác khi gặp nạn
  • Khó hiểu cảm xúc của người khác hoặc nói về cảm xúc của chính mình

Trẻ tự kỷ thay đổi cách giao tiếp và kỹ năng xã hội như thế nào?

Trẻ sơ sinh bình thường rất quan tâm đến thế giới và mọi người xung quanh. Khi một tuổi, trẻ thường tương tác với người khác bằng cách nhìn thẳng vào mắt mọi người, sao chép lời nói và hành động, đồng thời sử dụng các cử chỉ đơn giản như vỗ tay và vẫy tay “tạm biệt”. Trẻ khi mới biết đi thông thường cũng thể hiện sở thích với các trò chơi tương tác như trò ú òa và vỗ tay.

Nhưng một đứa trẻ bị ASD có thể rất khó học cách tương tác với người khác, không quan tâm đến những người khác. Đôi khi trẻ rất muốn có bạn, nhưng không hiểu cách phát triển tình bạn. Nhiều trẻ mắc ASD gặp khó khăn trong việc học cách thay phiên chơi và chia sẻ đồ chơi. Điều này có thể khiến những đứa trẻ khác không muốn chơi với chúng.

Những trẻ bị ASD có thể gặp khó khăn khi thể hiện hoặc nói về cảm xúc của chúng hoặc không hiểu cảm xúc của người khác. Nhiều người bị ASD rất nhạy cảm với việc bị chạm vào, chúng có thể gào khóc khi bị ôm, hôn hay bồng bế. Những hành vi tự kích thích (ví dụ: tự vỗ cánh tay của mình qua lại) là phổ biến ở trẻ mắc ASD.

Biểu hiện của trẻ tự kỷ về Giao tiếp

Mỗi trẻ mắc ASD có các kỹ năng giao tiếp khác nhau. Có trẻ nói lưu loát, có trẻ nói ít hoặc hoàn toàn không thể nói được (40%). Đôi khi những bé nói lưu loát lại gặp khó khăn khi nghe hiểu lời nói từ người xung quanh. Khoảng 25% –30% trẻ em mắc chứng ASD nói được một số từ vào khoảng 12 đến 18 tháng tuổi và sau đó mất đi khả năng này1 Một số mắc chứng chậm nói.

Ví dụ về các vấn đề giao tiếp liên quan đến ASD:

  • Kỹ năng nói và ngôn ngữ chậm phát triển
  • Lặp đi lặp lại các từ hoặc cụm từ 
  • Đảo ngược đại từ (ví dụ: nói “ba” thay vì “con”)
  • Đưa ra câu trả lời không liên quan cho các câu hỏi
  • Không chỉ trỏ hoặc phản hồi khi ai đó chỉ (không nhìn theo tay chỉ)
  • Sử dụng ít hoặc không sử dụng cử chỉ (ví dụ: không vẫy tay chào tạm biệt)
  • Nói hoặc hát bằng giọng đều đều, giống như rô-bốt
  • Không chơi trò giả vờ (ví dụ: không giả vờ cho búp bê ăn)
  • Không hiểu trò đùa, chế nhạo hoặc trêu chọc

Những trẻ mắc chứng ASD có thể sử dụng ngôn từ theo cách khác lạ, như là trẻ không thể ghép các từ thành một câu hoàn chỉnh hoặc trẻ chỉ nói mỗi lúc một từ, có khi trẻ biểu hiện nói lặp đi lặp lại những từ giống nhau sau khi nghe được từ mọi người.

Ví dụ, nếu bạn hỏi một em bé bị ASD, "Cháu có muốn uống nước trái cây không?" đứa trẻ có thể lặp lại "Cháu có muốn uống nước trái cây không?" thay vì trả lời câu hỏi của bạn. Mặc dù nhiều trẻ bình thường vẫn sẽ trải qua giai đoạn lặp từ nghe được, nhưng thường không quá ba tuổi.

Trẻ tự kỷ thay đổi cách giao tiếp và kỹ năng xã hội như thế nào?

Những trẻ bị ASD có thể gặp khó khăn khi sử dụng và hiểu các cử chỉ, ngôn ngữ cơ thể hoặc giọng nói. Ví dụ, trẻ không hiểu ý nghĩa của việc vẫy tay chào tạm biệt và không vẫy tay khi người khác vẫy với trẻ. Nét mặt, chuyển động và cử chỉ có thể không khớp với những gì chúng đang nói (trẻ mắc ASD có thể mỉm cười khi nói điều gì đó buồn).

Những trẻ mắc ASD dễ lẫn lộn đại từ, chúng nói “con” trong khi nghĩa muốn nói “bạn” hoặc ngược lại. Giọng có thể nghe đều đều như rô-bốt hoặc the thé. Khi trò chuyện với trẻ, bạn có thể bắt gặp trẻ đứng quá gần bạn hoặc có thể gắn bó với một chủ đề trò chuyện quá lâu. Có vẻ chúng đang nói nhiều về điều chúng thực sự thích, hơn là trò chuyện qua lại với ai đó. Một số trẻ có kỹ năng ngôn ngữ khá tốt, nói như người lớn, không thấy được “thói quen nói của trẻ con” thường gặp ở những đứa trẻ khác.

Video Nhận Biết Nguy Cơ Tự kỷ Di Truyền Bằng Phương Pháp Giải Mã Gen

Nguồn: https://www.cdc.gov/ncbddd/autism/signs.html

Tham Khảo Thêm:

Chia sẻ bài viết
Chia sẻ lên Facebook

Chăm sóc khách hàng

Để lại thông tin, Genetica® sẽ liên hệ trong vòng 24h.
Số điện thoại

Tổng đài hỗ trợ: 1900 599 927

Ứng dụng Genetica
Hơn 1000 báo cáo chuyên sâu về bạn
ngay trong lòng bàn tay
Tải ứng dụng ngay
1/3