Hội chứng rối loạn lo âu (Anxiety) là gì? Nguyên nhân và triệu chứng

Các nhà khoa học không chắc chắn về nguyên nhân chính xác của rối loạn lo âu nhưng nó có thể là sự kết hợp của các yếu tố di truyền, môi trường, cũng như chất hóa học của não liên quan đến sự sợ hãi
Bùi Thanh Nhân
Tác giả bài viết: Bùi Thanh Nhân.17/05/2021

Cảm giác lo lắng khi chuyển đến một nơi ở mới, bắt đầu một công việc mới hoặc làm bài kiểm tra là điều hoàn toàn bình thường. Loại lo lắng này rất khó chịu, nhưng nó có thể thúc đẩy bạn làm việc chăm chỉ và hoàn thành công việc tốt hơn.

Lo lắng thông thường là cảm giác sẽ đến và đi mà không cản trở cuộc sống hàng ngày của bạn. Nhưng nếu bạn có cảm giác lo lắng tột độ và kéo dài hơn sáu tháng, ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống, khiến bạn xa cách xã hội hay ăn không ngon, mất ngủ, bạn có thể mắc chứng rối loạn lo âu.

1, Hội chứng rối loạn lo âu (Anxiety) là gì?

Các nhà khoa học không chắc chắn về nguyên nhân chính xác của rối loạn lo âu nhưng nó có thể là sự kết hợp của các yếu tố di truyền, môi trường, cũng như chất hóa học của não liên quan đến sự sợ hãi.

Ngoài ra, các nhà khoa học tin rằng các vùng não chịu trách nhiệm kiểm soát nỗi sợ hãi có thể bị tác động theo nhiều cách khác nhau. Nghiên cứu hiện tại về rối loạn lo âu đang xem xét sâu hơn các bộ phận của não có liên quan đến sự lo lắng.

Hội chứng rối loạn lo âu (Anxiety) là gì? Nguyên nhân và triệu chứng


2, Một số dạng của rối loạn lo âu

  • Rối loạn hoảng sợ: lo lắng và căng thẳng cao độ về thể chất trong một khoảng thời gian ngắn (căng thẳng thể chất là những dạng như chóng mặt, nhịp tim cao, đổ mồ hôi, tê bì và các triệu chứng tương tự khác)
  • Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD): lo lắng thể hiện bằng những hành vi, suy nghĩ lặp đi lặp lại một cách vô nghĩa để giảm bớt căng thẳng hay lo âu.
  • Chứng ám ảnh sợ hãi: sợ quá mức và vô lý với các vật hoặc các tình huống không thực sự quá nguy hiểm.
  • Hội chứng ám ảnh sợ xã hội: sợ hãi quá mức trong các tình huống xã hội thông thường như trò chuyện trong nhóm, nói chuyện trước đám đông. 
  • Rối loạn lo âu lan tỏa (GAD) khác với những rối loạn khác vì nó không nhất thiết liên quan đến một nguyên nhân hoặc hành vi cụ thể. Bạn có thể lo lắng liên tục về nhiều thứ khác nhau cùng một lúc hoặc tăng dần theo thời gian. 

3, Các triệu chứng của rối loạn lo âu

Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến của bệnh rối loạn lo âu là:

  • Cảm thấy lo lắng, bồn chồn hoặc căng thẳng
  • Có cảm giác nguy hiểm sắp xảy ra, hoảng sợ hoặc cảm giác như tận thế
  • Nhịp tim tăng
  • Thở nhanh (tăng thông khí)
  • Đổ mồ hôi
  • Run rẩy
  • Cảm thấy yếu hoặc mệt mỏi
  • Khó tập trung hoặc suy nghĩ về bất cứ điều gì khác ngoài nỗi lo hiện tại
  • Khó ngủ
  • Gặp phải các vấn đề về đường tiêu hóa (GI)
  • Gặp khó khăn trong việc kiểm soát lo lắng
  • Có mong muốn tránh những thứ gây ra lo lắng

4, Có các xét nghiệm chẩn đoán rối loạn lo âu không?

Một xét nghiệm đơn lẻ không thể chẩn đoán rối loạn lo âu mà đòi hỏi một quá trình dài khám sức khỏe tổng quát, đánh giá sức khỏe tâm thần và dựa trên bảng câu hỏi tâm lý mà người bệnh trả lời.

Các triệu chứng của cơn lo âu cũng có thể xảy ra nếu bạn lạm dụng một số chất kích thích, chất thức thần (chất gây ảo giác, thay đổi cách não bộ tiếp nhận thông tin và ý thức) hoặc khi bạn ngừng sử dụng thuốc, chất kích thích.

Bác sĩ có thể dùng một số cách để giúp bạn xác định cơn rối loạn lo âu như:

  • Tiến hành xét nghiệm máu hoặc nước tiểu để loại trừ các tình trạng bệnh lý tiềm ẩn góp phần gây ra các triệu chứng bạn đang gặp phải.
  • Sử dụng bài kiểm tra có thang điểm lo lắng để đánh giá mức độ lo lắng mà bạn đang trải qua.

Hội chứng rối loạn lo âu (Anxiety) là gì? Nguyên nhân và triệu chứng

5, Có cách nào trị khỏi rối loạn lo âu không?

Điều trị lo âu chia làm hai loại: liệu pháp tâm lý và thuốc.

Liệu pháp tâm lý: Bạn có thể nhờ đến sự giúp đỡ của nhà trị liệu hoặc nhà tâm lý, học cách sử dụng các công cụ hỗ trợ trong những tình huống lo lắng và lập chiến lược đối phó.

  • Liệu pháp nhận thức - hành vi: nhằm mục đích thay đổi suy nghĩ, niềm tin và hành vi có thể gây ra lo lắng.
  • Liệu pháp "tự phơi nhiễm": để một người tiếp xúc dần dần với các tình huống làm họ lo lắng. Bác sĩ sẽ sử dụng hệ thống phân chia cấp bậc của sự sợ hãi, hay còn gọi là giải mẫn cảm có hệ thống (liệu pháp phơi nhiễm tăng dần)
  • Kỹ thuật kiểm soát căng thẳng và kỹ thuật thư giãn: thư giãn cơ sâu, thiền, tập thở và tiếp nhận tư vấn từ bác sĩ.

Thuốc: thuốc chống trầm cảm và thuốc an thần thường được sử dụng để điều trị chứng lo âu, giúp cân bằng hóa học trong não, ngăn ngừa các đợt lo lắng, giảm thiểu các triệu chứng nghiêm trọng.

Khi được chẩn đoán mắc chứng lo âu, bạn có thể lựa chọn các phương pháp điều trị với bác sĩ. Đối với một số người, điều trị thuốc là không cần thiết, họ có thể thay đổi lối sống để đối phó với các triệu chứng thường gặp.

Tuy nhiên, trong những trường hợp trung bình hoặc nghiêm trọng hơn, việc điều trị thuốc và hành vi sẽ giúp bạn khắc phục các triệu chứng lo âu, có một cuộc sống "dễ thở" hơn.

6, Những biện pháp tự nhiên nào giúp điều trị chứng lo âu?

Thay đổi lối sống là một cách hiệu quả để giảm bớt căng thẳng và lo lắng. Hầu hết các "biện pháp khắc phục" tự nhiên mà Genetica có thể gợi ý cho bạn là:

  • Ngủ đủ giấc
  • Thiền định
  • Duy trì hoạt động và tập thể dục
  • Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh
  • Duy trì vận động và tập thể dục
  • Tránh rượu
  • Tránh caffein
  • Bỏ thuốc lá

Hội chứng rối loạn lo âu (Anxiety) là gì? Nguyên nhân và triệu chứng

7, Lo âu và trầm cảm có giống nhau không?

Lo âu và trầm cảm là 2 loại rối loạn khác nhau. Nếu bạn bị rối loạn lo âu, bạn cũng có thể bị trầm cảm. Mặc dù lo lắng và trầm cảm có thể xảy ra riêng biệt, nhưng không có gì lạ khi những rối loạn sức khỏe tâm thần này xảy ra cùng lúc. Lo lắng có thể là một triệu chứng của bệnh trầm cảm lâm sàng hoặc trầm cảm nặng.

Tương tự như vậy, các triệu chứng trầm cảm nặng hơn có thể được kích hoạt bởi chứng rối loạn lo âu. Bạn có thể lựa chọn các cách điều trị khác nhau như tâm lý trị liệu (tư vấn), thuốc và thay đổi lối sống.

8, Khi nào thì bạn nên đến gặp bác sĩ?

  • Bạn cảm thấy lo lắng quá nhiều và điều đó làm ảnh hưởng đến công việc, học tập, các mối quan hệ trong cuộc sống của bạn.
  • Bạn càng ngày cảm thấy khó chịu và khó kiểm soát nỗi lo lắng, căng thẳng của mình.
  • Bạn cảm thấy chán nản, gặp vấn đề với việc sử dụng rượu hoặc ma túy, có những lo lắng khác về sức khỏe tâm thần của mình.
  • Bạn nghĩ rằng nỗi lo lắng của mình có liên quan đến vấn đề sức khỏe nào đó.
  • Nếu bạn có ý nghĩ hoặc hành vi tự sát, hãy liên hệ với đường dây nóng của bệnh viện để gặp bác sĩ ngay lập tức.

Cảm giác lo lắng, căng thẳng là điều hoàn toàn bình thường trong cuộc sống. Tuy nhiên, nếu bạn có những triệu chứng nghiêm trọng hơn thế, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời nhé.

Nguồn tham khảo:

  1. https://www.healthline.com/health/anxiety-diagnosis#types-of-anxiety
  2. https://www.hhs.gov/answers/mental-health-and-substance-abuse/what-are-the-five-major-types-of-anxiety-disorders/index.html
Chia sẻ bài viết
Chia sẻ lên Facebook

Chăm sóc khách hàng

Để lại thông tin, Genetica® sẽ liên hệ trong vòng 24h.
Số điện thoại

Tổng đài hỗ trợ: 1900 599 927

Ứng dụng Genetica
Hơn 1000 báo cáo chuyên sâu về bạn
ngay trong lòng bàn tay
Tải ứng dụng ngay
1/3