Chỉ số EQ là gì? Có được quyết định bởi gen di truyền không?

Chỉ số EQ chính là trí tuệ cảm xúc. Một người có EQ cao có thể dễ thấu hiểu tính cách, động lực của người khác, từ đó biết cách ứng xử phù hợp. Khả năng đồng cảm với người khác là một đặc điểm chính trong tương tác xã hội của con người, liên quan đến khả năng chia sẻ cảm xúc với người khác và khả năng phản hồi theo các nguyên nhân cơ bản của cảm xúc đó.
Mai Khanh
Tác giả bài viết: Mai Khanh. Bác sĩ tham vấn: BS Hà Thị Mỹ Hạnh22/03/2022

Chỉ số EQ thường không được chú trọng bằng chỉ số IQ. Tuy nhiên, ngày nay đã có nhiều nhà nghiên cứu chỉ ra rằng chỉ số EQ có vai trò quan trọng không kém IQ trong sự thành công của mỗi con người. Một người có EQ cao sẽ có khả năng kiểm soát cảm xúc bằng trí tuệ và lý trí, đưa ra quyết định sáng suốt và khác quan hơn. Vậy, chỉ số EQ là gì, có phải do di truyền hay không, làm sao để cải thiện, hãy cùng Genetica tìm hiểu sau đây.

1, Chỉ số EQ là gì?

Khả năng đồng cảm với người khác là một đặc điểm chính trong tương tác xã hội của con người, liên quan đến khả năng chia sẻ cảm xúc với người khác và khả năng phản hồi theo các nguyên nhân cơ bản của cảm xúc đó.

Đồng cảm là khả năng nhận ra những suy nghĩ và cảm xúc của người khác (sự đồng cảm nhận thức), cũng như khả năng đáp ứng lại cảm xúc và suy nghĩ của người khác bằng một cảm xúc phù hợp (sự đồng cảm cảm xúc).

Chỉ số EQ là gì? Có được quyết định bởi gen di truyền không?

Chỉ số EQ chính là trí tuệ cảm xúc. Một người có EQ cao có thể dễ thấu hiểu tính cách, động lực của người khác, từ đó biết cách ứng xử phù hợp. Chỉ số EQ được biểu hiện qua một số đặc tính quan trọng:

  • Đồng cảm: người có EQ cao thấu hiểu được cảm nhận của người khác.
  • Kỹ năng xã hội: người có EQ cao dễ dàng giao tiếp rõ ràng và có thể truyền cảm hứng cũng như thuyết phục người khác.
  • Khả năng tự nhận thức: người có EQ cao tự nhận thức rõ được suy nghĩ và cảm xúc hiện tại của mình.
  • Khả năng tự kiểm soát: người có EQ cao tự điều chỉnh được cách bản thân hành xử trong các tình huống sao cho phù hợp và tích cực nhất.

Ví dụ, khi đang làm việc, bỗng dưng một đồng nghiệp bắt đầu tranh cãi với bạn. Nếu bạn có EQ thấp, bạn sẽ lập tức tranh cãi lại. Tuy nhiên, nếu bạn có EQ cao, bạn sẽ cẩn thận kiểm soát phản ứng của bản thân với những lời nói của người đồng nghiệp đó. Bạn phân tích suy nghĩ và cảm xúc của họ. Và rồi bạn sẽ có cách xử sự mang tính xây dựng và góp ý hơn là tức giận.

Có trí tuệ cảm xúc cao đem lại nhiều lợi ích, bao gồm:

  1. Cải thiện giao tiếp
  2. Giảm căng thẳng
  3. Các mối quan hệ tốt đẹp hơn
  4. Tăng cơ hội công việc
  5. Dễ thăng tiến trong công việc

2, Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số EQ

Có thể nói, trí tuệ cảm xúc dựa vào cách bạn phân tích và xử lý các tình huống xã hội. Một trong những gen ảnh hưởng đến quá trình này là OXTR. Gen OXTR có vai trò quan trọng quy định cách hoóc môn oxytocin ảnh hưởng đến bạn. Oxytocin có mối quan hệ chặt chẽ với hành vi của con người.

Ví dụ, oxytocin giúp chúng ta đồng cảm với trạng thái tâm lý của người khác, một kỹ năng quan trọng thuộc về trí tuệ cảm xúc.

  • Yếu tố từ môi trường: Môi trường gia đình, trường lớp, những người xung quanh trẻ, xã hội và các mối quan hệ xã hội.
  • Yếu tố di truyền: Nồng độ oxytocin, gen HTR2A, biến thể gen COMT

3, Cải thiện EQ hiệu quả dưới góc nhìn di truyền

Để cải thiện EQ, đầu tiên phụ huynh phải xác định trẻ khiếm khuyết EQ ở điểm nào:

  • Nếu như nồng độ Oxytocin thấp thì phụ huynh thì nên ôm ấp trẻ nhiều hơn
  • Nếu như khả năng nhận biết cảm xúc người khác của trẻ thấp thì phụ huynh nên cho trẻ đọc sách nhiều hơn, tham gia hoạt động như diễn kịch, đóng vai…
  • Nếu liên quan đến khả năng đồng cảm thì phụ huynh nên dành thời gian nói chuyện với trẻ nhiều hơn và để trẻ tham gia các hoạt động thiện nguyện…

Chỉ số EQ là gì? Có được quyết định bởi gen di truyền không?

4, Chỉ số IQ và EQ có phải do di truyền?

Chỉ số IQ và EQ ở trẻ được thừa hưởng từ bố mẹ?

Một nghiên cứu của các nhà khoa học từ Đại học Cambridge, Viện Pasteur, Đại học Paris Diderot và 23andMe với sự tham gia kiểm tra EQ của 46.861 người, đã kết luận rằng “Trẻ có chỉ số EQ cao hay thấp một phần là do được thừa hưởng từ bố mẹ. Điều này có nghĩa, chỉ số EQ của trẻ không chỉ hình thành trong quá trình được bố mẹ nuôi dạy mà còn do gen di truyền”.

Trong khi đó, các nghiên cứu về các cặp sinh đôi cho thấy, chỉ số IQ của các cặp song sinh cùng trứng giống nhau hơn so với các cặp song sinh khác trứng. Hoặc anh chị em ruột sống cùng nhà với nhau có chỉ số IQ giống nhau hơn so với anh chị em được nhận nuôi sống chung trong gia đình của bố mẹ nuôi.

Như vậy, cả EQ và IQ đều có tính di truyền. Song EQ hay IQ quan trọng hơn trong việc quyết định thành công của trẻ, ba mẹ có thể tìm hiểu trong phần tiếp theo ngay sau đây.

Chỉ số EQ là gì? Có được quyết định bởi gen di truyền không?

IQ và EQ - yếu tố nào quan trọng hơn trong việc quyết định thành công?

Đã có thời điểm, nhiều nhà khoa học cho rằng IQ là yếu tố chính quyết định sự thành công của một người. Những người có chỉ số IQ cao sẽ có cuộc sống hoàn thiện và đạt được nhiều thành tựu hơn so với những người có chỉ số IQ thấp.

Nhưng sau đó họ nhận ra, IQ không đủ để mang đến thành công mà cần rất nhiều yếu tố khác, trong số đó có EQ - trí tuệ cảm xúc. Thực tế ngày nay, trong quá trình tuyển dụng, rất nhiều công ty trên thế giới bắt buộc phải đào tạo trí tuệ cảm xúc và sử dụng các bài kiểm tra EQ cho các ứng viên.

Nhiều nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng những cá nhân có tiềm năng lãnh đạo mạnh mẽ thường có xu hướng thông minh hơn về mặt cảm xúc. Điều này cho thấy, chỉ số EQ cao là một phẩm chất quan trọng đối với những người đứng đầu các tổ chức.

Như vậy, cả IQ và EQ đều quan trọng trong sự thành công của một người. Nếu IQ mang đến khả năng tư duy logic, trí nhớ tốt, lý luận sắc bén, tiếp thu nhiều kiến thức thì EQ lại giúp có được cảm nhận và phán đoán tốt về con người để xây dựng các mối quan hệ xã hội.

Trong sự thành công của trẻ, cả IQ & EQ đều mang vai trò quyết định. Do đó, cha mẹ cần bồi đắp cho con dựa trên những điểm mạnh sẵn có và hỗ trợ con cải thiện các điểm còn hạn chế để trẻ có thể phát triển toàn diện.

Chỉ số EQ là gì? Có được quyết định bởi gen di truyền không?

5, Giải Mã Gen khám phá chỉ số IQ và EQ của trẻ

Giải mã gen khám phá chỉ số IQ và EQ của trẻ, giúp ba mẹ có định hướng phát triển tài năng phù hợp cho con. Khám phá tiềm năng của con người luôn là một thách thức lớn ở mọi thời đại. Tuy nhiên, khoa học giải mã gen ngày nay có thể giúp chúng ta tìm ra được tương đối chính xác những điểm mạnh và điểm chưa mạnh của một người.

Cha mẹ có thể nhờ đến công nghệ giải mã gen để khám phá chỉ số IQ và EQ của con trẻ. Điều này vô cùng quan trọng trong việc phát triển nhân tài và định hướng cho tương lai của con cái.

Gói giã mã gen G-SMART do công ty Genetica của Mỹ phát triển có thể giúp cha mẹ khám phá chỉ số IQ, EQ và các điểm mạnh của con em mình thông qua kết quả phân tích 201 gen. Các gen này liên quan đến tiềm năng trí tuệ bẩm sinh của trẻ bao gồm: IQ (Chỉ số thông minh), EQ (Trí tuệ cảm xúc), Khả năng ngôn ngữ, Khả năng toán học, Khả năng âm nhạc.

Từ các kết quả phân tích và đề xuất của báo cáo G-SMART, cha mẹ sẽ hiểu rõ thêm về khả năng học thuật thiên bẩm, các thế mạnh cũng như hạn chế về năng lực tư duy của con… có thêm cơ sở để định hướng và giúp con phát huy thế mạnh về học thuật và cải thiện các hạn chế.

Cả IQ và EQ đều đóng vai trò quan trọng đối với sự thành công của con trẻ. Ngoài việc phát huy các yếu tố di truyền thì cha mẹ nên khuyến khích con không ngừng học hỏi mỗi ngày để cải thiện kỹ năng trong nhiều lĩnh vực. Việc tăng cường khả năng nhận thức như trí nhớ, tập trung tinh thần (IQ) cho tới việc tiếp nhận, cải thiện các kỹ năng xã hội và cảm xúc (EQ) kết hợp với một môi trường sống và học tập tốt sẽ giúp trẻ đến gần với thành công hơn.

Chia sẻ bài viết
Chia sẻ lên Facebook

Chăm sóc khách hàng

Để lại thông tin, Genetica® sẽ liên hệ trong vòng 24h.
Số điện thoại

Tổng đài hỗ trợ: 1900 599 927

Ứng dụng Genetica
Hơn 1000 báo cáo chuyên sâu về bạn
ngay trong lòng bàn tay
Tải ứng dụng ngay
1/3