Những điều bí ẩn quanh mùi xì hơi của trẻ sơ sinh

Xì hơi (flatulence) hay đánh rắm, là một quá trình sinh học giúp giải phóng khí từ quá trình tiêu hóa
Duyên Nguyễn
Tác giả bài viết: Duyên Nguyễn.18/05/2021

Bậc cha mẹ chúng ta thường rất yêu thương con cái đến mức có thể dễ dàng bỏ qua nếu trẻ xì hơi có mùi nặng hơn bình thường. Xì hơi (flatulence) hay đánh rắm, là một quá trình sinh học giúp giải phóng khí từ quá trình tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu trẻ thực sự xì hơi có mùi, thì cần phải điều tra lý do tại sao. Hãy cùng nhau tìm hiểu nguyên nhân khiến việc xì hơi của trẻ có mùi lạ và biết rằng khi nào bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ.

Những điều bí ẩn quanh mùi xì hơi của trẻ sơ sinh

Xì hơi ở trẻ em thường không có mùi hôi vì là sản phẩm phụ tự nhiên của quá trình tiêu hóa sữa mẹ, sữa công thức hoặc chế độ ăn dặm đầu tiên. Tuy nhiên, nếu rắm của trẻ bốc mùi như lưu huỳnh, trứng thối, bắp cải, sữa chua, kim loại hoặc nhựa thì có thể trẻ bị nhạy cảm với thực phẩm, dị ứng hoặc mắc các vấn đề về tiêu hóa khác. 

Khí xì hơi là một hỗn hợp của khí trẻ nuốt vào và khí được tạo thành từ vi khuẩn trong ruột. Vì vậy, theo lẽ tự nhiên, nhiều thứ có thể góp phần vào mùi và tần suất xì hơi của bé.

Mùi xì hơi ở trẻ sơ sinh sẽ phản ánh tình trạng hệ tiêu hóa của trẻ và chế độ ăn uống của mẹ nếu trẻ bú mẹ. Sữa mẹ, sữa công thức, việc cho trẻ ăn thức ăn đặc, các vấn đề về tiêu hóa và dị ứng đều có thể ảnh hưởng đến mùi xì hơi của trẻ sơ sinh.

Xì hơi có mùi lưu huỳnh, trứng thối

Lưu huỳnh (Chất sulfur) có thể làm mùi khá mạnh, dù chỉ với một lượng nhỏ ăn phải. Một số loại trái cây và rau quả có hàm lượng lưu huỳnh cao có thể truyền sang trẻ qua sữa mẹ.

Tất cả những thực phẩm mà người mẹ ăn đều sẽ đi vào cơ thể của trẻ nếu mẹ cho trẻ bú. Vì vậy, hãy cân nhắc loại bỏ một số loại thực phẩm giàu lưu huỳnh để xem mùi xì hơi của con bạn có cải thiện hay không.

Sau khi biết được nguyên nhân chính gây ra mùi xì hơi nặng này, bạn có thể tự điều chỉnh chế độ ăn uống của mình cho phù hợp và giúp mùi xì hơi của bé trở lại bình thường.

Những điều bí ẩn quanh mùi xì hơi của trẻ sơ sinh

Các loại rau giàu lưu huỳnh này bao gồm:

  • Bông cải xanh
  • Súp lơ trắng
  • Đậu
  • Cải xoăn, …

Xì hơi mùi lưu huỳnh do các loại rau trên thường không có gì đáng lo ngại; chúng thường sẽ mất đi khi thức ăn được tiêu hóa. Tuy nhiên, các hợp chất lưu huỳnh từ chế độ ăn nhiều thịt có thể tạo ra mùi xì hơi mạnh hơn. Những thực phẩm này có xu hướng giàu chất xơ và tinh bột. Vì vậy, hãy tránh hoặc hạn chế những loại thực phẩm này nếu bạn muốn giảm bớt tình trạng xì hơi mùi lưu huỳnh ở trẻ.

Xì hơi có mùi như trứng thối có thể tương tự như mùi lưu huỳnh. Sữa mẹ có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng xì hơi có mùi trứng thối ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra, khi bạn ăn trứng, thực phẩm giàu chất xơ, thực phẩm chứa lưu huỳnh có thể dẫn đến xì hơi mùi trứng thối ở trẻ bú mẹ.

Xì hơi mùi sữa chua

Xì hơi mùi sữa chua ở trẻ sơ sinh có thể cho thấy trẻ có vấn đề về tiêu hóa đường lactose.

Nếu trẻ sơ sinh đang bú sữa công thức, hãy kiểm tra xem trong thành phần của sữa có chứa lactose hay không. Loại sữa bột chứa lactose có thể làm cho mùi xì hơi của trẻ nặng như vậy.

Ngoài ra, có thể bé không dung nạp được sữa bột công thức. Nếu bạn thấy con mình xì hơi thối và đi phân xanh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc chuyển sang một loại sữa công thức không chứa lactose để giúp ích cho dạ dày nhạy cảm của trẻ.

Xì hơi mùi kim loại hoặc nhựa

Nếu rắm của trẻ có mùi như kim loại hoặc sắt, đó có thể là do chất sắt trong chế độ ăn của trẻ. Tuy nhiên, mùi xì hơi lạ hoặc thực sự có mùi hôi có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ nhạy cảm hay dị ứng với thực phẩm hoặc có một vấn đề rối loạn tiềm ẩn nào đó. Đôi khi xì hơi có mùi hôi thối có nghĩa là hệ tiêu hóa của trẻ không thể hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng vào cơ thể.

Mùi xì hơi khó chịu do nguyên nhân khác

Xì hơi là một dấu hiệu cho thấy trẻ bị đầy hơi. Tư thế khi bú có thể khiến trẻ nuốt nhiều không khí vào bụng, gây ra sự khó chịu. Dù trẻ đang bú sữa mẹ hay đang bú bình thì hãy đặt đúng tư thế sao cho đầu của trẻ cao hơn bụng. Khi đó, không khí sẽ nằm ở phần trên và sữa sẽ lắng xuống trong dạ dày của trẻ. Từ đó, có thể giúp trẻ dễ dàng ợ hơi tống khí trong dạ dày ra ngoài.

Bình sữa cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị đầy hơi liên tục. Cha mẹ trẻ có thể sử dụng núm vú có lỗ giúp sữa chảy ra ít hơn và từ từ khi trẻ bú để có thể giảm bớt lượng không khí mà trẻ nuốt vào. Ngoài ra, khi bạn cho con bú, hãy chú ý úp bình sữa xuống vì nó có thể giúp loại bỏ hết không khí nằm ẩn trong núm vú giả.

Những điều bí ẩn quanh mùi xì hơi của trẻ sơ sinh

Khi nào cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ

Xì hơi chỉ đơn giản là một dấu hiệu cho thấy trẻ bị đầy hơi. Điều này có thể xảy ra thường xuyên khi em bé trong độ tuổi từ hai tuần đến bốn tháng. Trong thời gian này, nhiều trẻ có thể trở nên nóng nảy, cáu kỉnh và quấy khóc.

Để đảm bảo trẻ không khó chịu vì bị đầy hơi, nên quan sát tiếng kêu và hành động nhăn mặt khi xì hơi; xem xét chế độ ăn uống của bạn (nếu cho con bú) hoặc các loại sữa mà bé đang sử dụng. Nếu mùi xì hơi vẫn không cải thiện, bạn nên đến bác sĩ nhi khoa để tìm hiểu xem liệu có nguyên nhân nào khác như nhiễm trùng, khả năng hấp thụ một số chất dinh dưỡng kém (như đường lactose), táo bón hoặc tắc ruột hay không.

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

Tài liệu tham khảo

  1. https://mominformed.com/why-does-my-babys-gas-smell-like-rotten-eggs/
  2. https://naturalbabylife.com/why-do-baby-farts-stink/
Chia sẻ bài viết
Chia sẻ lên Facebook

Chăm sóc khách hàng

Để lại thông tin, Genetica® sẽ liên hệ trong vòng 24h.
Số điện thoại

Tổng đài hỗ trợ: 1900 599 927

Ứng dụng Genetica
Hơn 1000 báo cáo chuyên sâu về bạn
ngay trong lòng bàn tay
Tải ứng dụng ngay
1/3