Dấu hiệu bệnh tim ở tuổi dậy thì

Đau thắt ngực không rõ nguyên nhân, đau vai gáy, đổ mồ hôi, phù chân, ho dai dẳng, choáng váng, kiệt sức…có thể là các dấu hiệu bệnh tim ở tuổi dậy thì.
Quỳnh Phương Phạm
Tác giả bài viết: Quỳnh Phương Phạm. Bác sĩ tham vấn: BS Hà Thị Mỹ Hạnh25/07/2022

Dấu hiệu bệnh tim ở tuổi dậy thì có thể dễ bị nhầm lẫn với những tình trạng sức khỏe thông thường khác. Đây là một trong những yếu tố ngăn cản việc phát hiện và điều trị sớm các vấn đề tim mạch ở người trẻ. Vậy dấu hiệu bệnh tim ở tuổi dậy thì là gì? Những phương pháp nào dùng để chẩn đoán bệnh? Mời bạn cùng tìm hiểu ngay sau đây! 

1, Bệnh tim tuổi dậy thì là gì?

Các bệnh lý tim mạch thường xảy ra ở người lớn tuổi, tuy nhiên, chúng có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào, bao gồm tuổi dậy thì.

Bệnh tim tuổi dậy thì là các bệnh lý về tim, xảy ra ở người đang trong độ tuổi dậy thì khiến tim của trẻ hoạt động bất thường. Thông thường, bệnh tim tuổi dậy thì là một tình trạng bẩm sinh, chào đời đã mắc bệnh. Trong đa số các trường hợp, bệnh không được phát hiện cho đến khi những vấn đề sức khỏe liên quan có biểu hiện rõ ràng. Do đó, bệnh tim ở tuổi dậy thì được xem là bệnh lý tiềm ẩn nguy hiểm khi không được nhận diện và kiểm soát. 

2, Nguyên nhân bệnh tim ở tuổi dậy thì

Ngoài di truyền (bệnh tim bẩm sinh), còn có một số yếu tố khác đóng vai trò quan trọng trong khả năng phát triển bệnh tim ở tuổi dậy thì. 

Các yếu tố, nguy cơ bao gồm:

  • Huyết áp cao.
  • Cholesterol cao.
  • Hút thuốc hoặc lạm dụng bia, rượu, chất kích thích.
  • Thừa cân, béo phì.
  • Không hoạt động thể chất.
  • Thói quen sử dụng các loại thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh.

3, Dấu hiệu bệnh tim ở tuổi dậy thì

Dấu hiệu bệnh tim ở tuổi dậy thì thường có các biểu hiện sau:

Đau thắt ngực không rõ nguyên nhân

Đây là một trong những dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh tim. Nếu bị tắc nghẽn động mạch hoặc đang bị đau tim, trẻ có thể cảm thấy đau, tức hoặc áp lực trong lồng ngực.

Cơn đau thường kéo dài hơn một vài phút. Nó có thể xảy ra khi người bệnh đang nghỉ ngơi hoặc khi đang hoạt động thể chất.

Buồn nôn, khó tiêu, ợ chua hoặc đau dạ dày

Một số người có những triệu chứng này trong cơn đau tim. Trẻ dậy thì có thể bị đau bụng vì nhiều lý do mà không liên quan đến tim. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những dấu hiệu bệnh tim ở tuổi dậy thì đáng lưu ý. 

Đau vai gáy, cơn đau lan đến cánh tay

Một dấu hiệu bệnh tim ở tuổi dậy thì khác là trẻ thường xuyên bị đau vai gáy. Sau đó cơn đau tiếp tục lan xuống cánh tay và vùng bên trái cơ thể.

Trẻ hay bị choáng váng

Rất nhiều thứ có thể khiến trẻ mất thăng bằng hoặc cảm thấy muốn ngất xỉu trong giây lát. Điều này có thể do trẻ không ăn uống đầy đủ hoặc các vấn đề về dinh dưỡng, thể chất khác. Tuy nhiên, đó cũng có thể là dấu hiệu của bệnh tim.

Vì vậy, nếu trẻ tuổi dậy thì đột nhiên cảm thấy không vững và tức ngực hoặc khó thở, hãy đưa đến bác sĩ ngay lập tức.

Nhanh kiệt sức

Nếu trẻ đột nhiên cảm thấy mệt mỏi hoặc cảm thấy mệt mỏi sau khi làm một việc gì đó trước đây vẫn thường làm và không gặp vấn đề gì - như leo cầu thang hoặc vui đùa, chạy nhảy, có thể đây là một dấu hiệu bệnh tim ở tuổi dậy thì.

Đổ mồ hôi

Đổ mồ hôi lạnh không rõ lý do có thể báo hiệu một cơn đau tim. Nếu điều này xảy ra cùng với bất kỳ triệu chứng nào khác trong số này, hãy nhanh chóng đưa trẻ đi thăm khám.

Ho dai dẳng

Trong hầu hết các trường hợp, đây không phải là dấu hiệu của bệnh tim. Nhưng nếu trẻ bị bệnh tim bẩm sinh hoặc có nguy cơ mắc bệnh, hãy đặc biệt chú ý đến dấu hiệu này.

Nếu trẻ bị ho kéo dài, tiết ra chất nhầy màu trắng hoặc hồng, đó có thể là dấu hiệu của bệnh suy tim. Điều này xảy ra khi tim không thể đáp ứng kịp nhu cầu sử dụng máu của cơ thể, khiến máu bị rò rỉ trở lại phổi.

Sưng phù ở chân

Đây có thể là một dấu hiệu cho thấy tim của trẻ không bơm máu hiệu quả như bình thường.Khi tim không thể bơm đủ nhanh, máu sẽ trào ngược trong các tĩnh mạch và gây sưng, phù.

Bệnh suy tim cũng có thể khiến thận khó đào thải nước và natri ra khỏi cơ thể, dẫn đến phù chân hoặc phù ở các bộ phận khác trên cơ thể.

Rối loạn nhịp tim 

Khi trẻ sợ hãi, phấn khích, tim đập nhanh là điều bình thường. Nhưng nếu trẻ đang ở trạng thái nghỉ ngơi mà nhịp tim vẫn rối loạn thì đó có thể là dấu hiệu bệnh tim ở tuổi dậy thì.

4, Các phương pháp chẩn đoán bệnh tim tuổi dậy thì

Để chẩn đoán bệnh tim ở tuổi dậy thì, trước tiên, bác sĩ thường kiểm tra sức khỏe và kiểm tra bệnh sử cá nhân, gia đình của trẻ. Các xét nghiệm cần thực hiện tùy thuộc vào tình trạng mà bác sĩ cho rằng trẻ có thể mắc phải. Bên cạnh xét nghiệm máu và chụp X-quang phổi, các xét nghiệm để chẩn đoán bệnh tim ở tuổi dậy thì có thể bao gồm:

  • Điện tâm đồ (ECG hoặc EKG): Điện tâm đồ là một xét nghiệm nhanh chóng và không gây đau đớn. Phương pháp này giúp ghi lại các tín hiệu điện trong tim và có thể phát hiện nhịp tim bất thường. Người bệnh có thể đo điện tâm đồ khi đang nghỉ ngơi hoặc khi tập thể dục (điện tâm đồ căng thẳng).
  • Giám sát Holter: Máy theo dõi Holter là một thiết bị điện tâm đồ di động mà người bệnh cần đeo để liên tục ghi lại nhịp tim, thường trong 24 đến 72 giờ. Theo dõi Holter được sử dụng để phát hiện các vấn đề về nhịp tim không được tìm thấy trong quá trình kiểm tra điện tâm đồ thường xuyên.
  • Siêu âm tim: Bài kiểm tra không xâm lấn này sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh chi tiết về cấu trúc tim của người bệnh. Nó cho biết tim đập và bơm máu như thế nào.
  • Kiểm tra căng thẳng: Loại xét nghiệm này bao gồm việc nâng cao nhịp tim của người bệnh bằng cách tập thể dục hoặc dùng thuốc trong khi thực hiện các xét nghiệm và chụp ảnh tim để kiểm tra phản ứng của tim.
  • Thông tim: Trong thử nghiệm này, một ống ngắn (vỏ bọc) được đưa vào tĩnh mạch hoặc động mạch ở chân (bẹn) hoặc cánh tay của trẻ. Sau đó, một ống rỗng, mềm dẻo và dài hơn (ống thông dẫn hướng) được đưa vào vỏ bọc. Bác sĩ sẽ sử dụng hình ảnh X-quang trên màn hình làm hướng dẫn và cẩn thận luồn ống thông qua động mạch đến tim.
  • Chụp cắt lớp vi tính tim (CT): Trong chụp CT tim, trẻ sẽ được nằm trên bàn. Một ống tia X bên trong máy sẽ quay quanh cơ thể người bệnh để thu thập hình ảnh và hoạt động của tim.
  • Chụp cộng hưởng từ tim (MRI): MRI tim sử dụng từ trường và sóng vô tuyến do máy tính tạo ra để tạo ra hình ảnh chi tiết về tim của người bệnh.

5, Các phương pháp điều trị bệnh tim tuổi dậy thì

Phương pháp điều trị bệnh tim ở tuổi dậy thì tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, nhìn chung điều trị bệnh tim thường bao gồm:

  • Thay đổi lối sống, chế độ ăn uống cho trẻ: Bệnh tim tuổi dậy thì ăn gì?ó thể giảm nguy cơ hoặc cải thiện dấu hiệu bệnh tim ở tuổi dậy thì bằng cách cho trẻ áp dụng một chế độ ăn ít chất béo và ít natri, đồng thời hoạt động thể chất đều đặn.
  • Thuốc: Nếu việc thay đổi lối sống không giúp cải thiện bệnh, bác sĩ có thể kê đơn thuốc để kiểm soát bệnh tim ở tuổi dậy thì. Tuỳ thuộc vào loại bệnh tim trẻ mắc phải, bác sĩ có thể chỉ định loại thuốc điều trị khác nhau. Các loại thuốc có thể bao gồm: Apixaban, Dabigatran, Edoxaban,Heparin, Rivaroxaban, Warfarin, Benazepril, Captopril, Enalapril, Fosinopril…
  • Thủ tục y tế hoặc phẫu thuật: Nếu việc điều trị bằng thuốc không hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định các thủ thuật hoặc phẫu thuật tim. Loại thủ thuật hoặc phẫu thuật sẽ phụ thuộc vào từng loại bệnh tim và mức độ tổn thương tim cụ thể. Các phương pháp thường bao gồm: phẫu thuật bắc cầu động mạch vành, cấy ghép máy tạo nhịp tim hoặc máy khử rung tim (ICD), sửa chữa hoặc thay thế van tim, thủ thuật Maze, sửa chữa túi phình, ghép tim.

Dấu hiệu bệnh tim ở tuổi dậy thì

6, Phòng ngừa bện tim tuổi dậy thì


Ngoại trừ yếu tố bẩm sinh, các dấu hiệu bệnh tim ở tuổi dậy thì có thể phòng ngừa và kiểm soát được bằng cách:

  • Cho trẻ ăn uống lành mạnh, tránh ăn quá nhiều thức ăn nhanh, nước ngọt.
  • Kiểm soát cân nặng của trẻ, tránh thừa cân, béo phì.
  • Khuyến khích trẻ vận động thể chất hoặc tập thể dục đều đặn mỗi ngày.
  • Không hút thuốc và sử dụng các chất kích thích để phòng ngừa bệnh tim và các vấn đề sức khỏe khác.

7, Các biến chứng của bệnh tim tuổi dậy thì

Những dấu hiệu bệnh tim ở tuổi dậy thì có thể gây nhiều khó khăn cho người bệnh trong học tập lẫn cuộc sống thường ngày. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:

  • Đột quỵ.
  • Thuyên tắc phổi.
  • Đánh trống ngực hoặc rối loạn nhịp tim.
  • Bệnh động mạch ngoại biên.
  • Rung tâm nhĩ

8, Chế độ luyện tập cho người mắc bệnh tim ở tuổi dậy thì

Trước khi tham gia tập luyện, bệnh nhân cần được bác sĩ đo đạc cẩn thận các chỉ số để xếp loại nguy cơ thấp, trung bình hay cao nhằm chọn lựa chế độ tập luyện phù hợp. 

Nhìn chung, trẻ dậy thì mắc bệnh tim mạch chỉ nên chọn những môn thể thao không đòi hỏi nhiều thể lực như đi bộ, chạy bộ (chậm), bơi lội, thể dục nhẹ nhàng… Đặc biệt, cần khởi động kỹ tối thiểu 15 phút để các hệ cơ-xương-khớp, hệ tuần hoàn và hô hấp có thể thích nghi với nhịp độ vận động. 

Trẻ có thể trạng yếu có thể tập các môn thể thao như đi bộ, chạy chậm đều, đi xe đạp, bơi lội… trong thời gian vài phút rồi tạm nghỉ, sau đó mới tập tiếp. Thời gian nghỉ có thể bằng thời gian tập hoặc dài gấp đôi thời gian tập. Mỗi buổi tập chỉ nên kéo dài 30-40 phút nơi thoáng mát.

Một số hình thức thể dục phù hợp đối với người bệnh tim:

  • Đi bộ nhanh
  • Chạy chậm.Bơi
  • Bóng bàn, cầu lông
  • Yoga

Dấu hiệu bệnh tim ở tuổi dậy thì trong giai đoạn đầu rất dễ bị bỏ qua vì có thể giống với các tình trạng sức khỏe bình thường khác. Song nếu không được nhận diện và điều trị sớm, bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm hơn. Cho trẻ ăn uống, theo đuổi lối sống lành mạnh, cân bằng giữa học tập, nghỉ ngơi và vận động thể chất có ý nghĩa tích cực trong việc phòng ngừa cũng như cải thiện bệnh tim tuổi dậy thì .

Dấu hiệu bệnh tim ở tuổi dậy thì


Nguồn tham khảo:


  • https://www.webmd.com/heart-disease/features/never-ignore-symptoms
  • https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/heart-disease/diagnosis-treatment/drc-20353124 
  • https://www.healthline.com/health/heart-disease/complications#outlook 
  • https://moh.gov.vn/chuong-trinh-muc-tieu-quoc-gia/-/asset_publisher/7ng11fEWgASC/content/huong-dan-nguoi-benh-tim-mach-can-tap-luyen-the-duc?inheritRedirect=false 
Chia sẻ bài viết
Chia sẻ lên Facebook

Chăm sóc khách hàng

Để lại thông tin, Genetica® sẽ liên hệ trong vòng 24h.
Số điện thoại

Tổng đài hỗ trợ: 1900 599 927

Ứng dụng Genetica
Hơn 1000 báo cáo chuyên sâu về bạn
ngay trong lòng bàn tay
Tải ứng dụng ngay
1/3