Triệu chứng đột quỵ nhẹ: dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh

Đột quỵ nhẹ còn được gọi là cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua (TIA). Căn bệnh xảy ra khi dòng máu đến một phần não, tủy sống hoặc võng mạc bị gián đoạn tạm thời, có thể gây ra các triệu chứng giống đột quỵ thông thường nhưng không làm tổn thương tế bào não hoặc gây tàn tật vĩnh viễn.
Huỳnh Lê Kim Ngân
Tác giả bài viết: Huỳnh Lê Kim Ngân.16/06/2021

Những cơn đột quỵ nhẹ chỉ kéo dài từ vài phút đến 24 tiếng nhưng lại là tín hiệu cảnh báo cho các cơn đột quỵ nặng sắp tới. Vì vậy, bạn đừng phớt lờ khi có triệu chứng đột quỵ nhẹ mà cần hiểu rõ tầm nghiêm trọng của căn bệnh này. Hãy cùng genetica.asia tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1, Đột quỵ nhẹ là gì?

Đột quỵ nhẹ còn được gọi là cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua (TIA). Căn bệnh xảy ra khi dòng máu đến một phần não, tủy sống hoặc võng mạc bị gián đoạn tạm thời, có thể gây ra các triệu chứng giống đột quỵ thông thường nhưng không làm tổn thương tế bào não hoặc gây tàn tật vĩnh viễn.

Đột quỵ nhẹ thường là dấu hiệu cảnh báo một người sẽ sớm có nguy cơ bị đột quỵ nặng hơn. Theo Mayo Clinic, khoảng 1 trong 3 người bị cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua tiếp tục trải qua một cơn đột quỵ tiếp theo, với nguy cơ đặc biệt cao trong vòng 48 giờ sau khi bị đột quỵ nhẹ. Nếu không được điều trị sớm, đột quỵ có thể dẫn đến tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề như tàn tật, liệt tay chân, sa sút trí nhớ… .

Triệu chứng đột quỵ nhẹ: dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh

2, Đột quỵ nhẹ có gì khác so với đột quỵ thông thường?

Hai điểm khác biệt giữa đột quỵ nhẹ và đột quỵ thông thường là các triệu chứng của đột quỵ nhẹ sẽ chấm dứt trong vài phút đến một tiếng, nhiều trường hợp hiếm gặp có thể tồn tại đến 24 giờ. Và sau khi kết thúc, đột quỵ nhẹ không gây bất cứ di chứng hay tàn tật vĩnh viễn nào.

Còn với đột quỵ thông thường, nó có thể kéo dài từ 1 đến 2 ngày. Nếu bạn không kịp thời đến bệnh viện để được điều trị trong thời gian “vàng”, bạn có thể bị di chứng vĩnh viễn, nặng hơn là tử vong.

Vì vậy, cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua vừa là cảnh báo cho một cơn đột quỵ trong tương lai gần vừa là cơ hội để chúng ta ngăn ngừa nó nếu chú tâm đến các triệu chứng đột quỵ nhẹ.

>> Tìm Hiểu Thêm: Nguy cơ đột quỵ ở người trẻ: Triệu chứng và những thách thức

3, Các triệu chứng đột quỵ nhẹ phổ biến

Các triệu chứng đột quỵ nhẹ cũng giống với đột quỵ thông thường:

  • Thấy chóng mắt hoặc mất thăng bằng.
  • Nói ngọng, nói lắp, gặp khó khăn khi nói chuyện.
  • Một mắt hoặc hai mắt bị mờ.
  • Bị liệt một bên mặt, méo miệng, má xệ.
  • Tay chân yếu ớt hoặc bị tê liệt một bên, không thể nâng hai cánh tay cùng lúc qua đầu.
  • Bị đau đầu dữ dội.

Nếu gặp phải những triệu chứng này, hoặc bạn nghi ngờ mình bị đột quỵ nhẹ, hãy đến bệnh viện để được thăm khám chính xác nhất. Đừng chủ quan mình còn trẻ, không thể mắc bệnh vì đột quỵ nhẹ có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi.

Triệu chứng đột quỵ nhẹ: dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh

4. Nguyên nhân bị đột quỵ nhẹ

Nguyên nhân cơ bản dẫn đến cơn đột quỵ nhẹ thường là do sự tích tụ chất béo có chứa cholesterol được gọi là “mảng xơ vữa” trong động mạch hoặc trong các nhánh cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho não.

Các mảng xơ vữa này có thể làm giảm lưu lượng máu qua động mạch hoặc dẫn đến sự phát triển của cục máu đông. Một cục máu đông di chuyển qua các mạch máu hẹp thì bị “kẹt cứng”, gây nên tắc nghẽn, khiến máu tạm thời không thể lưu thông lên não, dẫn đến đột quỵ nhẹ.

Có nhiều yếu tố rủi ro dẫn đến nguy cơ đột quỵ nhẹ, trong đó chia làm hai loại là yếu tố bạn có thể kiểm soát và không thể kiểm soát. Dưới đây là các yếu tố rủi ro bạn không thể kiểm soát:

  • Tiền sử gia đình: Bạn sẽ có nguy cơ cao bị đột quỵ nhẹ nếu trong gia đình có thành viên đã bị TIA, đột quỵ hoặc mắc các bệnh mạn tính như tiểu đường, cao huyết áp, gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ… .
  • Tuổi tác: Tuổi càng cao, bạn càng có nguy cơ, đặc biệt là sau 55 tuổi.
  • Giới tính: Nam giới có nguy cơ bị TIA và đột quỵ cao hơn một chút. Nhưng khi phụ nữ già đi, nguy cơ của họ cũng sẽ tăng.
  • Bệnh hồng cầu lưỡi liềm: Đột quỵ là một biến chứng thường xuyên của bệnh hồng cầu lưỡi liềm. Các tế bào hình lưỡi liềm mang ít oxy hơn và cũng có xu hướng mắc kẹt trong thành động mạch, cản trở lưu lượng máu lên não. Tuy nhiên, với việc điều trị bệnh hồng cầu lưỡi liềm thích hợp, bạn có thể giảm nguy cơ đột quỵ.
  • Bạn không thể kiểm soát các yếu tố rủi ro trên nhưng khi biết mình có nguy cơ mắc bệnh, bạn sẽ thêm động lực thay đổi lối sống để giảm các rủi ro khác. Dưới đây là những yếu tố rủi ro mà bạn có thể kiểm soát được:
  • Huyết áp cao: Nguy cơ đột quỵ bắt đầu tăng lên khi huyết áp đo được cao hơn 140/90 mm Hg. Bác sĩ sẽ giúp bạn quyết định huyết áp phù hợp dựa trên độ tuổi của bạn, liệu bạn có bị tiểu đường không và các yếu tố khác.
  • Cholesterol cao: Tiêu thụ nhiều chất béo chứa lượng cholesterol cao có thể làm tăng nguy cơ hình thành các mảng xơ vữa trong động mạch.
  • Bệnh tiểu đường: Căn bệnh này làm tăng mức độ nghiêm trọng của chứng xơ vữa động mạch.
  • Hút thuốc lá: Thuốc lá làm tăng nguy cơ đông máu, tăng huyết áp và “góp phần” phát triển các chất béo chứa cholesterol trong động mạch.
  • Béo phì
  • Lười vận động
  • Ăn nhiều chất béo và ăn quá mặn. Theo khuyến cáo, nam giới không nên ăn quá 30g chất béo bão hòa mỗi ngày, còn nữ giới thì không nên ăn quá 20g. Đối với chất béo chuyển hóa, người lớn không nên ăn nhiều hơn 5g mỗi ngày. Và người Châu Á không nên ăn quá 5mg muối mỗi ngày.
  • Uống nhiều rượu

Triệu chứng đột quỵ nhẹ: dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh

>> Xem Ngay: Những nguyên nhân phổ biến của đột quỵ là gì?

5. Cách phòng ngừa đột quỵ nhẹ

Biết các yếu tố rủi ro và sống lành mạnh là những điều tốt nhất bạn có thể làm để phòng ngừa đột quỵ nhẹ. Cụ thể:

  • Ngừng hút thuốc
  • Cắt giảm cholesterol và chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa trong chế độ ăn uống.
  • Ăn nhiều trái cây và rau quả. Những thực phẩm này chứa các chất dinh dưỡng như kali, folate và chất chống oxy hóa, có thể ngăn ngừa các cơn đột quỵ nhẹ và đột quỵ.
  • Hạn chế ăn mặn. Nếu bạn bị huyết áp cao thì nên tránh ăn mặn và không thêm muối vào thức ăn. Điều này có thể làm giảm huyết áp của bạn. 
  • Tập thể dục đều đặn.
  • Hạn chế uống rượu. Giới hạn được khuyến nghị là không quá một ly một ngày với phụ nữ và hai ly mỗi ngày với nam giới.
  • Duy trì cân nặng phù hợp.

Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp cho bạn một vài thông tin tham khảo về triệu chứng đột quỵ nhẹ là gì?, các kiến thức cần biết về dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng đột quỵ nhẹ cũng như là tai biến mạch máu não.

Chia sẻ bài viết
Chia sẻ lên Facebook

Chăm sóc khách hàng

Để lại thông tin, Genetica® sẽ liên hệ trong vòng 24h.
Số điện thoại

Tổng đài hỗ trợ: 1900 599 927

Ứng dụng Genetica
Hơn 1000 báo cáo chuyên sâu về bạn
ngay trong lòng bàn tay
Tải ứng dụng ngay
1/3