Bệnh yếu tứ chi - Hay hội chứng Guillain Barre hiếm gặp

Hội chứng Guillain-Barré (GBS) là một chứng rối loạn thần kinh hiếm gặp, trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công “nhầm” một phần của hệ thần kinh ngoại vi
Nguyễn Thị Thắm
Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Thắm.07/04/2021

Hội chứng Guillain-Barré (GBS) là một chứng rối loạn thần kinh hiếm gặp, trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công “nhầm” một phần của hệ thần kinh ngoại vi (là mạng lưới các dây thần kinh nằm bên ngoài não và tủy sống).Triệu chứng của GBS có thể diễn tiến từ nhẹ như yếu tay chân đến rất nặng như không thể thở được.

May mắn thay, hầu hết mọi người cuối cùng đều bình phục ngay cả những trường hợp GBS nghiêm trọng nhất. Vậy nguyên nhân nào gây nên căn bệnh hiếm gặp này và liệu rằng bệnh có di truyền hay không? Hãy cùng nhau tìm hiểu nhé! Bài viết được dịch và biên tập bởi Bác Sĩ Minh Hiếu, đánh giá và duyệt nội dung bởi THS Công Nghệ Sinh Học Nguyễn Thị Thắm. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

1. Nguyên nhân nào gây ra hội chứng Guillain-Barré?

Hiện nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác của hội chứng Guillain Barre. Tuy nhiên căn bệnh này không hề do lây nhiễm hay di truyền 

Bình thường hệ thống miễn dịch của chúng ta sử dụng các kháng thể (các phân tử được tạo ra trong một phản ứng miễn dịch) và các tế bào bạch cầu đặc biệt để bảo vệ chúng ta bằng cách tấn công các vi sinh vật gây nhiễm (vi khuẩn và vi rút).

Tuy nhiên, trong hội chứng Guillain-Barré, hệ thống miễn dịch lại tấn công nhầm các dây thần kinh khỏe mạnh.Vì hệ thống miễn dịch tự nó gây ra thiệt hại nên hội chứng Guillain-Barre còn được gọi là bệnh tự miễn dịch (“tự” có nghĩa là “do bản thân”)

Trong một số trường hợp người ta nhận thấy rằng có một số điều kiện có thể kích phát GBS như:

  • Sau vài tuần nhiễm virus đường hô hấp hoặc đường tiêu hóa
  • Sau phẫu thuật
  • Sau tiêm ngừa

Bệnh yếu tứ chi - Hay hội chứng  Guillain Barre hiếm gặp

2. Triệu chứng của GBS là gì?

Hội chứng Guillain-Barre thường bắt đầu với cảm giác ngứa ran (như kiến bò) và yếu cơ. Thường bắt đầu ở bàn chân, cẳng chân và lan dần lên các phần trên của cơ thể như tay và mặt. Khi GBS tiến triển, yếu cơ có thể tiến triển thành liệt (hoàn toàn không cử động được), nguy hiểm nhất là liệt cơ hô hấp và bạn sẽ không thể thở được (cần máy thở hỗ trợ).

Sau đây là các triệu chứng có thể gặp nếu bạn mắc hội chứng Guillain Barre:

  • Cảm giác tê bì, như kim châm ở ngón tay, ngón chân, mắt cá chân hoặc cổ tay của bạn.
  • Bạn có thể cảm thấy đau cơ dữ dội ở tay và chân, nhức nhối hoặc chuột rút và có thể tồi tệ hơn vào ban đêm.
  • Yếu cơ ở chân và lan lên phần trên cơ thể của bạn
  • Đi lại không ổn định (loạng choạng, không giữ thăng bằng được) hoặc mất khả năng đi lại hay leo cầu thang.
  • Liệt cơ mặt, nói khó , nhai nuốt khó.
  • Nhìn đôi (nhìn một vât thành hai vật giống nhau) hoặc mất khả năng cử động qua lại của mắt (liếc mắt qua lại)
  • Khó kiểm soát bàng quang (tiểu không kiểm soát được hoặc không thể tiểu được) 
  • Nhịp tim nhanh
  • Huyết áp thấp hoặc cao
  • Khó thở (khi liệt cơ hô hấp)
  • Bạn thường bị mệt mỏi, suy nhược đáng kể nhất trong vòng hai tuần sau khi các triệu chứng bắt đầu.

3. Có bao nhiêu loại GBS? Chúng khác nhau như thế nào?

Hội chứng GBS ngày nay được chia làm 4 loại: 

Bệnh viêm đa dây thần kinh huỷ myelin cấp tính (AIDP): là dạng phổ biến nhất ở Bắc Mỹ và Châu Âu. Dấu hiệu phổ biến nhất của AIDP là yếu cơ bắt đầu ở phần dưới của cơ thể và lan dần lên trên.

Hội chứng Miller Fisher (MFS): trong đó sự tê liệt bắt đầu ở mắt làm yếu cơ ở mắt và bạn không thể mở mắt ra được. MFS cũng có liên quan đến dáng đi không vững. MFS phổ biến ở châu Á.

Bệnh sợi trục thần kinh vận động cấp tính (AMAN)bệnh sợi trục thần kinh vận động - cảm giác cấp tính (AMSAN): hai dạng này thường xảy ra hơn ở Trung Quốc, Nhật Bản và Mexico.

Việc phân loại này sẽ giúp các bác sĩ tiên lượng diễn tiến bệnh của bạn, do đó không có gì phải lo lắng nếu bạn không hiểu được các phân loại này. Các bác sĩ sẽ giúp bạn nhận ra chúng.

4. Liệu hội chứng Guillain-Barré có khó để chẩn đoán?

Bệnh yếu tứ chi - Hay hội chứng  Guillain Barre hiếm gặp

https://www.heart.org/en/health-topics/metabolic-syndrome/symptoms-and-diagnosis-of-metabolic-syndrome

Các dấu hiệu và triệu chứng ban đầu của GBS rất đa dạng và giống với một số triệu chứng khác. Do đó, các bác sĩ có thể gặp khó khăn trong việc chẩn đoán GBS trong giai đoạn sớm của bệnh.

Dưới đây là các yếu tố chính giúp chẩn đoán bệnh:

  • Khởi phát gần đây, trong vòng vài ngày đến dưới bốn tuần: yếu cơ đối xứng 2 bên, thường bắt đầu ở chân và lan dần lên trên.
  • Cảm giác bất thường như đau, tê và ngứa ran ở bàn chân đi kèm hoặc thậm chí xảy ra trước khi bị yếu cơ
  • Giảm hoặc mất phản xạ gân cơ (bạn sẽ được bác sĩ khám dấu hiệu này bằng cách dùng 1 cây búa nhỏ chuyên dụng gõ vào các phần gân cơ nhất định)
  • Có nhiễm virus hoặc tiêu chảy gần đây. 
  • Mới tiêm ngừa gần đây.

Bác sĩ có thể chỉ định thêm một số cận lâm sàng như

Chọc dò dịch não tuỷ: Bác sĩ sẽ dùng 1 cây kim nhỏ chọc vào phần lưng để lấy 1 ít dịch quanh tuỷ sống của bạn đi xét nghiệm. Thủ thuật này thường ít đau và an toàn. Dịch xét nghiệm được thường có nồng độ protein cao và số lượng tế bào (bạch cầu) ít.

Đo dẫn truyền thần kinh cơ: Bạn sẽ được mắc các điện cực để đo sự dẫn truyền của các sợi thần kinh. Trong GBS, tốc độ dẫn truyền thường bị chậm đi.

Bệnh yếu tứ chi - Hay hội chứng  Guillain Barre hiếm gặp

5. Điều trị hội chứng Guillain-Barré

GBS không có thuốc điều trị đặc hiệu. Tuy nhiên, các triệu chứng có thể được cải thiện với các phương pháp điều trị bao gồm:

  • Liệu pháp thay huyết tương
  • Liệu pháp immunoglobulin

Cả hai liệu pháp này đều có thể giúp ngăn hệ thống miễn dịch tiếp tục tấn công hệ thần kinh ngoại vi. 

Trong một số trường hợp, corticosteroid đã được sử dụng để cố gắng giảm bớt các triệu chứng của GBS.

Nguồn: 

  1. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/guillain-barre-syndrome
  2. https://rarediseases.info.nih.gov/diseases/6554/guillain-barre-syndrome

Tham khảo thêm:

Chia sẻ bài viết
Chia sẻ lên Facebook

Chăm sóc khách hàng

Để lại thông tin, Genetica® sẽ liên hệ trong vòng 24h.
Số điện thoại

Tổng đài hỗ trợ: 1900 599 927

Ứng dụng Genetica
Hơn 1000 báo cáo chuyên sâu về bạn
ngay trong lòng bàn tay
Tải ứng dụng ngay
1/3