Nhiều người nghĩ rằng đột quỵ chỉ xảy ra ở đối tượng cao tuổi nhưng sự thật không hẳn như vậy. Nguy cơ đột quỵ tăng dần theo tuổi nhưng người trẻ vẫn có thể mắc bệnh lý này. Theo nghiên cứu của Dzevdet Smajilovic vào năm 2015, có 10 – 15% các ca đột quỵ xảy ra ở độ tuổi 18 – 50. Hơn nữa, đột quỵ ở người trẻ thường xảy ra đột ngột và nặng nề hơn đối tượng cao tuổi. Vì sao lại như vậy và làm cách nào để người trẻ chúng ta chiến thắng sát thủ vô hình này?
Vì sao người trẻ có thể bị đột quỵ?
Đột quỵ là nguyên nhân tử vong phổ biến thứ hai trên toàn thế giới. Có 6,5 triệu người tử vong vì căn bệnh này trong năm 2015. Các nhà khoa học dự tính con số này sẽ lên tới 7,8 triệu người vào năm 2030. Trong đó, đột quỵ ở người trẻ ngày càng gia tăng.
Một nghiên cứu trên 1008 bệnh nhân đột quỵ trẻ tuổi ở Phần Lan đã chỉ ra các yếu tố nguy cơ phổ biến bao gồm rối loạn lipid máu (60%), hút thuốc (44%) và tăng huyết áp (39%). Ngoài ra, thừa cân, béo phì và đái tháo đường cũng góp phần gia tăng nguy cơ đột quỵ ở người trẻ tuổi.
Các yếu tố nguy cơ này không khác biệt nếu so sánh với đột quỵ ở người cao tuổi. Tuy nhiên, yếu tố quan trọng thúc đẩy bệnh lý nguy hiểm này xảy ra ở người trẻ là đột biến di truyền.
Yếu tố di truyền của đột quỵ nằm ở đâu?
Các nhà khoa học đã chứng minh tiền sử gia đình có liên quan tới nguy cơ đột quỵ. Cụ thể, nếu bạn có người thân từng bị đột quỵ thì nguy cơ bạn phải đối diện với căn bệnh này sẽ tăng lên 30%. Nguyên nhân liên quan tới yếu tố di truyền và chế độ sinh hoạt chung của gia đình.
Mặt khác, các nhà khoa học cũng tiến hành so sánh nguy cơ đột quỵ giữa các cặp sinh đôi một hợp tử (hai em bé có bộ gen giống nhau) và sinh đôi dị hợp tử (hai em bé có bộ gen khác nhau) để xác định sự ảnh hưởng của yếu tố di truyền. Kết quả là những trẻ sinh đôi một hợp tử có nguy cơ đột quỵ cao gấp 1,65 lần so với những trẻ sinh đôi dị hợp tử.
Đột biến gen có thể gây ra những bất thường về mạch máu hoặc ảnh hưởng tới quá trình đông máu của cơ thể. Từ đó, các mạch máu dễ bị vỡ, nứt, tắc nghẽn và dẫn đến đột quỵ. Ngoài ra, sự bất thường trong bộ gen cũng là nguyên nhân của nhiều bệnh lý liên quan tới đột quỵ như hồng cầu hình liềm, hội chứng Fabry, hội chứng Marfan… Cụ thể, người mắc bệnh lý hồng cầu hình liềm có nguy cơ đột quỵ cao gấp 200 lần so với người khỏe mạnh.
Bên cạnh đó, một số đột biến di truyền cũng thúc đẩy tình trạng tăng huyết áp, đái tháo đường và rối loạn mỡ máu ở người trẻ. Từ đó, nguy cơ đột quỵ sẽ bị đẩy lên cao.
Hậu quả nặng nề khi người trẻ mắc đột quỵ
Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã khẳng định đột quỵ ở người trẻ có nguy cơ tử vong cao hơn ở người cao tuổi. Đồng thời, những di chứng do đột quỵ ở đối tượng này cũng nặng nề hơn. Người trẻ sẽ suy giảm hoặc không còn sức lao động, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Tại Mỹ, chi phí trung bình cho một lần nằm viện của bệnh nhân đột quỵ trẻ tuổi là 14,307 – 94,482 đô la.
4 GIẢI PHÁP GIÚP NGƯỜI TRẺ PHÒNG TRÁNH ĐỘT QUỴ
Người trẻ chúng ta thường chủ quan trước căn bệnh đột quỵ vì tâm lý cho rằng mình còn trẻ và dẻo dai. Nhưng chính vì lý do đó, bạn càng cần quan tâm tới “sát thủ đáng gờm” này để bảo vệ sức khỏe và cuộc sống của mình.
Kiểm soát tốt cân nặng: Thừa cân, béo phì là yếu tố nguy cơ quan trọng của đột quỵ và nhiều bệnh lý nguy hiểm khác nhau như nhồi máu cơ tim, ung thư, vô sinh… Vì vậy, bạn hãy thường xuyên theo dõi và duy trì chỉ số khối cơ thể (BMI) trong giới hạn bình thường, từ 18,5 – 22,9 đối với người Việt Nam.
Duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh: Để quản lý tốt cân nặng, bạn cần xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Tăng cường rau xanh và hoa quả trong các bữa ăn hàng ngày. Hạn chế các món ăn, thức uống nhiều đường và chế biến sẵn. Đồng thời, nói không với rượu bia cũng giúp bạn xây dựng lối sống khỏe mạnh.
Tăng cường hoạt động thể chất: Bên cạnh chế độ ăn uống, vận động cơ thể thường xuyên và đều đặn cũng rất cần thiết. Bạn nên dành 30 phút mỗi ngày để chạy bộ, tập yoga hoặc chơi thể thao. Nhờ đó, cơ thể không chỉ dẻo dai, tinh thần phấn chấn mà nguy cơ bệnh tật cũng được đẩy lùi.
Bỏ thuốc lá và tránh tiếp xúc với khói thuốc: Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Stroke năm 2018 đã kết luận rằng nam giới từ 15 – 49 tuổi hút thuốc lá có nguy cơ đột quỵ cao gấp 1,88 lần so với nhóm không hút thuốc. Do đó, nói không với khói thuốc là biện pháp hữu ích để bảo vệ sức khỏe của bạn, gia đình và cả cộng đồng.
Xét nghiệm gen: Giải mã gen giúp bạn nhận biết nguy cơ đột quỵ trong tương lai. Nhờ đó, bạn có thể phát hiện sớm và điều chỉnh lối sống để bảo vệ sức khỏe, cuộc sống của bản thân.
Bằng việc phân tích 73 gen và lên đến 91.000 biến thể, gói G-Stroke của Genetica sẽ cung cấp cho bạn những thông tin sau:
- Điểm số Nguy cơ Đa gen về đột quỵ
- Khả năng mắc loại đột quỵ nào (thiếu máu cục bộ hay xuất huyết não, hay cả hai)
- Các yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ như tiểu đường, tăng huyết áp, rung nhĩ…
- Dự đoán những biểu hiện đột quỵ sớm của từng người với các biến chứng có thể xảy ra.
- Các khuyến nghị điều chỉnh lối sống để ngăn ngừa đột quỵ.
Đừng mải mê với vòng quay bận rộn của công việc, gia đình mà chủ quan với đột quỵ và lãng quên tài sản quý giá nhất của mình, người trẻ nhé!
Tài liệu tham khảo: