Đột quỵ là gì? Dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng ngừa

Đột quỵ (hay còn gọi tai biến mạch máu não) là hiện tượng mạch máu trong não bị vỡ, gây chảy máu, hoặc khi nguồn cung cấp máu lên não bị tắc nghẽn, khiến cho các mô não không nhận được oxy và chất dinh dưỡng.
Mỹ Hạnh
Tác giả bài viết: Mỹ Hạnh. Bác sĩ tham vấn: ThS.BS Nguyễn Ngô Thanh Phương07/12/2020

Theo trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC), đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ năm ở Hoa Kỳ, với số người chết hàng năm hơn 795.000 người. Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 200.000 ca đột quỵ mới với 11.000 người tử vong (theo thống kê của cổng thông tin điện tử ngành y tế Thành phố Hồ Chí Minh). Bài viết dưới đây Genetica sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về căn bệnh này.

1, Đột quỵ là gì?

Đột quỵ (hay còn gọi tai biến mạch máu não) là hiện tượng mạch máu trong não bị vỡ, gây chảy máu, hoặc khi nguồn cung cấp máu lên não bị tắc nghẽn, khiến cho các mô não không nhận được oxy và chất dinh dưỡng. Nếu không được xử lý thì trong vòng vài phút, não sẽ chết dần, gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Nói chung, đột quỵ xảy ra khi máu cung cấp cho não bị tắc và ngăn cản oxy lên não. Não cần oxy để hoạt động, nếu không có oxy, các tế bào não sẽ chết trong vòng vài phút. Đột quỵ cũng có thể xảy ra khi bị xuất huyết não đột ngột do vỡ mạch máu, làm tổn thương các mô não xung quanh.

2, Có bao nhiêu loại đột quỵ?

Có 2 loại đột quỵ chính là đột quỵ do nghẽn mạch máu (ischemic stroke), chiếm phần lớn (85-90%) và đột quỵ do vỡ mạch máu (hemorrhagic stroke), chiếm ít hơn (dưới 10%).

Loại đột quỵ khác là TIA (cơn thiếu máu thoáng qua) cũng có thể coi là một dạng đột quỵ cho nghẽn mạch máu, nhưng cục máu đông sau đó lọt qua được khe hẹp và dòng máu lưu thông trở lại (nên gọi là cơn thiếu máu thoáng qua)

Đột quỵ do thiếu máu cục bộ: Theo CDC, 87% nguồn gốc của đột quỵ là đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Đây là tình trạng các động mạch cung cấp máu cho não bị thu hẹp hoặc bị tắc nghẽn. 

Những tắc nghẽn này là do cục máu đông hoặc các mảnh mảng bám do xơ vữa động mạch vỡ ra và làm tắc nghẽn mạch máu. Khi não không được cung cấp đủ máu sẽ dẫn đến thiếu oxy và gây chết não.

👉 Xem ngay: Nguy cơ đột quỵ ở người trẻ: Triệu chứng và những thách thức

Đột quỵ là gì? Dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng ngừa

Đột quỵ do xuất huyết não: Đột quỵ này xảy ra khi động mạch não bị vỡ hoặc rò rỉ máu. Máu từ động mạch bị vỡ tạo ra áp lực dư thừa trong hộp sọ và làm sưng não, làm hỏng các tế bào và mô não. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, khoảng 13% các ca đột quỵ là xuất huyết.

Đột quỵ do thiếu máu cục bộ thoáng qua (TIA): Tai biến này xảy ra khi dòng máu đến não bị chặn tạm thời. Các triệu chứng tương tự như một cơn đột quỵ bình thường nhưng thường sẽ biến mất sau vài phút hoặc vài giờ. TIA thường do cục máu đông gây ra.

Mặc dù đột quỵ do thiếu máu cục bộ thoáng qua chỉ xảy ra trong thời gian ngắn nhưng đó là lời cảnh báo về một cơn đột quỵ thật sự trong tương lai. Vì vậy, người bệnh không nên chủ quan với triệu chứng này mà phải tìm hiểu các cách thức để ngăn ngừa đột quỵ không tiến triển lên mức độ nghiêm trọng trong tương lai.

Đột quỵ là gì? Dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng ngừa

3, Các dấu hiệu, triệu chứng của đột quỵ

Đột quỵ là một quá trình phát triển bệnh từ từ, không có triệu chứng, đến một giai đoạn nhất định thì bùng phát như giọt nước tràn ly. Với đột quỵ do nghẽn mạch máu (ischemic stroke) thì quá trình này bắt đầu từ cao huyết áp không kiểm soát, cao mỡ, tiểu đường, và các yếu tố viêm như hút thuốc lá khiến mạch máu dần dần bị nghẹt.

Với trường hợp vỡ mạch máu (hemorrhagic stroke) cũng vậy, thường bắt đầu bằng cao huyết áp không kiểm soát, dẫn đến xơ vữa cứng động mạch làm dễ vỡ khi áp lực trong mạch máu quá lớn.

Người bị đột quỵ cần phải được phát hiện và điều trị kịp thời, nếu không sẽ có khả năng để lại di chứng nặng nề, thậm chí dẫn đến tử vong. Vì vậy việc tìm hiểu về các triệu chứng đột quỵ nhẹ là điều hết sức cần thiết. Các dấu hiệu thường gặp ở bệnh như:

  • Cảm thấy tê liệt ở mặt, chân hoặc cánh tay. Thường là liệt một bên của cơ thể và không thể nhấc hai tay hoặc hai chân cùng một lúc.
  • Nói lắp bắp, khó phát âm, không diễn đạt được từ cụ thể.
  • Mắt mờ, nhìn không rõ, không tập trung nhìn được bằng cả hai mắt.
  • Đau đầu dữ dội, chóng mặt không rõ nguyên nhân.
  • Cơ thể mất thăng bằng, không thể đứng vững và đi lại.

Những người từng bị đột quỵ có thể bị tổn thương não vĩnh viễn, bị thương tật hay có thể tử vong. Đột quỵ là một tình trạng cấp cứu y khoa nghiêm trọng, cần được điều trị nhanh nhất có thể.

Bạn cần biết và nhận ra những triệu chứng phổ biến nhất của đột quỵ. Đó là F.A.S.T

  • F = Méo mặt (Face drooping). Một bên mặt có bị rũ xuống khi cười hay không?
  • A = Yếu cánh tay (Arm weakness). Một cánh tay có bị hạ thấp xuống khi giơ cao hai tay hay không?
  • S = Khó nói chuyện (Speech difficulty). Có bị khó nói chuyện hay không?
  • T = Gọi cấp cứu 115 ngay (Time to call 115) nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào kể trên.

Đột quỵ là gì? Dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng ngừa

Theo nhiều nghiên cứu, phụ nữ có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn nam giới. Nhìn chung dấu hiệu đột quỵ ở nam và nữ cơ bản giống nhau, tuy nhiên có một số triệu chứng phổ biến hơn ở từng giới.

Một số dấu hiệu đột quỵ ở phụ nữ

  1. Buồn nôn hoặc nôn.
  2. Đau đầu đột ngột và dữ dội, không rõ nguyên nhân.
  3. Thở gấp hoặc thấy khó thở.
  4. Không xác định được phương hướng, không phản ứng với các tác động bên ngoài.
  5. Dấu hiệu nặng hơn có thể thấy là lên cơn co giật, ngất xỉu.

Đột quỵ là gì? Dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng ngừa

Các dấu hiệu đột quỵ thường gặp ở nam giới

Xệ một bên mặt, nói ngọng, khó khăn trong việc nhấc tay lên cao là những dấu hiệu đột quỵ thường gặp ở nam giới. Mặc dù một số triệu chứng đột quỵ có thể khác nhau giữa nam và nữ, nhưng đều có điểm chung là khi phát hiệu dấu hiệu đột quỵ cần phải can thiệp kịp thời mới có cơ hội cứu sống người bệnh.

Đột quỵ là gì? Dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng ngừa

4, Các biến chứng của đột quỵ

  1. Liệt nửa người hoặc liệt bộ phận: Theo thống kê có khoảng 90% bệnh nhân đột quỵ sẽ để lại di chứng liệt một bên tay, chân, mặt hoặc nửa người.
  2. Khó khăn trong việc giao tiếp: Tổn thương ở não sẽ chi phối khả năng diễn đạt của người bệnh, gây ra tình trạng nói ngọng, nói lắp.
  3. Suy giảm trí nhớ: Sau đột đột quỵ, người bệnh có thể bị sa sút trí tuệ, rối loạn nhận thức bao gồm các biểu hiện như hay quên, không nhận ra người thân quen, mất khả năng định hướng không gian, thời gian, đầu óc lơ mơ không tỉnh táo.
  4. Trầm cảm: Do bệnh đột quỵ để lại nhiều di chứng nặng nề, ảnh hưởng đến cuộc sống, người bệnh không thể tự chăm sóc bản thân nên thường có cảm giác bất lực, tự ti, hay cáu gắt, lâu dần sẽ dễ dẫn đến trầm cảm, rối loạn cảm xúc.
  5. Một số các biến chứng nghiêm trọng khác như: Phù não, viêm phổi, đau tim, viêm loét, rối loạn chức năng tiểu tiện.

Đột quỵ là gì? Dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng ngừa

5, Nguyên nhân nào gây ra đột quỵ?

Các nguyên nhân làm tăng nguy cơ đột quỵ như:

  • Người đã mắc một số bệnh nền như: Huyết áp cao, cholesterol cao, Rối loạn tim, khuyết tật van tim, động mạch bị xơ vữa hoặc mắc chứng phình động mạch, bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh tiểu đường.
  • Người có lối sống sinh hoạt chưa lành mạnh: Tiêu thụ quá nhiều muối và chất béo trong chế độ ăn hàng ngày. Không vận động, tập thể dục thường xuyên. Tổ chức CDC khuyến nghị rằng người lớn nên tập thể dục ít nhất 2,5 giờ mỗi tuần. Sử dụng rượu và thuốc lá thường xuyên.
  • Các yếu tố khác: Mặc dù phụ nữ có nguy cơ mắc đột quỵ cao hơn nam giới nhưng độ tuổi mắc bệnh này ở nam lại trẻ hơn nữ. Đây cũng là căn bệnh mang tính di truyền. Thông thường nếu trong gia đình có người thân từng bị đột quỵ thì bạn cũng sẽ có nguy cơ rất cao. Đột quỵ xảy ra nhiều nhất ở độ tuổi sau 55.

6, Cách sơ cứu đột quỵ, tai biến mạch máu não

Tỷ lệ cứu chữa thành công cho người đột quỵ phụ thuộc rất lớn vào thời gian cấp cứu đột quỵ. Theo thống kê, thời gian vàng để cấp cứu là trong vòng 6 giờ tính từ lúc bắt đầu có dấu hiệu đột quỵ, trong đó tối ưu nhất là ba giờ sau khi xảy ra đột quỵ.

Các bước cần thực hiện khi cấp cứu đột quỵ bao gồm:

  • Xác định thời gian khởi phát các triệu chứng đột quỵ.
  • Giữ người bệnh nằm yên trên mặt phẳng, đầu kê cao 30 độ.
  • Nếu bệnh nhân hôn mê, cần kiểm tra xem bệnh nhân có thở bình thường không hay ngừng thở. Nếu ngừng thở, bạn cần tiến hành hô hấp nhân tạo.
  • Đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ thăm khám kịp thời.
  • Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc hoặc các phương pháp dân gian để cấp cứu đột quỵ.

👉 Xem Ngay: Cách sơ cứu người bị đột quỵ tại nhà

Đột quỵ là gì? Dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng ngừa

7, Cách điều trị đột quỵ, tai biến mạch máu não

Đột quỵ được điều trị thành công hay không phụ thuộc rất lớn vào thời điểm cấp cứu bệnh nhân. Ngay sau khi phát hiệu dấu hiệu đột quỵ, nếu người bệnh được cấp cứu kịp thời thì sẽ giữ được tính mạng cũng như hạn chế thấp nhất các biến chứng không mong muốn.

Việc điều trị đột quỵ được áp dụng tùy theo nguyên nhân gây ra bệnh. Cụ thể:

Điều trị đột quỵ, tai biến do thiếu máu cục bộ: Người bệnh sẽ được chỉ định dùng kết hợp thuốc chống đông máu và thuốc phá vỡ khối u. Các loại thuốc này có tác dụng làm tan cục máu đông nhanh chóng và đạt được hiệu quả tối ưu nếu được sử dụng trong vòng 3-4 giờ kể từ lúc phát hiện triệu chứng đột quỵ. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật để loại bỏ cục máu đông và các mảng bám khỏi động mạch của bạn.

Với đột quỵ, tai biến xuất huyết: Bác sĩ sẽ cho bạn loại thuốc giúp làm đông máu để tránh tình trạng chảy máu ồ ạt. Bạn cũng có thể được kê các đơn thuốc giảm huyết áp, ngăn ngừa co giật và co thắt mạch máu.

👉 Xem Ngay: Phát hiện gen mới có thể dẫn đến bệnh đột quỵ

Đột quỵ là gì? Dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng ngừa

8, Cách phòng ngừa đột quỵ

Ai cũng có rủi ro bị đột quỵ, càng lớn tuổi thì các rủi ro càng cao. Các khuyến cáo ngăn ngừa hiện nay nhằm vào kiểm soát các bệnh mãn tính (lâu dài), thay đổi lối sống, và cùng chủ động chăm sóc sức khỏe với Bác Sỹ.

Bạn có thể tham khảo 8 khuyến cáo của hội đột quỵ Hoa Kỳ và hội tim mạch hoa kỳ nhằm giảm rủi ro đột quỵ:

  • Tìm ra rủi ro đột quỵ của mình dựa mình các yếu tố như huyết áp, các lab và chỉ số khác. Hội đột quỵ Hoa Kỳ khuyên bệnh nhân nên thử tính toán rủi ro đột quỵ của mình tại https://ccccalculator.ccctracker.com/ Khi bệnh nhân biết rủi ro đột quỵ của mình, ví dụ như cao hay thấp, thì bệnh nhân sẽ hiểu hơn tầm quan trọng của việc kiểm soát các bệnh mãn tính khác, tập thể dục, hay đổi lối sống. 
  • Ăn uống khỏe mạnh với chế độ cân bằng, gồm có rau củ quả tươi, fiber, đạm và chất béo vừa phải. Quý vị có thể xem các video về dinh dưỡng ăn uống của tôi.
  • Giữ cơ thể vận động thường xuyên (physical active) như tập thể dục đều đặn. Tập thể dục được tính là 150 phút tập nhẹ mỗi tuần (hay gần 1g tập 3 lần mỗi tuần) hoặc 75 phút tập nặng (25 phút một lần và 3 lần mỗi tuần).
  • Theo dõi cân thường xuyên cân nặng, đặc biệt là thừa cân và béo phì là những rủi ro rất nguy hiểm cho đột quỵ 
  • Không hút thuốc vì đây là một rủi ro cao có thể dẫn đến đột quỵ. Lưu ý là hút thuốc thụ động (ở chung nhà với người hút thuốc) cũng tăng rủi ro đột quỵ 
  • Kiểm soát các bệnh mãn tính như cao huyết áp, tiểu đường, hay cao mỡ. Các bệnh này đều làm mạch máu dần dần nhỏ hẹp, xơ cứng, dẫn đến đột quỵ.
  • Uống thuốc đầy đủ theo chỉ dẫn của BS, ngay cả khi các bệnh đã kiểm soát hoàn toàn. Một số bệnh nhân khi thấy huyết áp đã ổn định thì ngưng thuốc.
  • Chủ động trong việc chăm sóc sức khỏe của mình cùng với BS, hỏi các câu hỏi liên quan và tìm ra cách chăm sóc thích hợp nhất cho quý vị.

Đối với những người có bệnh nền như tim mạch, tiểu đường, huyết áp cao, việc kiểm tra sức khỏe nên thường xuyên hơn và bất cứ khi nào thấy có dấu hiệu đột quỵ, hãy đến cơ sở y khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Hoặc có thể làm Xét nghiệm gen để tầm soát nguy cơ đột quỵ

9, Các gen ảnh hưởng nguy cơ mắc đột quỵ như thế nào?

Các nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa các gen cụ thể với nguy cơ đột quỵ. Các gen này có thể đóng vai trò một phần trong việc phát triển bệnh, hoặc các yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến đột quỵ. Các yếu tố nguy cơ có thể kể đến là tiểu đường, tăng huyết áp, nhịp tim bất thường...

Biết rõ gen có tác động hay tác động như thế nào đến việc tăng nguy cơ đột quỵ có thể rất quan trọng. Ví dụ như, nếu bạn mang một gen có thể khiến bạn dễ bị tăng huyết áp, ý thức được điều này có thể giúp bạn thay đổi lối sống phù hợp để giảm nguy cơ đột quỵ.

Đột quỵ là gì? Dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng ngừa

10, Giải mã gen tìm hiểu nguy cơ đột quy di truyền

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đột quỵ hiện là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 3 trên thế giới, sau bệnh tim mạch và ung thư. Cứ 6 người thì có 1 người tiềm ẩn nguy cơ bị đột quỵ, trong đó, tỷ lệ đột quỵ não được dự báo sẽ tăng nhanh và lên tới 1,2 triệu người mắc mới mỗi năm trên thế giới vào năm 2025.

2 nguyên nhân chủ yếu dẫn đến đột quỵ là do bệnh lý bẩm sinh và lối sống. Một nghiên cứu gần đây cho biết, những người sống không lành mạnh sẽ tăng nguy cơ đột quỵ lên đến 66% so với những người chọn sống lành mạnh. 73 gen được phân tích để đánh giá nguy cơ đột quỵ di truyền.

Chỉ cần mẫu nước bọt của bạn là đủ. Công nghệ tiên tiến của Genetica cho phép tách chiết DNA chỉ từ mẫu nước bọt, điều này khiến quy trình lấy mẫu đơn giản, an toàn, và thuận tiện hơn so với mẫu máu ở những phương pháp xét nghiệm thông thường.

Đột quỵ là gì? Dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng ngừa

Báo cáo di truyền về đột quỵ sẽ cung cấp các thông tin sau:

  • Phát hiện bất kỳ đột biến gây bệnh hoặc có khả năng gây bệnh liên quan đến đột quỵ.
  • Đánh giá chỉ số nguy cơ mắc đột quỵ: điểm số đa gen sẽ chỉ ra mức tăng nguy cơ đột quỵ của một người.
  • Kiến thức chuyên sâu về nguyên nhân liên quan đến gen ảnh hưởng đến đột quỵ.
  • Thông tin giúp bạn đưa ra các quyết định y tế và điều chỉnh lối sống, cũng như các phương pháp ngăn ngừa đột quỵ. Các khuyến nghị cá nhân hóa hữu ích.

Tóm lại, đột quỵ là bệnh nguy hiểm dẫn đến tử vong hàng đầu tại Hoa Kỳ và nhiều nơi trên thế giới. Có 2 loại đột quỵ là nghẽn mạch máu và vỡ mạch máu, đều do quá trình tích lũy dần dần của bệnh lý. Đột quỵ do vỡ túi phình trong não là loại cực kỳ nguy hiểm. Cách tốt nhất để ngăn ngừa đột quỵ là tập thể dục, thay đổi lối sống, bỏ thuốc lá, ăn uống cân bằng.

Hy vọng bài viết tai biến mạch máu não trên đây sẽ cung cấp cho bạn một vài thông tin tham khảo về đột quỵ là gì, các kiến thức cần biết về nguyên nhân, cách phòng ngừa cũng như điều trị đột quỵ cũng như là tai biến mạch máu não.

Để biết thông tin di truyền về đột biến gây bệnh hoặc có khả năng gây bệnh liên quan đến đột quỵ, bạn có thể cân nhắc giải mã gen G-Stroke của Genetica® Hoặc liên hệ hotline 1900 599927 để được tư vấn về gói giải mã gen dành riêng cho bạn.

Nguồn Tham khảo:

Chia sẻ bài viết
Chia sẻ lên Facebook

Chăm sóc khách hàng

Để lại thông tin, Genetica® sẽ liên hệ trong vòng 24h.
Số điện thoại

Tổng đài hỗ trợ: 1900 599 927

Ứng dụng Genetica
Hơn 1000 báo cáo chuyên sâu về bạn
ngay trong lòng bàn tay
Tải ứng dụng ngay
1/3