Gen thúc đẩy béo phì trong một thế giới béo phì
Gen ảnh hưởng đến mọi khía cạnh sinh lý, quá trình phát triển và sự thích nghi của con người. Béo phì không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa rõ các gen cụ thể nào góp phần gây ra béo phì cũng mức độ của "các tương tác giữa gen và môi trường" - sự tương tác phức tạp giữa cấu trúc di truyền và trải nghiệm sống của chúng ta.
Năm 2014, một nghiên cứu cho thấy tiêu thụ thực phẩm chiên có thể tương tác với các gen liên quan đến béo phì, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giảm tiêu thụ thực phẩm chiên ở những cá nhân bẩm sinh có xu hướng mắc bệnh béo phì. Việc tìm kiếm các gen béo phì của con người đã bắt đầu từ nhiều thập kỷ trước.
Nghiên cứu mới nổi cũng đã bắt đầu xác định nền tảng di truyền của bệnh béo phì phổ biến, chịu ảnh hưởng của hàng chục, nếu không nói là hàng trăm gen. Ngoài ra, nghiên cứu về mối quan hệ giữa một số loại thực phẩm và béo phì đang làm sáng tỏ hơn về sự tương tác giữa chế độ ăn uống, gen và béo phì.
Các dạng béo phì hiếm gặp do đột biến gen đơn (Béo phì đơn)
Một số dạng béo phì hiếm gặp là do đột biến ngẫu nhiên trên các gen đơn, được gọi là đột biến đơn bội. Những đột biến này đã được phát hiện xuất hiện trên các gen đóng vai trò thiết yếu trong kiểm soát sự thèm ăn, lượng thức ăn tiêu thụ và cân bằng nội môi, cũng như trên các gen mã hóa cho hormone leptin, thụ thể leptin, pro-opiomelanocortin và thụ thể melanocortin-4 .
Béo phì cũng là một dấu hiệu của một số hội chứng di truyền gây ra bởi đột biến hoặc bất thường nhiễm sắc thể, chẳng hạn như hội chứng Prader–Willi và Bardet-Biedl. Trong các hội chứng này, béo phì thường đi kèm với chậm phát triển tâm thần, dị thường sinh sản hoặc các vấn đề khác
Béo phì "phổ biến" gây ra bởi đột biến ở nhiều gen
Trong thế kỷ 21, béo phì là một vấn đề sức khỏe ảnh hưởng đến cả người giàu lẫn nghèo, người có học thức lẫn ít học. Tuy nhiên, tỷ lệ mỡ trong cơ thể của mỗi người là khác nhau, và một số người luôn có xu hướng tích nhiều mỡ trong cơ thể hơn người khác. Một số nghiên cứu về các quần thể lớn cho thấy chúng ta có nguy cơ béo phì ở các mức độ khác nhau một phần là do di truyền. Thế nhưng, nguy cơ này không xuất phát từ một gen duy nhất mà từ nhiều gen (đa gen).
Năm 2007, các nhà nghiên cứu sử dụng các nghiên cứu kết hợp trên toàn bộ gen xác định các biến thể gen liên quan đến béo phì đầu tiên được gọi là "gen liên qua đến tỷ khối mỡ và béo phì" (FTO) trên nhiễm sắc thể 16. Những biến thể gen này khá phổ biến và những người mang gen này có nguy cơ béo phì cao hơn từ 20 đến 30 phần trăm so với những người không mang gen.
Hầu hết mọi người bẩm sinh đều có nguy cơ béo phì ở mức độ nhất định, tùy thuộc vào tiền sử gia đình và sắc tộc. Nguy cơ béo phì di truyền, tuy nhiên, lại được hiện thực hóa qua chế độ ăn uống, lối sống hoặc các yếu tố môi trường khác.
Điểm mấu chốt: Môi trường và lối sống lành mạnh có thể chống lại các nguy cơ di truyền
Hiểu rõ hơn về cách di truyền có thể góp phần gây ra béo phì - đặc biệt là béo phì thông thường - cũng như các tương tác giữa môi trường và gen sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về các nguyên nhân dẫn đến béo phì. Những thông tin này có thể mang lại nhiều lợi ích cho phòng ngừa và điều trị béo phì. Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhớ là gen chỉ đóng góp phần nhỏ làm tăng nguy cơ béo phì, trong khi các thực phẩm độc hại và hoạt động lại chiếm phần lớn.
Như một nhà khoa học đã viết, "Gen có thể đồng quyết định ai dễ trở nên béo phì, nhưng môi trường của chúng ta quyết định có bao nhiêu người trở nên béo phì." Đó là lý do tại sao các nỗ lực phòng chống béo phì phải tập trung vào việc thay đổi môi trường sống để tạo ra các lựa chọn lành mạnh phù hợp cho tất cả mọi người.
Dịch từ bài viết: https://www.hsph.harvard.edu/obesity-prevention-source/obesity-causes/genes-and-obesity/
Tham khảo thêm: