Contact us:
1900 599 927
  • Code Redeem
  • Meet our Experts
  • EN
    VI
  • My cart
  • My account
    Sign in
genetica.asiagenetica.asia
  • Genetic reports
  • Genetic consultation
  • Saliva Collecting Guide
  • Partners
    Corporate Partners
    Advocate
  • Blog
  • News
  • 1900 599 927
  • EN
    VI
  • Home
    Blog
    Dị ứng lúa mì: Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng tránh

    Dị ứng lúa mì: Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng tránh

    Parenting, Rare Disease
    26/05/2021
    Dị ứng lúa mì: Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng tránh

    Bài viết được biên tập bởi Minh Hiếu, Bác Sĩ nội trú ĐH Y Dược TPHCM, đánh giá và duyệt nội dung bởi Bùi Hoàng Thị Nhung, Dược Sĩ, Genetic Report Consultant tại Genetica®. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    1, Dị ứng lúa mì là gì?

    Dị ứng lúa mì là một phản ứng dị ứng với thực phẩm có chứa lúa mì khi ăn phải hay cả khi hít phải bột lúa mì. Tránh ăn lúa mì là cách điều trị chính yếu nhất, nhưng điều đó không phải lúc nào cũng dễ dàng như bạn tưởng.

    Lúa mì được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm như bánh mì, bánh quy..., bao gồm một số loại mà bạn có thể không ngờ tới như: nước tương, kem và xúc xích... Dị ứng lúa mì xảy ra khi hệ thống miễn dịch của bạn có phản ứng bất thường với bất kỳ loại protein nào có trong lúa mì.

    Dị ứng lúa mì: Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng tránh

    👉 Có thể bạn quan tâm: Dị ứng đạm sữa bò là gì? Dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng tránh

    Khi một người bị dị ứng lúa mì tiếp xúc với lúa mì, cơ thể của họ sẽ coi lúa mì là một mối đe dọa, cơ thể sẽ gửi ra các kháng thể để tấn công nó. Phản ứng miễn dịch này có thể gây ra nhiều triệu chứng, một số triệu chứng có khả năng đe dọa tính mạng (như sốc phản vệ).

    2, Nguyên nhân nào gây nên sự dị ứng lúa mì?

    Nếu bạn bị dị ứng lúa mì, việc tiếp xúc với protein có trong lúa mì sẽ kích hoạt hệ thống miễn dịch trong cơ thể gây nên triệu chứng dị ứng. Bạn có thể bị dị ứng với bất kỳ loại nào trong số bốn loại protein từ lúa mì sau: albumin, globulin, gliadin và gluten

    Chúng ta đều biết rằng một số sản phẩm từ lúa mì chắc chắn chứa các protein lúa mì, nhưng tất cả các protein lúa mì và đặc biệt là gluten có thể được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm chế biến sẵn và thậm chí trong một số mỹ phẩm, sản phẩm tắm và đất sét nặn.

    Thực phẩm có thể bao gồm protein lúa mì bao gồm: bánh mì và vụn bánh mì, bánh ngọt, bánh nướng xốp và bánh quy, ngũ cốc ăn sáng, mì ống (pasta), bột ngũ cốc, rau củ, bột mì, protein thực vật thủy phân, nước tương, các sản phẩm thịt, chẳng hạn như xúc xích. Các sản phẩm từ sữa, chẳng hạn như kem, Hương liệu tự nhiên, Tinh bột thực phẩm biến tính, Kẹo cao su thực vật.

    Dị ứng lúa mì: Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng tránh

    👉 Tìm hiểu ngay: Dị ứng hải sản là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

    Cần lưu ý, một số người bị dị ứng lúa mì chỉ xuất hiện các triệu chứng nếu họ tập thể dục trong vòng vài giờ sau khi ăn lúa mì.Những thay đổi do tập thể dục gây ra trong cơ thể của bạn có thể kích hoạt phản ứng dị ứng hoặc làm trầm trọng thêm phản ứng của hệ thống miễn dịch với protein lúa mì. Tình trạng này thường dẫn đến sốc phản vệ đe dọa tính mạng.

    3, Triệu chứng của dị ứng lúa mì

    Trẻ em hoặc người lớn bị dị ứng lúa mì có thể xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng trong vòng vài phút đến vài giờ sau khi ăn thực phẩm có chứa lúa mì.

    Các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm: sưng, ngứa, kích ứng niêm mạc khoang miệng, họng, phát ban, nổi mề đay, ngứa da, nghẹt mũi, đau đầu, khó thở, chuột rút, buồn nôn hoặc nôn, tiêu chảy.

    Sốc phản vệ: đây là trường hợp nặng nhất, có thể đe dọa tính mạng. Khi thấy các triệu chứng sau thì phải tới ngay cơ sở y tế gần nhất:

    • Sưng nề thanh quản
    • Đau hoặc tức ngực
    • Khó thở nhiều
    • Khó nuốt
    • Da xanh xao, nhợt nhạt
    • Chóng mặt hoặc ngất xỉu

    Dị ứng lúa mì: Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng tránh

    👉 Xem thêm: Nguyên nhân gây ra hội chứng không dung nạp Lactose

    4. Cách phòng tránh dị ứng với lúa mì

    Bạn nên thực hiện theo các bước sau để đàm bảo rằng bạn sẽ không ăn phải thực phẩm chứa lúa mì cũng như được điều trị kịp thời nếu tình trạng dị ứng xảy ra

    • Thông báo cho những người khác: Nếu con bạn bị dị ứng lúa mì, hãy đảm bảo rằng bất kỳ ai chăm sóc bé, bao gồm cả hiệu trưởng, giáo viên, y tá ở trường hoặc nơi giữ trẻ, đều biết về các dấu hiệu dị ứng và có thể liên hệ với cấp cứu ngay lập tức khi cần. Thông báo cho bạn bè, người thân và đồng nghiệp về việc bạn bị dị ứng thực phẩm chứa lúa mì
    • Đeo vòng tay: Vòng đeo tay y tế có mô tả tình trạng dị ứng và cần chăm sóc khẩn cấp. Điều này có thể hữu ích nếu bạn bị sốc phản vệ và không thể giao tiếp.
    • Luôn đọc bảng thành phần: Protein lúa mì, đặc biệt là gluten có thể xuất hiện ở nhiều loại thực phẩm không thể ngờ tới. Ngoài ra, đừng cho rằng một khi bạn đã sử dụng một sản phẩm của thương hiệu nào đó thì sản phẩm đó sẽ luôn an toàn. Thành phần có thể luôn thay đổi.
    • Mua thực phẩm không chứa gluten: Một số cửa hàng đặc sản và siêu thị cung cấp thực phẩm không chứa gluten, an toàn cho những người bị dị ứng lúa mì..
    • Tham khảo sách dạy nấu ăn không có lúa mì: Sách dạy nấu ăn chuyên về các công thức không có lúa mì có thể giúp bạn nấu nướng một cách an toàn, thưởng thức các các loại thực phẩm được làm bằng chất thay thế cho lúa mì một cách ngon miệng.
    • Dùng bữa ngoài một cách thận trọng: Nói với nhân viên nhà hàng về tình trạng dị ứng của bạn, mức độ nghiêm trọng của nó. Hỏi nhân viên về cách chuẩn bị bữa ăn và gọi các món đơn giản được chế biến từ thực phẩm tươi sống. Tránh các loại thực phẩm như nước sốt có thể có nguồn protein lúa mì ẩn.

    Dị ứng lúa mì: Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng tránh

    5, Dị ứng lúa mì có phải do gen di truyền?

    Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng có 56% trong số những người được chẩn đoán là nhạy cảm với gluten (một loại protein trong lúa mì có thể gây dị ứng) mang trong người HLA-DQ2 hoặc HLA-DQ8.

    Các gen di truyền này xuất hiện thường xuyên hơn ở những người dị ứng với gluten so với trong dân số chung nên chúng có thể đóng một vai trò nhất định trong sự phát triển tình trạng dị ứng lúa mì.

    Nguồn tham khảo:

    1. https://www.webmd.com/allergies/wheat-allergy
    Bùi Thị Hoàng Nhung
    Bùi Thị Hoàng Nhung
    Dược Sỹ - Genetic Report Consultant
    See more
    Reference
    BS.CKII Dang Thi Kim Huyen
    BS.CKII Dang Thi Kim Huyen
    Doctors
    Pulmonology
    Phân khoa Hô hấp - Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh - Cơ sở 1 Khoa Nội tổng hợp - Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh - Cơ sở 1 Trung tâm Chăm sóc sức khoẻ cộng đồng (CHAC) Phòng khám Đa khoa CHAC 2 Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Nhi Đồng 2 Khoa Thăm dò chức năng - Bệnh viện Đại học Y Dược Tp Hồ Chí Minh cơ sở 1 Phòng khám Thăm dò chức năng Hô hấp - Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh - Cơ sở 1 PK BS. Đặng Thị Kim Huyên, địa chỉ số 448/2, Đường Trần Hưng Đạo, Phường 1, Quận 5, Hồ Chí Minh
    See more
    Chia sẻ
    Chia sẻ lên FacebookChia sẻ lên TwitterChia sẻ lên Linkedin
    Bài viết liên quan
    Bệnh tim thiếu máu cục bộ là gì? Có nguy hiểm không?
    Disease Controlling, Rare Disease
    Bệnh tim thiếu máu cục bộ là gì? Có nguy hiểm không?
    27/06/2022
    Bị tụt huyết áp: Dấu hiệu, triệu chứng biểu hiện và nguyên nhân là gì?
    Disease Controlling, Parenting
    Bị tụt huyết áp: Dấu hiệu, triệu chứng biểu hiện và nguyên nhân là gì?
    21/06/2022
    Bệnh huyết áp cao: Nguyên nhân, triệu chứng dấu hiệu và cách phòng ngừa
    Disease Controlling, Parenting
    Bệnh huyết áp cao: Nguyên nhân, triệu chứng dấu hiệu và cách phòng ngừa
    15/06/2022
    Uống rượu bia bị đỏ mặt tốt hay xấu? Có nguy hiểm không?
    Parenting, Fertility
    Uống rượu bia bị đỏ mặt tốt hay xấu? Có nguy hiểm không?
    30/05/2022

    Báo cáo di truyền
    G-Immunity
    For children and adults
    3,500,000 đ
    Buy Now
    An Combo
    For children and adults
    4,490,000 đ
    Buy Now
    G-Autism
    For children age under 18
    3,500,000 đ
    Buy Now
    G-ADHD
    For children age under 18
    3,500,000 đ
    Buy Now
    • About Us

    • Contact

    • Frequently Asked Questions

    • Terms of Service

    • Privacy Policy

    • Press Release

    • Career

    • General Transaction Conditions

    • Service Delivery Process

    • Payment Methods

    • Complaint-Handling Policy

    • Service Exchange, Cancellation & Refund Policy

    US Head Office

    1011 23rd St.
    Unit 15
    San Francisco, CA 94107

    Singapore Office

    16 Raffles Quay
    #33-03 Hong Leong Building
    Singapore (048581)

    Hà Nội Office

    9th Floor, National Innovation Center - NIC,
    No.07 Ton That Thuyet Street, Dich Vong Hau Ward, Cau Giay District

    Hồ Chí Minh Office

    2nd Floor, 40 Pham Ngoc Thach Street, Vo Thi Sau Ward, Dist.3

  • Facebook
  • Youtube
  • LinkedIn
  • 1900 599 927 | cs@genetica.asia

    Download Genetica App

    App Store
    App Store
    Genetica.asia © Copyright 2022 | Gene Friend Vietnam, Inc.
    Business registration number: 0108276596.