Cách sơ cứu người bị đột quỵ tại nhà, nên và không nên làm gì?

Khi một người bị đột quỵ, mỗi giây trôi qua đều có giá trị. Những gì bạn làm trong thời điểm quan trọng đó đều có thể giúp cứu mạng một người và giảm nguy cơ tàn tật lâu dài. Genetica® sẽ hướng dẫn bạn cách sơ cứu người bị đột quỵ tại nhà.
Huỳnh Lê Kim Ngân
Tác giả bài viết: Huỳnh Lê Kim Ngân. Bác sĩ tham vấn: ThS.BS Nguyễn Ngô Thanh Phương22/06/2021

Khi một người bị đột quỵ, mỗi giây trôi qua đều có giá trị. Những gì bạn làm trong thời điểm quan trọng đó đều có thể giúp cứu mạng một người và giảm nguy cơ tàn tật lâu dài. Bài viết dưới đây Genetica® sẽ hướng dẫn bạn cách sơ cứu người bị đột quỵ, bao gồm những việc cần làm và không nên làm.

1, Dấu hiệu nhận biết một người bị đột quỵ

Bước đầu tiên bạn cần làm là nhận biết các dấu hiệu một người đang bị đột quỵ. Chúng ta sẽ kiểm tra theo phương pháp FAST như sau:

  • F (Face): Khuôn mặt của người đó có thay đổi không? Miệng có bị xệ một bên không? Nụ cười thẳng hay lệch?
  • A (Arms): Người đó có thể giơ cả hai cánh tay lên không? Giơ được rồi thì có thể giữ được một lúc không? Một tay có bị tê hoặc yếu hơn tay kia không?
  • S (Speech): Lời nói có bị lắp hoặc ngọng không? Người đó có thể lặp lại một câu đơn giản không?
  • T (Time): Nếu bạn trả lời có cho bất kỳ câu nào ở trên thì hãy gọi ngay cấp cứu 115.

Cách sơ cứu người bị đột quỵ tại nhà, nên và không nên làm gì?

Một số triệu chứng đột quỵ khác bao gồm:

  • Nhịp tim không đều và thường nhanh (>140/90 mmHg)
  • Mất thị lực, mắt nhìn mờ một bên.
  • Buồn nôn, đau đầu dữ dội.
  • Mất thăng bằng hoặc mất ý thức.
  • Chóng mặt hoặc choáng váng.

Nếu bạn hoặc người khác có những triệu chứng trên, đừng chần chừ theo dõi thêm. Vì chỉ mất vài phút để các tế bào não bắt đầu chết dần. Nguy cơ tàn tật sẽ giảm nếu dùng thuốc làm tan cục máu đông trong vòng 4.5 giờ, theo hướng dẫn của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) và Hiệp hội Đột quỵ Hoa Kỳ (ASA).

Các hướng dẫn này cũng nêu rõ việc loại bỏ cục máu đông cơ học nên được thực hiện trong vòng 24 giờ sau khi bắt đầu có triệu chứng đột quỵ. Vì vậy, bạn cần gọi ngay cấp cứu 115 và thực hiện các bước sơ cứu người bị đột quỵ dưới đây.

2, Những việc cần làm sau khi gọi 115

  • Giữ bình tĩnh.
  • Ghi lại thời gian các triệu chứng đột quỵ bắt đầu xuất hiện.
  • Đảm bảo khu vực xung quanh được an toàn và không có nguy hiểm nào xảy đến cho người đang bị đột quỵ.
  • Nói chuyện với người đó, hỏi tên tuổi và một số câu hỏi khác. Nếu họ không thể nói, bạn yêu cầu họ siết chặt tay bạn để trả lời câu hỏi. Nếu họ vẫn không có dấu hiệu phản hồi thì có khả năng đã bất tỉnh.

Nếu người đó còn ý thức:

  • Nhẹ nhàng đặt người đó vào một vị trí thoải mái. Tốt nhất, người ấy nên nằm nghiêng với phần đầu và vai hơi nâng cao hơn (có thể lót thêm gối để hỗ trợ). Sau đó, bạn đừng di chuyển thêm.
  • Nếu người đó bị nôn, bạn cần đặt ngay sang tư thế nằm nghiêng để chất nôn không bị sặc vào đường hô hấp.
  • Nới lỏng quần áo bó sát như cà vạt hoặc khăn quàng cổ để người đó dễ thở.
  • Nếu người đó bị lạnh, hãy dùng chăn hoặc áo khoác để giữ ấm.
  • Trấn an người đó, nói rằng xe cấp cứu sẽ đến ngay thôi.
  • Tiếp tục theo dõi các triệu chứng của người đó và lưu ý bất kỳ thay đổi nào liên quan đến tình trạng bệnh. Vì điều quan trọng là bạn cần cung cấp cho nhân viên cấp cứu càng nhiều thông tin càng tốt.

Nếu người đó bất tỉnh:

  • Đặt người đó nằm nghiêng sang một bên. 
  • Theo dõi đường hô hấp và nhịp thở bằng cách:
  • Nâng cằm người đó và hơi nghiêng đầu về phía sau.
  • Quan sát xem ngực họ có cử động không.
  • Lắng nghe tiếng thở.
  • Nếu không có dấu hiệu thở, bạn hãy bắt đầu hô hấp nhân tạo.

Cách sơ cứu người bị đột quỵ tại nhà, nên và không nên làm gì?

3, Những việc không nên làm khi sơ cứu người bị đột quỵ

Không nên để người đó đi ngủ: Nhiều người sống sót sau cơn đột quỵ thường phàn nàn rằng tự nhiên họ cảm thấy buồn ngủ khi cơn đột quỵ lần đầu tiên xảy ra. Thậm chí có người còn ngủ vài giờ trước khi đến bệnh viện vì thấy mệt mỏi.

Nhưng với đột quỵ, thời gian là vàng bạc. Để kéo dài càng lâu thì nguy cơ bị tàn tật hoặc tử vong càng cao. Nên nếu người đó muốn đi ngủ hoặc chần chừ đến bệnh viện, bạn nên bỏ ngoài tai và gọi cấp cứu ngay lập tức.

Không cho họ uống thuốc hay ăn uống bất kỳ món gì

Có 5 loại đột quỵ cơ bản:

  1. Đột quỵ xuất huyết do mạch máu bị vỡ.
  2. Đột quỵ do thiếu máu cục bộ bởi có cục máu đông trong mạch máu.
  3. Đột quỵ nhẹ (TIA)
  4. Đột quỵ não
  5. Đột quỵ không rõ nguồn gốc (Cryptogenic Stroke)

Trong đó, khoảng 87% các ca đột quỵ là do thiếu máu cục bộ. Nhưng nếu bạn bị đột quỵ xuất huyết thì không nên dùng thuốc aspirin. Và bạn chỉ biết được mình hoặc người khác bị loại nào khi đến phòng cấp cứu và được quét CAT.

Vì vậy, để an toàn, bạn không nên cho người bị đột quỵ dùng bất kỳ loại thuốc nào.Bạn cũng không nên cho họ ăn hoặc uống trước khi xe cấp cứu đến. Đôi khi một cơn đột quỵ có thể ảnh hưởng đến khả năng nuốt của họ.

Cách sơ cứu người bị đột quỵ tại nhà, nên và không nên làm gì?

Không nên tự mình đưa người bệnh đến phòng cấp cứu: Như đã nói ở trên, với người bị đột quỵ thì thời gian là vàng bạc. Khi phát hiện dấu hiệu, bạn nên gọi xe cấp cứu để nhân viên y tế có thể bắt đầu điều trị cứu sống người đó trên đường đến bệnh viện.

Khả năng phục hồi và sống sót của những người đã bị đột quỵ sẽ khác nhau do phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lối sống, tuổi tác, có bệnh nền hay không. Theo ASA, một phần tư số người bị đột quỵ sẽ có một lần tiếp theo bị đột quỵ.

Tuy nhiên, chúng ta chỉ cần tuân theo kế hoạch điều trị bao gồm dùng thuốc và có lối sống lành mạnh là có thể ngăn ngừa khoảng 80% các cơn đột quỵ và đau tim. Ngoài ra, CDC cũng khuyên chúng ta nên đến phòng cấp cứu trong vòng 3 giờ ngay khi xuất hiện dấu hiệu đột quỵ, như vậy sẽ có ít khả năng bị tàn tật hơn.

Chia sẻ bài viết
Chia sẻ lên Facebook

Chăm sóc khách hàng

Để lại thông tin, Genetica® sẽ liên hệ trong vòng 24h.
Số điện thoại

Tổng đài hỗ trợ: 1900 599 927

Ứng dụng Genetica
Hơn 1000 báo cáo chuyên sâu về bạn
ngay trong lòng bàn tay
Tải ứng dụng ngay
1/3