Giải thích nguyên nhân tại sao một số người ăn rất mặn
Theo nghiên cứu sơ bộ được trình bày tại Hội thảo khoa học của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ năm 2016, những sự khác biệt về khả năng vị giác được di truyền có thể giải thích nguyên nhân tại sao mọi người ăn nhiều muối hơn khuyến nghị. Tác giả chính Jennifer Smith, B.S.N., R.N., một tiến sĩ, sinh viên tại Đại học Điều dưỡng Đại học Kentucky từng nói : "Các yếu tố di truyền ảnh hưởng đến vị giác đôi khi rõ ràng ở mỗi người, nhưng chúng có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ tim mạch thông qua việc tác động sự lựa chọn thực phẩm của chúng ta".
Ăn mặn không tốt cho sức khỏe
Từ các nghiên cứu trước đây, tác giả phát hiện ra rằng những người mang một trong hai biến thể phổ biến nhất của gen TAS2R38 - tăng khả năng cảm nhận vụ đắng, có xu hướng tránh tiêu thụ những thực phẩm tốt cho tim và có vị đắng như bông cải xanh và rau có lá xanh đậm. Trong các nghiên cứu hiện tại, các nhà khoa học đã tìm cách xác định xem liệu các biến thể di truyền giúp tăng cường cảm nhận vị đắng có tác động với việc lựa chọn các thực phẩm khác hay không.
Các nhà nghiên cứu đã phân tích thói quen ăn uống của 407 đối tượng (độ tuổi trung bình là 51 tuổi, nữ giới chiếm 73%). Những đối tượng này có từ hai yếu tố nguy cơ mắc tim và đang tham gia vào nghiên cứu giảm rủi ro tim mạch ở vùng nông thôn Kentucky.
Khi so sánh những người mang một hoặc hai biến thể của gen TAS2R38 - giúp tăng cường khả năng cảm nhận vị giác, với những người không mang biến thể này, các nhà nghiên cứu nhận thấy những người có khả năng nếm được vị đắng tốt hơn gần 2 lần (1,9 lần) thì có xu hướng tiêu thụ natri nhiều hơn mức giới hạn tối thiểu được khuyến nghị hàng ngày.
Hiện tại, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị giảm natri tiêu thụ xuống mức tối thiểu là không quá 2,300 mg/ngày và giới hạn lý tượng là tiêu thụ không vượt 1,500 mg/ngày. Lượng natri cao chủ yếu được tìm thấy trong muối ăn từ thực phẩm chế biến công nghiệp, đóng gói sẵn và thực phẩm trong nhà hàng. Những thực phẩm này là yếu tố nguy cơ phát triển bệnh cao huyết áp, từ đó có thể dẫn tới đau tim và đột quỵ.
Những người tham gia nghiên cứu mang các biến thể tăng khả năng cảm nhận vị đắng, không có xu hướng tiêu thụ nhiều hơn lượng được khuyến nghị hàng ngày với các chất như đường, chất béo bão hoà và đồ uống có cồn - tất cả những chất này đều gây tác động tiêu cực tới sức khoẻ của tim.
"Một số nghiên cứu dự đoán rằng những cá nhân có khả năng cảm nhận vị đắng tốt, có thể cũng có khả năng nếm vị mặn tốt hơn và thích ăn mặn hơn, dẫn tới tăng lượng natri nạp vào. Một lý thuyết khác cho rằng họ sử dụng muối để làm giảm vị đắng của thực phẩm, do đó, dẫn tới tiêu thụ nhiều natri hơn”, Sam từng nói.
"Có một số nghiên cứu cho thấy rằng những người có vị đắng mạnh hơn cũng có thể nếm muối mạnh hơn và thưởng thức nó nhiều hơn, dẫn đến tăng lượng natri. Một lý thuyết khác là họ sử dụng muối để che giấu vị đắng của thực phẩm và do đó tiêu thụ nhiều natri hơn", Smith nói.
Thông tin về sự tác động của gene di truyền tới khả năng vị giác có thể giúp mọi người lựa chọn được thực phẩm vừa tốt cho tim mạch vừa ngon miệng, thay vì cố gắng đi ngược lại với sở thích ăn uống bẩm sinh của bản thân.
Smith nhận định: "Bằng cách xác định biến thể của một người, chúng tôi có thể giúp họ lựa chọn thực phẩm tốt hơn thông qua hình thức giáo dục phù hợp với từng cá nhân".
Khi phân tích, các nhà điều tra đã kiểm soát những yếu tố có thể gây tác động tới vị giác và chế độ ăn uống như: tuổi tác, cân nặng, tình trạng hút thuốc và việc sử dụng thuốc huyết áp.
Các tác giả đã chú thích rằng mặc dù những đối tượng tham gia nghiên cứu chủ yếu là người da trắng nhưng kết quả có thể tương tự ở những chủng tộc khác vì hơn 90% dân số Hoa Kỳ có một trong hai biến thể gen mà họ nghiên cứu. Họ có kế hoặc mở rộng công việc nghiên cứu để tiến hành tìm hiểu trên một nhóm đa sắc tộc.
Nguồn tham khảo: https://www.sciencedaily.com/releases/2016/11/161113160331.htm
Xem thêm: