Người bệnh tiểu đường có được uống sữa không?

Người tiểu đường không được uống sữa? Sữa sẽ làm tăng đường huyết và làm tăng biến chứng của tiểu đường? Đây là một trong số ít những lời truyền tai nhau về chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường.
Đào Thu Trang
Tác giả bài viết: Đào Thu Trang. Bác sĩ tham vấn: BS.CKII Ngô Thế Phi15/11/2021

Người tiểu đường không được uống sữa? Sữa sẽ làm tăng đường huyết và làm tăng biến chứng của tiểu đường? Đây là một trong số ít những lời truyền tai nhau về chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường. Vậy điều này có đúng? Người tiểu đường có được uống sữa không? Hãy cùng Genetica tìm hiểu nhé!

1, Vai trò dinh dưỡng của sữa

Sữa đóng vai trò quan trọng trong chế độ ăn hàng ngày của tất cả mọi người. Sữa là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng và lượng đạm ở mức rất tối ưu. Trung bình 100ml sữa mang đến cho cơ thể khoảng 80 – 100 calories và khoảng 4 – 5 gam đạm. Một số loại sữa được đặc chế theo các công thức đặc biệt có thể mang lại năng lượng và lượng đạm cao hơn rất nhiều.

Bên cạnh năng lượng và chất đạm, sữa còn là nguồn cung cấp dồi dào các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Một khẩu phần sữa (237ml) có thể đáp ứng 28% nhu cầu canxi và 24% nhu cầu vitamin D theo nhu cầu khuyến nghị của cơ thể. Bên cạnh đó, trong sữa cũng chứa các vitamin nhóm B, vitamin A, sắt và kẽm.

Chúng ta thường khó đạt được nhu cầu canxi khuyến nghị về canxi nếu như không bổ sung sữa hoặc các sản phẩm chế biến từ sữa trong chế độ ăn. Sử dụng 3 khẩu phần sữa mỗi ngày được chứng minh có lợi đối với sức khỏe xương của bạn.

Bên cạnh đó, theo nhiều nghiên cứu, những người tiêu thụ sữa thường xuyên có ít mỡ bụng hơn, cải thiện độ nhạy insulin và giảm 62% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2. Ngoài ra, protein trong sữa có thể giúp xây dựng khối cơ, giảm cảm giác thèm ăn và duy trì cân nặng lý tưởng.

👉 Xem Ngay: Người bị bệnh tiểu đường nên ăn gì thì cân bằng và tốt cho sức khỏe?

Người bệnh tiểu đường có được uống sữa không?

2, Người tiểu đường có nên uống sữa không?

Người bệnh tiểu đường có được uống sữa không? Đây là một câu hỏi mà chắc hẳn nhiều người bệnh tiểu đường thắc mắc.

Việc lựa chọn và sử dụng sữa đối với người tiểu đường còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: mức độ hoạt động thể lực, nhu cầu năng lượng của cơ thể, kết quả theo dõi đường huyết,… Tuy nhiên, không có bằng chứng khoa học nào về việc người bệnh tiểu đường không được phép sử dụng sữa.

Sữa là một loại thực phẩm rất bổ dưỡng và có lợi đối với sức khỏe, tuy nhiên, không phải loại sữa nào cũng phù hợp với người tiểu đường. Điều quan trọng là cần lưu ý đến lượng chất béo bão hòa, carbohydrate và lượng đường trong mỗi loại sữa.

Người bệnh tiểu đường có được uống sữa không?

3, Lựa chọn và sử dụng sữa đúng cách

Theo khuyến nghị của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, năng lượng do carbohydrat mang lại của người tiểu đường nên hạn chế khoảng 45 – 50% tổng lượng năng lượng của cơ thể mỗi ngày. Nếu lựa chọn các loại sữa bột, hãy đọc kỹ thành phần năng lượng, lượng carbohydrat trong mỗi khẩu phần sữa.

Bên cạnh lượng carbohydrat, bạn cũng nên để ý đến chỉ số GI – chỉ số đường huyết của từng loại sữa. Chỉ số đường huyết GI (glycemix index) là chỉ số phản ánh tốc độ làm tăng đường huyết nhanh hay chậm sau khi ăn các thực phẩm chứa tinh bột vào cơ thể.

Những thực phẩm có chỉ số GI cao thường là các thực phẩm có chứa loại đường hấp thu nhanh vào máu. Điều này đồng nghĩa với việc sau khi ăn các thực phẩm này, chỉ số đường huyết của cơ thể sẽ tăng rất nhanh nhưng cũng giảm nhanh ngay sau đó.

Thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp thì sau khi ăn, mức đường huyết được tăng lên từ từ và giảm xuống một cách chậm rãi, giúp giữ được nguồn năng lượng ổn định và có lợi hơn cho sức khỏe nói chung và trí não nói riêng.

Người bệnh tiểu đường có được uống sữa không?

Người bệnh tiểu đường, sử dụng các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp sẽ làm cho đường máu dễ kiểm soát hơn vì đường huyết tăng từ từ sau khi ăn chứ không tăng vọt một cách đột ngột. Ngoài ra, những thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp còn giúp cải thiện chuyển hóa lipid với người tiểu đường.

Chỉ số đường huyết của một thực phẩm dưới 55 được tính là chỉ số đường huyết thấp. Bạn có thể tham khảo một số loại sữa có chỉ số đường huyết thấp có thể lựa chọn cho người tiểu đường có thể kể đến như:

  • Sữa bột cho người tiểu đường: thường có chỉ số đường huyết dao động từ 20-35, với thành phần các chất dinh dưỡng tương đối cân bằng.
  • Sữa tươi không đường: chỉ số đường huyết 40.
  • Sữa đậu nành không đường, sữa hạt không đường: chỉ số đường huyết dao động từ 40-45.
  • Bạn hoàn toàn có thể sử dụng từ 2-3 ly sữa, mỗi ly 200ml trong ngày để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể mỗi ngày.

Tóm lại, người bệnh tiểu đường không cần kiêng hoàn toàn các loại sữa. Thay vào đó, hãy lựa chọn những loại sữa phù hợp để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng, không thiếu hụt vi chất và nâng cao chất lượng cuộc sống, bạn nhé!

Tài liệu tham khảo:

  1. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4703621/
  2. https://www.healthline.com/nutrition/is-dairy-bad-or-good#obesity-and-diabetes
  3. https://www.healthline.com/health/diabetes/best-milk-for-diabetics
Chia sẻ bài viết
Chia sẻ lên Facebook

Chăm sóc khách hàng

Để lại thông tin, Genetica® sẽ liên hệ trong vòng 24h.
Số điện thoại

Tổng đài hỗ trợ: 1900 599 927

Ứng dụng Genetica
Hơn 1000 báo cáo chuyên sâu về bạn
ngay trong lòng bàn tay
Tải ứng dụng ngay
1/3