Chế độ ăn kiêng ketogenic có thể không tốt cho xương của vận động viên
Loãng xương thường phổ biến ở người cao tuổi nhưng hiện đã có những bằng chứng về chế độ ăn và tập luyện sẽ ảnh hưởng đến xương chúng ta như thế nào từ khi còn trẻ. Trong một nghiên cứu vừa được công bố vào tháng 1 trên tạp chí Frontiers in Endocrinology, các nhà nghiên cứu ở Úc đã phát hiện ra những dấu hiệu loãng xương với các vận động viên đi bộ tuân thủ chế độ ăn ketogenic.
Tại Việt Nam, ăn kiêng theo chế độ Ketogenic đang được giới trẻ tin tưởng và áp dụng. Thực đơn sẽ mang đến những lợi ích gì cho sức khỏe và vóc dáng của bạn? Chế độ ăn Keto gần đây đang trở thành từ khóa được nhiều cô nàng tìm kiếm để da dạng hơn thực đơn ăn kiêng. Ngoài tác dụng cải thiện vóc dáng, nhiều nghiên cứu còn chứng minh chế độ ăn này cũng rất tốt cho sức khỏe đấy! Cùng Genetica.asia tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích dưới đây nhé!
>> Xem Thêm: TOP 5 chế độ ăn giảm cân tại nhà bạn nên biết
SỰ LIÊN HỆ GIỮA CHẾ ĐỘ ĂN KIÊNG KETOGENIC VÀ LOÃNG XƯƠNG
Được biết đến nhiều hơn với tên gọi chế độ ăn keto, đây là chế độ cực kỳ ít carbohydrate, nhiều chất béo, với 90% lượng calo hàng ngày đến từ chất béo. Chế độ ăn này vốn rất phổ biến với những người có mong muốn giảm cân, kiểm soát lượng đường trong máu hoặc cải thiện sức khỏe. Một số vận động viên cũng thực hiện chế độ ăn kiêng keto với hy vọng cải thiện hiệu suất, vì dưới góc nhìn về nguồn năng lượng chất béo rất dồi dào, đốt cháy chậm và kéo dài.
Trong phạm vi nghiên cứu này, các nhà khoa học đã yêu cầu các vận động viên đồng ý tham gia vào nghiên cứu thay đổi chế độ dinh dưỡng của họ trong vài tuần. Ba mươi vận động viên đi bộ chuyên nghiệp, tất cả đều chuẩn bị bắt đầu tập luyện cường độ cao cho các giải vô địch thế giới và các cuộc thi khác được chia thành hai nhóm.
Một nửa số vận động viên tham gia bắt đầu thực hiện chế độ ăn kiêng keto nghiêm ngặt, ít carbohydrate, giàu chất béo. Nửa còn lại tiếp tục tuân thủ chế độ ăn truyền thống giàu carbohydrate. Tất cả các vận động viên đều được cung cấp tương đương lượng calo so với trọng lượng cơ thể hoặc lịch sử dinh dưỡng của họ.
Trước khi chế độ ăn kiêng bắt đầu, các nhà nghiên cứu đã lấy máu từ các vận động viên trước và sau khi tập luyện, để thiết lập mức chuẩn về sức khỏe xương khớp cơ bản và các dấu hiệu khác về sức khỏe và thể lực của họ. (Thí nghiệm được thiết kế để xem xét nhiều khía cạnh của chế độ ăn ketogen trong thể thao).
Các mô xương liên tục thay thế và tự làm mới lại để đáp ứng với nhu cầu của cơ thể, vì vậy chúng có nhu cầu năng lượng cao. Hiểu được điều này, nhóm nghiên cứu đã kiểm tra nồng độ trong máu của các vận động viên về các thành phần liên quan đến quá trình hủy xương cũ, tái tạo lại xương mới và quá trình tổng thể.
Sau đó, các vận động viên bắt đầu tập luyện cường độ cao trong ba tuần rưỡi, thực đơn của họ chủ yếu là chất béo hoặc chủ yếu là carbohydrate. Hết giai đoạn này, nhóm nghiên cứu tiến hành xét nghiệm máu để kiểm tra lại các dấu hiệu của sức khỏe xương. Họ đã tìm thấy sự khác biệt! Các dấu hiệu hủy xương cao hơn ở các vận động viên theo chế độ ăn keto so với lúc bắt đầu nghiên cứu, trong khi các dấu hiệu hình thành xương và tái tạo tổng thể lại thấp hơn.
>> Tìm hiểu thêm: TOP 5 chế độ ăn LOW-CARB giảm cân cho nam và nữ
Điều tương tự không xảy ra ở nhóm theo chế độ ăn truyền thống, các chỉ số của họ vẫn không thay đổi. Nói cách khác, các vận động viên theo chế độ ăn kiêng ketogenic có dấu hiệu suy yếu sức khỏe xương. “Nguyên nhân vì sao xương của họ bị ảnh hưởng bởi chế độ khi ăn vẫn còn chưa rõ ràng”.
Louise Burke, giám đốc viện dinh dưỡng thể thao tại Viện Thể thao Úc ở Canberra và là một trong những tác giả chính của nghiên cứu này cho biết. “Chúng tôi tin rằng chế độ ăn keto có thể ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa xương do lượng dự trữ carbohydrate thấp cho một số hormone sử dụng, cộng thêm một số yếu tố khác nữa”, cô nói. “Tiến hành các nghiên cứu liên quan là cần thiết để hiểu rõ về vấn đề.”
Những phát hiện mới này có thể cần được kết hợp với các thông tin giải mã gen của từng người để có phương pháp tiếp cận đầy đủ hơn trước khi điều chỉnh các chế độ ăn uống và tập luyện của từng cá nhân. Tiến sĩ Burke và cộng sự của cô có kế hoạch nghiên cứu ảnh hưởng dài hạn của chế độ ketogengic và tập luyện trong các nghiên cứu trong tương lai.
Nho Anh - Phỏng dịch từ bài gốc đăng trên The New York Times.
Link bài gốc: https://www.nytimes.com/2020/02/05/well/move/could-a-keto-diet-be-bad-for-athletes-bones.html