Gen đã giúp con người thích nghi với thế giới giàu tinh bột

Các nhà nghiên cứu đã so sánh bộ gen của 2504 người hiện đại từ khắp nơi trên thế giới và 61 loài động vật bao gồm tinh tinh, khỉ đột, gấu và cá, DNA của người hoá thạch cổ đại, và DNA từ người Neanderthals và Denisovans để xem gen đã phát triển theo thời gian như thế nào.
Mỹ Hạnh
Tác giả bài viết: Mỹ Hạnh.31/03/2020

Có 1 gen đã giúp con người thích nghi với thế giới giàu tinh bột - nhưng 50% chúng ta lại không mang nó. Tại sao có người ăn một bữa ăn nhiều tinh bột lại không bị tăng đường huyết, nhưng người khác ăn cũng ăn như vậy thì lại bị?

Điều này có thể được lý giải qua việc liệu người ăn có mang một biến thể đặc trưng hiệu quả hơn của gen điều chỉnh đường huyết hay không. Biến thể mới này xuất hiện nhiều trong các quần thể thực hiện canh tác trong giai đoạn đầu của cuộc cách mạng nông nghiệp, khi thực phẩm với hàm lượng tinh bột cao dần trở nên phổ biến hơn. 

Nhưng vấn đề ở đây là: một nửa chúng ta không có biến thể mới này

Nếu bạn nằm trong số 50% dân số vẫn mang biến thể cũ kém hiệu quả trong việc điều hoà đường huyết thì một chế độ giàu tinh bột có thể khiến cơ thể bạn gặp khó khăn trong việc khiểm soát lượng đường trong máu. Đó là một trong những phát hiện mới và hấp dẫn của các nhà nghiên cứu tại trường đại học London 

Các chuyên gia về di truyền dân số, sinh học tiến hóa, sinh học tế bào và phân tích DNA cổ đại đã cùng nhau kiểm tra lịch sử tiến hoá của gen vận chuyển đường ra khỏi máu và đi vào các tế bào mỡ và cơ bắp của chúng ta. Nghiên cứu xem xét áp lực chọn lọc đối với hai biến thể gen hiện có, một biến thể duy trì lượng đường trong máu và một biến thể biến đổi đường huyết nhanh.

Gen đã giúp con người thích nghi với thế giới giàu tinh bột

Các nhà nghiên cứu đã so sánh bộ gen của 2504 người hiện đại từ khắp nơi trên thế giới và 61 loài động vật bao gồm tinh tinh, khỉ đột, gấu và cá, DNA của người hoá thạch cổ đại, và DNA từ người Neanderthals và Denisovans để xem gen đã phát triển theo thời gian như thế nào.

Gen CLTCL1 mã hoá cho một loại protein cụ thể gọi là CHC22, có tham gia vào quá trình chuyển hoá đường.

CHC22 hoạt động gần giống như một cảnh sát giao thông cho phép các phương tiện - như yếu tố vận chuyển GLUT4 - mang glucose qua màng tế bào. Các biến thể cũ giữ các chất vận chuyển trở lại trong các tế bào lâu hơn, dẫn đến việc loại bỏ glucose ra khỏi máu chậm hơn. Trong khi đó, biến thể mới không giữ chất vận chuyển đường bên trong các tế bào vì thế cho phép loại bỏ glucose ra khỏi máu nhanh hơn.

"Phiên bản cũ hơn của biến thể di truyền này có thể sẽ hữu ích cho tổ tiên của chúng ta vì nó sẽ giúp duy trì lượng đường trong máu cao hơn trong thời gian nhịn ăn, điều này sẽ giúp chúng ta phát triển bộ não lớn của mình" giải thích đầu tiên Tiến sĩ Matteo Fumagalli

Nghiên cứu cho thấy một đột biến trong gen CLTCL1 cổ đại xuất hiện lần đầu tiên khoảng 450.000 năm trước khi con người bắt đầu nấu thức ăn - khi mà tinh bột được nấu chín sẽ trở nên dễ tiêu hóa hơn. Tuy nhiên, áp lực chọn lọc đối với gen trong thời kỳ cách mạng nông nghiệp cách đây 12.500 năm trước đã lan truyền gen rộng rãi hơn vào quần thể nông nghiệp.

Ngày nay, nghiên cứu cho thấy một nửa trong số chúng ta vẫn mang gen cổ xưa. Các nhà nghiên cứu cho biết cần có nhiều nghiên cứu hơn để hiểu rõ các biến thể di truyền này ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh lý của chúng ta như thế nào, tuy nhiên, những người có biến thể cũ hơn có thể cần phải cẩn thận hơn khi tiêu thụ tinh bột.

Nguồn tham khảo: https://www.dietdoctor.com/study-gene-helped-humans-adapt-to-higher-carb-world-but-50-of-us-dont-have-it

Tham khảo thêm:

Chia sẻ bài viết
Chia sẻ lên Facebook

Chăm sóc khách hàng

Để lại thông tin, Genetica® sẽ liên hệ trong vòng 24h.
Số điện thoại

Tổng đài hỗ trợ: 1900 599 927

Ứng dụng Genetica
Hơn 1000 báo cáo chuyên sâu về bạn
ngay trong lòng bàn tay
Tải ứng dụng ngay
1/3