Trẻ tự kỷ có thể thừa hưởng đột biến ADN từ người cha
Hàng trăm biến thể gen được xác định là làm tăng nguy cơ mắc chứng tự kỷ. Tuy nhiên, những biến thể đó chỉ nằm từ phần mã hóa và có chức năng mã hóa protein trực tiếp. Nghiên cứu mới về AND không mã hóa (noncoding DNA) phát hiện thấy sự thay đổi ở những vùng điều hòa hoạt động gen góp phần vào chứng tự kỷ. Và thật ngạc nhiên, những biến thể này có xu hướng được thừa hưởng từ những người cha không mang chứng bệnh này.
Trẻ tự kỷ có thừa hưởng đột biến ADN từ người cha
Nghiên cứu về nguy cơ di truyền đối với bệnh tự kỷ chủ yếu tập trung vào việc làm thế nào các đột biến phát sinh trong bộ gen một người - thay vì được di truyền từ cha mẹ - phá vỡ các vùng mã hóa protein và dẫn đến hội chứng này. Điều này là do từng đột biến dù nhỏ này lại có tác dụng tương đối lớn và các nghiên cứu đã chỉ ra rằng dù hiếm gặp nhưng chúng lại là nguyên nhân của khoảng 25% đến 30% các trường hợp mắc tự kỷ.
►► Tìm Hiểu Ngay: 10 Dấu hiệu, biểu hiện của trẻ tự kỷ bố mẹ nên biết
Tuy nhiên, chỉ có khoảng 2% bộ gen bao gồm các vùng mã hóa protein. Sebat chỉ ra rằng phần không mã hóa lớn trong ADN chúng ta, trước đây thường được gọi là "DNA rác" - cho đến nay chủ đề này đang bị bỏ qua trong nghiên cứu tự kỷ. Nhóm nghiên cứu của Sebat đã đặc biệt quan tâm đến các vùng ADN không mã hóa tham gia điều hòa biểu hiện gen.
Họ đã xem xét toàn bộ bộ gen của 829 hộ gia đình bao gồm những người mắc chứng tự kỷ, anh chị em không mang bệnh và cha mẹ của họ. Và nhóm cũng nghiên cứu người mẹ của trẻ tự kỷ chỉ truyền một nửa các biến thể cấu trúc cho con họ, xác suất này hoàn toàn dựa vào cơ hội, điều này cho thấy rằng các biến thể được thừa hưởng từ người mẹ không liên quan đến chứng tự kỷ.
Nhưng thật ngạc nhiên, trẻ tự kỷ lại nhận được nhiều hơn 50% các biến thể di truyền từ cha. Điều này cho thấy trẻ tự kỷ có thể đã thừa hưởng các biến thể nguy cơ ở các khu vực điều hòa từ người cha chứ không phải từ người mẹ, các nhà nghiên cứu thông tin trên trang Science.
Để kiểm tra kết quả này, nhóm nghiên cứu của Sebat đã thử nghiệm lần thứ hai với 1771 gia đình. Một lần nữa, trẻ tự kỷ nhận được nhiều biến thể cấu trúc hơn từ người cha thay vì người mẹ - mặc dù kích thước của hiệu ứng không quá lớn trong mẫu thứ hai này.
Dựa trên những kết quả này, Sebat đề xuất một mô hình phức tạp hơn về cách bệnh tự kỷ hình thành và phát triển, trong đó người mẹ truyền đột biến ảnh hưởng đến các vùng mã hóa, mang tác dụng lớn giúp bảo vệ phụ nữ, trong khi người cha truyền lại các biến thể ảnh hưởng đến các vùng không mã hóa, tác dụng của chúng vừa phải hơn nhiều và chỉ có thể gây ra các triệu chứng khi kết hợp với các biến thể nguy cơ từ mẹ.
Genetica® lược dịch từ: https://www.sciencemag.org/news/2018/04/autistic-children-may-inherit-dna-mutations-their-fathers
Video nhận biết nguy cơ tự kỷ di truyền bằng phương pháp giả mã gen
►► Tìm Hiểu Ngay: