Giai đoạn dậy thì của con chịu ảnh hưởng của cả cha và mẹ

Để xem xét sự đóng góp của di truyền vào giai đoạn dậy thì, Wohlfahrt-Veje và các đồng nghiệp đã kiểm tra hồ sơ y tế của những đứa trẻ tham gia kiểm tra định kỳ hàng năm từ năm 2006 - 2013 cùng với dữ liệu về giai đoạn dậy thì của cha mẹ thông qua các tờ phiếu thăm dò thông tin này từ cha mẹ chúng.
Duyên Nguyễn
Tác giả bài viết: Duyên Nguyễn.06/04/2020

Các nhà khoa học đã nghiên cứu sự ảnh hưởng từ cha mẹ đến giai đoạn dậy thì của 672 bé gái và 846 bé trai và phát hiện rằng những đứa trẻ phát triển lông mu và các dấu hiệu khác của tuổi trưởng thành khi còn nhỏ tuổi thì thường cũng có cha và mẹ có đổ tuổi dậy thì sớm.

"Cả hai yếu tố di truyền và môi tường chắc chắn ảnh hưởng đến giai đoạn dậy thì", tác giả chính của nghiên cứu, tiến sĩ Chrisrine Wohlfahrt-Veje, một nhà nghiên cứu tăng trưởng và phát triển tại Đại học Copenhagen cho biết.

Để xem xét sự đóng góp của di truyền vào giai đoạn dậy thì, Wohlfahrt-Veje và các đồng nghiệp đã kiểm tra hồ sơ y tế của những đứa trẻ tham gia kiểm tra định kỳ hàng năm từ năm 2006 - 2013 cùng với dữ liệu về giai đoạn dậy thì của cha mẹ thông qua các tờ phiếu thăm dò thông tin này từ cha mẹ chúng.

Trường hợp người cha trưởng thành sớm, con trai của họ cũng có xu hướng phát triển lông mu trước gần 1 năm so với những cậu bé có cha trải qua tuổi dậy thì ở tuổi muộn hơn. Con trai của những người đàn ông phát triển sớm cũng phát triển kích thước tinh hoàn sớm hơn khoảng 9,5 tháng so với con trai của những người cha có tuổi dậy thì muộn hơn.

Những bé gái có cha bắt đầu tuổi dậy thì sớm có thời điểm hành kinh sớm hơn khoảng 10,5 tháng so với những bé gái có cha từng dậy thì muộn hơn, và những bé gái có cha có tuổi dậy thì sớm cũng phát triển lông mu sớm khoảng 7 tháng trước khi những bé gái khác phát triển. Tuy nhiên, sự phát triển vùng ngực sớm ở các bé gái dường như không liên quan đến sự dậy thì sớm ở người cha.

Trường hợp những người mẹ trải qua tuổi dậy thì sớm, con trai và con gái của họ cũng có xu hướng như vậy. Bé gái của những người mẹ dậy thì sớm thường có thời điểm bắt đầu hành kinh sớm hơn khoảng 10 tháng so với những con gái của những người mẹ dậy thì muộn. Con trai của những người mẹ dậy thì sớm thường sớm trải qua quá trình phát triển và hoàn thiện bộ phận sinh dục khoảng 6,5 tháng trước những bé trai có mẹ dậy thì muộn.

Một hạn chế của nghiên cứu là các nhà khoa học đã dựa vào thông tin cung cấp theo trí nhớ về tuổi dậy thì đã trải qua rất nhiều năm của cha mẹ. Họ cũng nhận được nhiều dữ liệu từ các bà mẹ hơn là những ông bố, điều này có thể gây tác động phần nào đến kết quả về sự ảnh hưởng tương đối của mỗi phụ huynh.

Do nghiên cứu không tìm thấy mối liên hệ nào giữa thời gian dậy thì của cha mẹ với sự phát triển vùng ngực ở trẻ em gái, điều này cho thấy các yếu tố khác ngoài di truyền có thể ảnh hưởng đến giai đoạn dậy thì ở trẻ gái, các tác giả kết luận trên Tạp chí Nội tiết lầm sàng và Chuyển hóa.

Tuy nhiên, vẫn xác định được rằng những đứa trẻ phát triển sớm có khả năng được sinh ra trong gia đình có nhiều thế hệ dậy thì sớm.

"Phần lớn những sự biến động này dường như được giải thích bằng di truyền học", Wohlfahrt-Veje chia sẻ thêm. Nếu người mẹ hoặc người cha đã từng trải qua giai đoạn dậy thì sớm thì điều này có khả năng ảnh hưởng đến thời điểm khởi phát tuổi dậy thì của cả con trai và con gái của họ.

Nguồn bài viết:

https://www.reuters.com/article/us-health-puberty-genetics/puberty-timing-influenced-by-both-parents-idUSKCN0XC1U1

Chia sẻ bài viết
Chia sẻ lên Facebook

Chăm sóc khách hàng

Để lại thông tin, Genetica® sẽ liên hệ trong vòng 24h.
Số điện thoại

Tổng đài hỗ trợ: 1900 599 927

Ứng dụng Genetica
Hơn 1000 báo cáo chuyên sâu về bạn
ngay trong lòng bàn tay
Tải ứng dụng ngay
1/3