Côn trùng đốt có gây dị ứng không?

Hầu hết những người bị côn trùng đốt đều có phản ứng nhẹ, biểu hiện bao gồm một số vết đỏ, sưng hoặc ngứa tại vị trí bị đốt và thường biến mất trong vòng vài giờ. Tuy nhiên, đối với một số người, vết đốt của côn trùng có thể gây ra phản ứng nghiêm trọng hoặc thậm chí tử vong.
20/05/2021

Hầu hết những người bị côn trùng đốt đều có phản ứng nhẹ, biểu hiện bao gồm một số vết đỏ, sưng hoặc ngứa tại vị trí bị đốt và thường biến mất trong vòng vài giờ. Tuy nhiên, đối với một số người, vết đốt của côn trùng có thể gây ra phản ứng nghiêm trọng hoặc thậm chí tử vong. Tại Hoa Kỳ, có khoảng 90-100 trường hợp tử vong do côn trùng đốt mỗi năm. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

1. Những loại côn trùng nào có thể gây ra phản ứng dị ứng?

Có nhiều loại côn trùng khác nhau hoặc "bọ giống côn trùng" có thể gây ra phản ứng dị ứng:

Côn trùng chích

Côn trùng đốt có gây dị ứng không?

Ong bắp cày, ong mật, ong vò vẽ và kiến lửa là những loài côn trùng đốt phổ biến nhất gây ra phản ứng dị ứng. Khi những con côn trùng này đốt bạn, chúng sẽ tiêm một chất gọi là nọc độc. Hầu hết những người bị côn trùng chích sẽ hồi phục trong vài giờ hoặc vài ngày. Ở những người khác, nọc độc này có thể gây ra phản ứng dị ứng đe dọa tính mạng.

Côn trùng cắn

Côn trùng đốt có gây dị ứng không?

Bọ xít hút máu người, rệp, bọ chét và một số loài ruồi là những loài côn trùng cắn phổ biến nhất được biết là gây ra phản ứng dị ứng. Hầu hết những người bị côn trùng cắn đều bị đau, mẩn đỏ, ngứa, châm chích và sưng nhẹ ở khu vực xung quanh vết cắn và tự hết. Hiếm khi côn trùng cắn có thể gây ra phản ứng dị ứng đe dọa tính mạng.

>> Xem Thêm: Dị ứng hải sản là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Sâu bọ 

Cũng giống như côn trùng chích hay cắn, sâu bọ cũng có thể gây ra các phản ứng dị ứng, đặc biệt là gián và mạt nhà. Hai loại côn trùng này có thể là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh dị ứng quanh năm và bệnh hen suyễn. Không giống như gián, một con mạt nhà quá nhỏ để có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Chất thải và cơ thể của chính gián và mạt nhà là nguyên nhân gây ra các phản ứng dị ứng cũng như có thể gây ra các triệu chứng hen suyễn và cơn hen suyễn.

 Côn trùng đốt có gây dị ứng không?

2. Dấu hiệu của phản ứng dị ứng với côn trùng là gì?

Hầu hết những người bị côn trùng chích hoặc cắn đều bị đau, mẩn đỏ, ngứa và sưng nhẹ ở khu vực xung quanh vết chích hoặc vết cắn. Đây là một phản ứng bình thường. Hầu hết các triệu chứng sẽ mất trong vài giờ hoặc vài ngày.

Côn trùng đốt có gây dị ứng không?

Phản ứng dị ứng với côn trùng không đốt hoặc cắn, như gián hoặc mạt nhà thì khác. Bạn có thể hắt hơi, ho, sổ mũi hoặc nghẹt mũi, ngứa mắt, mũi, miệng hoặc cổ họng. Những triệu chứng này có thể bị nhầm lẫn với cảm lạnh thông thường, nhưng kéo dài hàng tuần hoặc hàng tháng. Nếu bạn bị hen suyễn, phản ứng dị ứng có thể gây ra hoặc làm nặng thêm các triệu chứng hen suyễn hoặc lên cơn hen suyễn.

Một số người có thể có phản ứng dị ứng nghiêm trọng với côn trùng đốt hoặc cắn như phản ứng dị ứng đe dọa tính mạng (hay phản ứng phản vệ). Nếu không điều trị kịp thời, sốc phản vệ có thể gây tử vong. Các triệu chứng thường liên quan đến nhiều hệ thống cơ quan, chẳng hạn như da niêm, phổi, tim và ruột. Một số triệu chứng bao gồm:

  • Phát ban da, ngứa hoặc nổi mề đay
  • Sưng môi, lưỡi hoặc cổ họng
  • Khó thở hoặc thở khò khè (tiếng rít khi thở)
  • Chóng mặt hoặc ngất xỉu
  • Đau dạ dày, nôn mửa, chướng bụng hoặc tiêu chảy

 Côn trùng đốt có gây dị ứng không?

>> Xem Thêm: Gluten là gì? Và triệu chứng của dị ứng với chất Gluten

3. Làm gì khi bị côn trùng đốt?

Nếu côn trùng để lại ngòi chích trong da của bạn, hãy loại bỏ ngòi trong vòng 30 giây để tránh hấp thu thêm nọc độc. Tránh bóp túi vì điều này khiến nọc độc chảy qua ngòi và vào da của bạn nhiều hơn. Đối với tất cả các loại côn trùng đốt, hãy cố gắng giữ bình tĩnh và gạt những côn trùng này ra khỏi da. Sau đó ngay lập tức rời khỏi khu vực.

Các bước sau có thể giúp điều trị phản ứng cục bộ đối với vết đốt của côn trùng:

  • Nâng cao phần chi bị đốt và chườm lạnh để giảm sưng và đau.
  • Nhẹ nhàng làm sạch vùng bị đốt bằng xà phòng và nước để ngăn ngừa nhiễm trùng; không làm vỡ mụn nước.
  • Có thể dùng thuốc mỡ steroid bôi tại chỗ hoặc thuốc kháng histamin uống để giảm ngứa.
  • Gặp bác sĩ nếu tình trạng sưng tấy tiến triển hoặc nếu vết đốt có vẻ bị nhiễm trùng.

Nếu bạn bị dị ứng với côn trùng nghiêm trọng, hãy mang theo tiêm epinephrine tự động và nên tìm hiểu cách thức, thời điểm sử dụng. Hãy nhớ rằng epinephrine chỉ là thuốc cấp cứu tạm thời và bạn vẫn phải nhờ người khác đưa đến phòng cấp cứu ngay lập tức nếu bị đốt. 

Côn trùng đốt có gây dị ứng không?

Nguồn tham khảo:

  1. https://www.aafa.org/allergy-diagnosis/ 
  2. https://www.aaaai.org/conditions-and-treatments/library/allergy-library/stinging-insect-allergy 
Chia sẻ bài viết
Chia sẻ lên Facebook

Chăm sóc khách hàng

Để lại thông tin, Genetica® sẽ liên hệ trong vòng 24h.
Số điện thoại

Tổng đài hỗ trợ: 1900 599 927

Ứng dụng Genetica
Hơn 1000 báo cáo chuyên sâu về bạn
ngay trong lòng bàn tay
Tải ứng dụng ngay
1/3