Trẻ biếng ăn phải làm sao? Nguyên nhân và cách điều trị

Biếng ăn là tình trạng trẻ ăn ít hơn bình thường, ngậm thức ăn trong miệng lâu không chịu nuốt, không chịu ăn một số loại thức ăn như rau, thịt, cá, trứng, sữa...hoặc từ chối ăn tất cả các loại thức ăn, lảng tránh khi tới bữa ăn
Duyên Nguyễn
Tác giả bài viết: Duyên Nguyễn. Bác sĩ tham vấn: BS.CKII Thái Thị Thanh Thủy08/03/2021

Hiện nay nhiều bậc phụ huynh hay thầy cô giáo trong các trường nội trú bán trú có nhiều than phiền về việc trẻ biếng ăn, lười ăn. Vậy chính xác biếng ăn là gì và ảnh hưởng của nó tới trẻ như thế nào? hãy cùng Genetica® tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

1, Thế nào là biếng ăn?

Biếng ăn là tình trạng trẻ ăn ít hơn bình thường, ngậm thức ăn trong miệng lâu không chịu nuốt, không chịu ăn một số loại thức ăn như rau, thịt, cá, trứng, sữa...hoặc từ chối ăn tất cả các loại thức ăn, lảng tránh khi tới bữa ăn, nghe thấy tiếng va chạm của thìa, bát, đũa hay nhìn thấy thức ăn đó có phản ứng buồn nôn hoặc bố, mẹ cho ăn không chịu ăn nhưng người khác cho ăn lại ăn...Tình trạng này rất hay gặp ở trẻ em và ở tất cả các lứa tuổi.

Trẻ biếng ăn phải làm sao? Nguyên nhân và cách điều trị

2. Điều gì khiến trẻ biếng ăn?

Quá trình bà mẹ mang thai: Người mẹ thiếu dinh dưỡng dẫn đến con bị suy dinh dưỡng ngay từ trong bụng mẹ, dẫn tới trẻ sinh ra thiếu chất và lười bú. Trẻ lớn hơn cũng có thể lười bú, lười ăn do thiếu chất như thiếu vitamin B, C, D...và khoáng chất.

Dinh dưỡng giai đoạn sau sinh:

  • Chế độ ăn không cân đối của cả mẹ và bé (ví dụ ăn nhiều tinh bột mà thiếu hụt vitamin nhóm B, thiếu chất xơ làm chậm quá trình chuyển hóa thức ăn, khiến trẻ đầy bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa như táo bón)
  • Trẻ ăn không ngon miệng, thức ăn không hợp khẩu vị, không hấp dẫn trẻ như quá mặn, nhạt, có mùi khiến trẻ khó chịu...
  • Các thói quen không lành mạnh như: Ăn uống không đúng giờ, ăn nhiều quà vặt/đồ ngọt trước bữa ăn, vừa ăn vừa chơi đùa, trẻ bị ép ăn khi đã no hoặc bị ép ăn những món mình không thích dẫn tới sợ đồ ăn.

Thay đổi sinh lý hoặc mắc bệnh:

  • Các tình trạng như: mọc răng, viêm loét vùng miệng, sâu răng, ...khiến trẻ đau, khó chịu, không dám ăn.
  • Những thay đổi sinh lý giữa các giai đoạn: biết lật, biết ngồi/bò/đi, mọc răng
  • Mắc các bệnh cấp tính do nhiễm khuẩn, nhiễm virus hô hấp, tiêu hóa làm mất đi lượng vitamin và chất khoáng gây biếng ăn.
  • Trẻ dùng thuốc kháng sinh quá nhiều cũng ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa, gây biếng ăn.

Nguyên nhân tâm lý

  • Trẻ mới khỏi bệnh hoặc đang bệnh chưa hồi phục lại vị giác đã bị ép ăn
  • Thay đổi môi trường, người chăm sóc, giờ ăn ... làm trẻ căng thẳng
  • Trẻ bị quát mắng, bắt ép khi cho ăn ăn dẫn đến tâm lý sợ sệt giờ ăn. Về lâu dài dễ dẫn đến biếng ăn
  • Thể hiện tâm lý chống đối

3, Hậu quả của biếng ăn kéo dài

Biếng ăn kéo dài sẽ dẫn tới tình trạng thiếu dinh dưỡng, trẻ chậm tăng cân, chậm phát triển chiều cao, trí não, thể lực, suy giảm hệ miễn dịch với các biểu hiện như: thấp bé hơn các trẻ cùng trang lứa (do thiếu vitamin D, khoáng chất…), giảm thị lực do thiếu vitamin A, tiếp thu kiến thức chậm, không linh hoạt, hay ốm vặt, dễ mắc các bệnh viêm nhiễm..

Trẻ biếng ăn phải làm sao? Nguyên nhân và cách điều trị

4, Trẻ biếng ăn bố mẹ phải làm gì?

Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ theo khuyến cáo của Viện dinh dưỡng trong quá trình mang thai, kiểm soát các bệnh lý, đi khám thai định kỳ, theo dõi sự phát triển thai nhi, đảm bảo mẹ mang thai khỏe mạnh. Sau khi trẻ chào đời, người mẹ vẫn cần duy trì chế độ ăn đầy đủ, giữ tinh thần thoải mái để có đủ sữa cho con

Tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn thay vì la mắng, ép buộc trẻ phải ăn (nếu nguyên nhân là do trẻ bước vào môi trường mới như đi nhà trẻ, vào lớp 1, chuyển trường... thì cha mẹ hãy gần gũi con, chuẩn bị tâm lý cho trẻ bằng cách cho trẻ đến thăm các trường mầm non, trường học mới, kể cho trẻ những chuyện vui về thầy cô, bạn bè, trường lớp, cho trẻ thấy mình rất yêu thương trẻ, nếu nguyên nhân do thức ăn không hợp khẩu vị thì cha mẹ có thể hỏi trẻ thích ăn gì, cho trẻ cùng nấu ăn với mình, thử nghiệm nhiều món mới, trang trí thành nhiều hình dạng màu sắc…)

Trẻ sinh thiếu tháng, thiếu cân cần có chế độ chăm sóc và thăm khám phù hợp theo hướng dẫn của bác sĩ. Chú ý chế độ dinh dưỡng và sử dụng thuốc khi trẻ ốm, bổ sung đầy đủ vitamin A, C, B và các khoáng chất.

Không ép trẻ tăng cân, vì tăng cân không phải là chỉ số duy nhất để đánh giá sự phát triển của trẻ mà sự phát triển toàn diện của trẻ được đánh giá qua rất nhiều đặc điểm như: chiều cao, sự vận động linh hoạt, nhận thức...Tập thói quen ăn uống lành mạnh cho con: ăn đúng giờ, ăn cùng gia đình, tạo tâm lý thoải mái, không ép trẻ ăn quá nhiều, chia nhỏ các bữa ăn nhẹ phù hợp ....

Khi bạn đi chợ hoặc nấu ăn hãy cho trẻ cùng đi để trẻ được lựa chọn thực phẩm và tham gia chế biến cùng bạn, trong khi đó bạn có thể nói với trẻ các lợi ích của từng loại thực phẩm. Nếu liên quan đến tình trạng bệnh lý cần gặp bác sĩ để có hướng thăm khám điều trị phù hợp. Trẻ sinh thiếu tháng, thiếu cân cần có chế độ chăm sóc phù hợp theo hướng dẫn của bác sĩ.

Trẻ biếng ăn phải làm sao? Nguyên nhân và cách điều trị

Chú ý chế độ dinh dưỡng và sử dụng thuốc khi trẻ ốm. Ngoài ra, mỗi đứa trẻ sẽ có nhu cầu dinh dưỡng là khác nhau, kể cả các trẻ trong cùng độ tuổi do chế độ vận động và dinh dưỡng khác nhau, đặc biệt do kiểu gen của trẻ là khác nhau.

Về mặt di truyền, có những trẻ có nhu cầu vitamin A cao hơn trẻ khác, có trẻ có nhu cầu vitamin D cao hơn, khả năng chuyển hóa các chất bột đường, chất béo, chất đạm thành năng lượng khác nhau nên nhu cầu cũng rất khác nhau. Do đó việc hiểu nguyên nhân biếng ăn và nhu cầu dinh dưỡng ở trẻ là vô cùng quan trọng để có hướng xử trí phù hợp, đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho trẻ cả về thể chất và tinh thần.

Tham khảo thêm:

Chia sẻ bài viết
Chia sẻ lên Facebook

Chăm sóc khách hàng

Để lại thông tin, Genetica® sẽ liên hệ trong vòng 24h.
Số điện thoại

Tổng đài hỗ trợ: 1900 599 927

Ứng dụng Genetica
Hơn 1000 báo cáo chuyên sâu về bạn
ngay trong lòng bàn tay
Tải ứng dụng ngay
1/3