Thalassophobia là gì? Hội chứng sợ biển trong Underwater

Trong trường hợp mắc chứng sợ biển, người bệnh có thể tin rằng họ sẽ chết đuối, dù họ bơi giỏi như thế nào, hoặc họ sẽ bị cá mập tấn công, mặc dù nguy cơ đó là rất ít.
Nguyễn Thị Thắm
Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Thắm.10/05/2021

Chứng ám ảnh sợ là một rối loạn sức khỏe tâm thần, nó tạo ra cảm giác lo lắng, hồi hộp và sợ hãi liên quan đến một yếu tố kích hoạt cụ thể nào đó. Sự kích hoạt trên có thể do nhiều tác nhân như côn trùng, độ cao, máu, biển,... Trong trường hợp mắc chứng sợ biển, người bệnh có thể tin rằng họ sẽ chết đuối, dù họ bơi giỏi như thế nào, hoặc họ sẽ bị cá mập tấn công, mặc dù nguy cơ đó là rất ít. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng Genetica tìm hiểu về các triệu chứng, nguyên nhân và chẩn đoán chứng sợ biển trên.

Chứng ám ảnh sợ biển là gì?

Nếu chỉ nhìn vào bề nổi, ám ảnh sợ biển (thalassophobia) chỉ là chứng sợ nước, nhưng thực tế rối loạn này không đơn giản như vậy. Họ sẽ không sợ nước trong tất cả tình huống, người mắc chứng này sẽ cảm thấy sợ hãi chủ yếu xung quanh các vùng nước lớn hoặc sâu. Đại dương là ví dụ điển hình nhất, nhưng đôi khi một số người mắc chứng bệnh này có thể cảm thấy sợ hãi khi ở gần hồ bơi hoặc công viên nước. 

Một số vùng nước thường khiến người thalassophobia sợ nhất bao gồm: 

  • Hồ sâu
  • Sông chảy xiết
  • Ao lớn
  • Chúng ta không nên nhầm lẫn thalassophobia với:
  • Aquaphobia: người bệnh sợ bất kỳ nguồn nước nào, ngay cả nhà vệ sinh và bồn tắm, đều có thể tạo ra căng thẳng và lo lắng không mong muốn.
  • Hydrophobia: Không được xếp vào nhóm rối loạn tâm thần, điều này là một triệu chứng thường gặp ở người nhiễm bệnh dại khiến họ tránh uống nước.

►► Tìm Hiểu Ngay: Hội chứng Down là bệnh gì? Có mấy loại và có di truyền không?Thalassophobia là gì? Hội chứng sợ biển trong Underwater

Các triệu chứng của hội chứng sợ biển

Khi nghĩ về biển hoặc đại dương, người bệnh mắc chứng sợ biển có thể có cảm giác:

  • Kích động và bồn chồn, đặc biệt là triệu chứng hiện diện ngày qua ngày
  • Khó chìm vào giấc ngủ, có thể mất ngủ
  • Những cơn hoảng loạn và lo lắng, đến mức trở thành rối loạn hoảng sợ nếu xảy ra thường xuyên

Trong cơn hoảng loạn, người bệnh có thể cảm thấy tim mình đập nhanh hoặc đập thình thịch và buồn nôn. Ngoài ra, triệu chứng run, đổ mồ hôi hoặc choáng váng cũng thường gặp. Một số người thậm chí còn có cảm giác ngày tận thế sắp xảy ra.

Những biểu hiện lo lắng của chứng sợ biển có thể xuất hiện bất cứ lúc nào.Chúng có thể xuất hiện khi ở gần một bãi biển hoặc lái xe trên cầu qua một con sông. Hoặc chúng có thể xuất hiện khi đang ngồi trên máy bay và bay qua đại dương. 

Nếu chứng sợ biển mức độ nặng, người bệnh thậm chí cảm thấy lo lắng khi nhìn vào một bức ảnh chụp biển hoặc khi nghe thấy từ “biển” từ ai đó nói ra mà không hề ở gần yếu tố kích hoạt này.

Tình trạng sợ hãi và lo lắng tăng cao này có thể dẫn đến tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của người bệnh:

  • Khả năng tập trung kém và khó đưa ra quyết định
  • Không có khả năng ngồi yên
  • Cảm thấy đổ mồ hôi và run rẩy
  • Kích động
  • Các cơn hoảng loạn nặng có thể khiến người bệnh sợ chết, khó thở cũng như các triệu chứng thể chất và tinh thần dữ dội khác

►► Tìm Hiểu Ngay: Hội chứng tự kỷ ám thị ở trẻ em là bệnh gì? Cách chẩn đoán và điều trị bạn nên biết

Một triệu chứng quan trọng khác của tất cả các ám ảnh là sự tránh né. Người đó sẽ cố gắng hết sức để tránh và thoát khỏi nguồn gốc gây căng thẳng bằng các biện pháp cực đoan. Trẻ em mắc chứng sợ biển có thể biểu hiện như thách thức, chống đối và thất thường. Chúng có thể khóc, nổi cơn thịnh nộ và đặc biệt bám chặt khi tiếp xúc với tác nhân gây căng thẳng ở vùng nước sâu.

Thalassophobia là gì? Hội chứng sợ biển trong Underwater

Dễ dàng nhận ra người mắc chứng sợ biển không?

Có lẽ khác với các chứng ám ảnh sợ khác, chứng sợ biển thường sẽ không có biểu hiệu ra bên ngoài và người thân của họ rất khó để nhận ra. Người mắc chứng sợ biển có thể trông như người bình thường, thành công ở trường học, thể hiện tốt trong công việc và có những mối quan hệ lành mạnh và bền chặt với những người quan trọng trong cuộc sống của họ.

Chứng sợ biển được chẩn đoán như thế nào?

Bởi vì khá dễ dàng để tránh tiếp xúc với biển, cuộc sống của người bệnh có thể ít bị ảnh hưởng, điều này khiến cho việc chẩn đoán chính xác trở nên khó khăn. Có rất nhiều công cụ khác nhau để chẩn đoán chứng sợ biển.

Bước đầu tiên là xác định xem có nguyên nhân nào khác gây nên lo lắng không. Trong một số trường hợp, có những nguyên nhân thực thể làm tăng sự lo lắng như hội chứng ruột kích thích hoặc một số rối loạn thần kinh nào đó.

Sau khi đã xác định không có nguyên nhân thực thể nào gây ra chứng ám ảnh sợ, các tiêu chuẩn chẩn đoán từ Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ (American Psychiatric Association) được sử dụng để chẩn đoán một chứng ám ảnh sợ cụ thể - trong trường hợp này là chứng ám ảnh sợ biển. Các tiêu chí chẩn đoán này có thể bao gồm:

  • Nỗi sợ biển quá mức và vô lý tồn tại dai dẳng trong ít nhất 6 tháng
  • Phản ứng chiến đấu hoặc bỏ chạy ngay lập tức khi tiếp xúc với biển
  • Tránh xa biển hoàn toàn
  • Nhận thức được rằng sự lo lắng này không tương xứng với mối đe dọa mà biển có thể gây ra

►► Tìm Hiểu Ngay: ADHD là gì? Nguyên nhân, hậu quả và các biện pháp phòng ngừa bố mẹ tâm lý nên biết

Nguồn tham khảo:

  1. https://www.choosingtherapy.com/thalassophobia/
  2. https://www.healthline.com/health/anxiety/fear-of-the-ocean
Chia sẻ bài viết
Chia sẻ lên Facebook

Chăm sóc khách hàng

Để lại thông tin, Genetica® sẽ liên hệ trong vòng 24h.
Số điện thoại

Tổng đài hỗ trợ: 1900 599 927

Ứng dụng Genetica
Hơn 1000 báo cáo chuyên sâu về bạn
ngay trong lòng bàn tay
Tải ứng dụng ngay
1/3