Nguyên nhân di truyền của rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)

Mặc dù môi trường xung quanh của chúng ta có thể ảnh hưởng đến mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, những yếu tố này dường như không phải là nguyên nhân chính gây nên rối loạn.
Duyên Nguyễn
Tác giả bài viết: Duyên Nguyễn. Bác sĩ tham vấn: BS Trần Ngọc Đường06/04/2020

Hầu hết các nhà nghiên cứu kết luận rằng ADHD trước hết là một rối loạn thần kinh hoặc có liên quan tới não bộ. Rối loạn này có thể xuất hiện từ khi mới sinh ra, hoặc phát triển sớm trong thời thơ ấu. Mặc dù môi trường xung quanh của chúng ta có thể ảnh hưởng đến mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, những yếu tố này dường như không phải là nguyên nhân chính gây nên rối loạn.

Nguyên nhân gây rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)

Trên thực tế, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu và đưa ra kết quả rằng khả năng di truyền ước tính của ADHD (tức là, tỷ lệ của một tính trạng đóng góp cho di truyền học) dao động từ 75 đến 91%. Điều này không có nghĩa là cha mẹ của đứa trẻ mắc ADHD nhất thiết cũng mang rối loạn này mà chỉ là gen ADHD có xuất hiện trong dòng họ của cha hoặc mẹ ruột. Tuy nhiên, số gen cụ thể cho rối loạn ADHD vẫn chưa được xác định cụ thể.

Các nghiên cứu về sinh đôi hỗ trợ một phần cơ sở di truyền cho rối loạn ADHD. Mức độ tương quan (sự xuất hiện của các đặc điểm tương tự) cao hơn ở các cặp sinh đôi cùng trứng (58-82%) so với các cặp sinh đôi khác trứng (31%-38%), (trích dẫn trong Martin, Scourfield, & McGuffin, 2002). Phát hiện đặc biệt gây tò mò trong trường hợp dù chỉ có một người trong cặp sinh đôi mắc chứng ADHD, người kia vẫn có nguy cơ gặp các vấn đề về kiểm soát xung lực. Mặc dù di truyền đóng một vai trò quan trọng trong rối loạn ADHD, các gen cụ thể liên quan đến rối loạn này vẫn còn là ẩn số chưa được giải đáp.

Cho đến nay, những gì chúng ta biết về rối loạn ADHD chỉ ở mức độ protein liên quan đến việc giảm chức năng của não bộ (đặc biệt là thùy trán) và giảm nồng độ dopamine. Dopamine là một chất có trong tự nhiên trong não tạo ra cảm giác kích thích và khoái cảm.

Nói cách khác, trẻ mắc rối loạn ADHD có nhận thức "chậm chạp" hoặc quá trình suy nghĩ lâu hơn so với các bạn cùng lứa. Do đó, chất kích thích giúp nâng cao hoạt động của não lên một mức độ tương đương với các trẻ cùng lứa. Chất kích thích cũng tăng khả năng sàng lọc các kích thích không phù hợp, kiểm soát hành vi bốc đồng và tập trung vào nhiệm vụ được chỉ định.

Vì vậy, cha mẹ không thể nào "ngăn chặn" ADHD vì rối loạn này do di truyền. Tuy nhiên, có rất nhiều cách để người chăm sóc và gia đình có thể hỗ trợ con trẻ mang chứng rối loạn này thành công trong cuộc sống.

Có nhiều cách để giúp trẻ cố gắng và phát triển hết sức. Vì ADHD có liên quan đến các biến chứng ở giai đoạn thai kỳ, chăm sóc tốt người mẹ khi mang thai cũng là cách tuyệt vời để chăm sóc sức khỏe cho đứa bé. Hãy cố gắng bảo vệ con hết sức bằng cách ăn uống lành mạnh, tránh sử dụng rượu bia và ma túy, và đi khám bác sĩ thường xuyên để mang lại cho trẻ một khởi đầu khỏe mạnh trong cuộc sống.

Lược dịch từ bài viết: https://www.gulfbend.org/poc/view_doc.php?type=doc&id=13868&cn=3

Dịch vụ giải mã gen G-ADHD:

Tìm hiểu nguy cơ rối loạn tăng động giảm chú ý di truyền tại: http://bit.ly/G-ADHD

Liên hệ ngay hotline: 1900 599 927 để được tư vấn chính xác nhất.

Chia sẻ bài viết
Chia sẻ lên Facebook

Chăm sóc khách hàng

Để lại thông tin, Genetica® sẽ liên hệ trong vòng 24h.
Số điện thoại

Tổng đài hỗ trợ: 1900 599 927

Ứng dụng Genetica
Hơn 1000 báo cáo chuyên sâu về bạn
ngay trong lòng bàn tay
Tải ứng dụng ngay
1/3