Sở thích, hành vi và khả năng phát triển của trẻ tự kỷ (ASD)

Ngoài việc bị ảnh hưởng khả năng giao tiếp, không hiểu cảm xúc và lời nói của người khác, mất một số kỹ năng xã hội giúp trẻ hòa nhập. Một trẻ mắc phải rối loạn phổ tự kỷ (ASD) còn có sở thích lạ và những hành vi, thói quen khác biệt.
Đỗ Mạnh Cường
Tác giả bài viết: Đỗ Mạnh Cường. Bác sĩ tham vấn: BS.CKII Thái Thị Thanh Thủy25/03/2021

Ngoài việc bị ảnh hưởng khả năng giao tiếp, không hiểu cảm xúc và lời nói của người khác, mất một số kỹ năng xã hội giúp trẻ hòa nhập. Một trẻ mắc phải rối loạn phổ tự kỷ (ASD) còn có sở thích lạ và những hành vi, thói quen khác biệt. Cùng với đó là sự phát triển bất thường về thể chất hoặc tinh thần của trẻ. Bài viết được dịch và biên tập bởi Bác Sĩ Hoàng Anh, đánh giá và duyệt nội dung bởi TH.S Công Nghệ Sinh Học Đỗ Mạnh Cường. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

1. Sở thích và hành vi bất thường của trẻ tự kỷ

Trẻ em mắc rối loạn phổ tự kỷ có sở thích hoặc hành vi không giống các trẻ khác.

Ví dụ về sở thích và hành vi bất thường liên quan đến ASD:

- Xếp hàng đồ chơi hoặc các vật khác

- Luôn chơi với đồ chơi theo cùng một cách mọi lúc

- Thích các bộ phận của đồ vật (ví dụ: bánh xe)

- Rất có tổ chức

- Khó chịu vì những thay đổi nhỏ

- Có sở thích ám ảnh

- Phải tuân theo những thói quen nhất định

- Vỗ tay, tự đá cơ thể hoặc tự quay theo vòng tròn

Trẻ mắc ASD thích những chuyển động lặp đi lặp lại, đó có thể là trên cơ thể chúng (hành động vỗ tay, tự đập cánh tay mình, xoay tròn) hoặc là trên đồ chơi, vật dụng khác (liên tục bật tắt đèn, ngồi hàng giờ quay bánh xe đồ chơi). Những loại hoạt động này được gọi là “tự kích thích” hoặc “làm chậm”.

Trẻ bị ASD có xu hướng tuân thủ nghiêm ngặt theo thói quen. Một sự thay đổi trong nếp sinh hoạt bình thường trong ngày (như dừng lại trên đường đi học về) có thể khiến trẻ bị ASD rất khó chịu, quấy khóc, đặc biệt nếu ở một nơi lạ.

Sở thích, hành vi và khả năng phát triển của trẻ tự kỷ (ASD)

Một số trẻ tự kỷ cũng có thể phát triển các thói quen có vẻ bất thường hoặc không cần thiết. Ví dụ: trẻ luôn cố gắng nhìn vào mọi cửa sổ mà chúng đi ngang qua hoặc xem từ đầu phần giới thiệu bộ phim hoạt hình chúng thích. Không được phép làm những loại thói quen này có thể gây ra sự bực bội và nổi giận dữ dội.

2. Các triệu chứng khác

Triệu chứng không phổ biến khác có thể bao gồm:

- Tăng động (rất năng động)

- Tính bốc đồng (hành động mà không suy nghĩ)

- Khả năng chú ý ngắn

- Hiếu chiến

- Tự gây thương tích

- Cơn giận dữ thường xuyên

- Thói quen ăn ngủ không bình thường (Vd: chỉ thích ăn giới hạn một số món hay thích ăn đất, cát, có thể bị táo bón mạn hay tiêu chảy mạn tính)

- Tâm trạng bất thường hoặc phản ứng theo cảm xúc

- Thiếu sợ hãi hoặc sợ hãi nhiều hơn mong đợi (Vd: không sợ những thứ nguy hiểm nhưng sợ vật vô hại)

Các phản ứng bất thường đối với cách mọi thứ nghe, ngửi, nếm, nhìn hoặc cảm nhận (Vd: phản ứng quá mức đối với cơn đau hoặc với một tiếng ồn lớn)

Sở thích, hành vi và khả năng phát triển của trẻ tự kỷ (ASD)

3. Phát triển của trẻ tự kỷ có bị ảnh hưởng không?

Trẻ em mắc ASD phát triển về thể chất và tâm thần rất khác nhau. Chúng có thể bị chậm phát triển về ngôn ngữ, xã hội và kỹ năng học tập (tâm thần), trong khi khả năng đi lại và di chuyển của chúng (thể chất) tương đương với những đứa trẻ khác cùng tuổi. Chúng có thể có thiên phú trong việc trả lời các câu đố hoặc giải quyết bài toán, máy tính, nhưng gặp khó khăn với các hoạt động xã hội như nói chuyện, kết bạn. Trẻ bị ASD cũng có thể học một kỹ năng khó trước khi học một kỹ năng dễ (có thể đọc những từ dài nhưng không biết đánh vần chữ “b”).

Trẻ em phát triển theo tốc độ của riêng chúng, vì vậy có thể khó nói chính xác khi nào trẻ sẽ học một kỹ năng cụ thể. Tuy nhiên, có những mốc phát triển cụ thể theo độ tuổi được sử dụng để đo lường sự phát triển của trẻ trong những năm đầu đời. Bác sĩ có thể dùng các bảng kiểm nhằm tầm soát, sàng lọc trẻ tự kỷ theo từng lứa tuổi. Ngày 3/6/2020, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ký ban hành Quyết định số 2295/QĐ-BYT về việc triển khai thử nghiệm “Bộ công cụ hướng dẫn quy trình Phát hiện sớm rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ em” (Đọc thêm tại đây)

Video Nhận Biết Nguy Cơ Tự kỷ Di Truyền Bằng Phương Pháp Giải Mã Gen

Nguồn:

  • https://kcb.vn/xin-gop-y-bo-cong-cu-huong-dan-quy-trinh-phat-hien-som-roi-loan-pho-tu-ky-o-tre-em.html
  • https://www.cdc.gov/ncbddd/autism/signs.html

Tham Khảo Thêm:

Chia sẻ bài viết
Chia sẻ lên Facebook

Chăm sóc khách hàng

Để lại thông tin, Genetica® sẽ liên hệ trong vòng 24h.
Số điện thoại

Tổng đài hỗ trợ: 1900 599 927

Ứng dụng Genetica
Hơn 1000 báo cáo chuyên sâu về bạn
ngay trong lòng bàn tay
Tải ứng dụng ngay
1/3