Sự tương tác giữa béo phì với môi trường, hành vi và di truyền
Béo phì là căn bệnh xảy ra khi cơ thể chúng ta tích lũy và dự trữ quá nhiều mỡ. Người ta đã từng nghĩ rằng môi trường hiện đại hóa là nguyên nhân duy nhất làm tăng cao tỷ lệ béo phì.
Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây cho thấy di truyền đóng góp tới 40-70% nguyên nhân bệnh béo phì sau khi phát hiện hơn 50 gen có liên quan mật thiết đến căn bệnh này. Mặc dù những thay đổi trong môi trường đã làm tăng đáng kể tỷ lệ béo phì trong 20 năm qua, sự hiện diện hoặc vắng mặt của các yếu tố di truyền có thể hạn chế hoặc gia tăng nguy cơ béo phì.
Có ba gen rõ chức năng được tìm thấy có liên quan đến béo phì, đó là: gen Leptin, POMC và MC4R.
Tuy nhiên, gen phổ biến nhất khiến cơ thể tăng cân quá mức vẫn chưa được xác định rõ ràng chức năng. Đó là gen liên quan đến khối lượng chất béo và béo phì (FTO), được tìm thấy trong 43% dân số. Khi thực phẩm được phân bố rộng khắp và tiện lợi, những người có gen liên quan đến khối lượng chất béo và béo phì khó hạn chế được lượng calo.
Việc kiểm tra gen FTO và các gen khác là cần thiết và thực tế. Qua kết quả gen này, bạn có thể hiểu được nguy cơ mắc bệnh béo phì và các bệnh liên quan như tiểu đường và bệnh tim.
Nếu bạn có mang gen liên quan đến béo phì, bạn sẽ chắc chắn mắc bệnh béo phì? Không! Mặc dù các gen này có thể làm tăng sự thèm ăn và giảm quá trình chuyển hóa chất, một kế hoạch điều trị nhất định kết hợp với dinh dưỡng, hoạt động thể chất và phương pháp hành vi hiệu quả có thể giúp bạn ngăn ngừa và điều trị béo phì. Nếu cân nặng tiếp tục gây khó khăn cho bạn, hãy xem xét đến việc gặp một chuyên gia về bệnh béo phì để giúp phát triển một kế hoạch điều trị toàn diện.
Genetica® dịch từ bài viết: https://obesitymedicine.org/obesity-and-genetics/