Contact us:
1900 599 927
  • Code Redeem
  • Meet our Experts
  • EN
    VI
  • My cart
  • My account
    Sign in
genetica.asiagenetica.asia
  • Genetic reports
  • Genetic consultation
  • Saliva Collecting Guide
  • Partners
    Corporate Partners
    Advocate
  • Blog
  • News
  • 1900 599 927
  • EN
    VI
  • Home
    Blog
    Dị ứng tôm là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

    Dị ứng tôm là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

    Disease Controlling, Rare Disease
    24/05/2021
    Dị ứng tôm là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

    Tôm từ lâu đã được nhắc đến như một thực phẩm đầy thơm ngon và bổ dưỡng. Tuy nhiên, theo một số liệu được công bố năm 2020, khoảng 6 triệu người có tình trạng dị ứng hải sản, trong đó không ít người gặp phải tình trạng dị ứng tôm. Vậy dị ứng tôm là gì? Triệu chứng của dị ứng tôm như thế nào? Các triệu chứng này có thuyên giảm khi lớn lên? Cách phòng ngừa dị ứng tôm ra sao? Hãy tìm hiểu cùng Genetica nhé!

    1, Dị ứng tôm là gì?

    Dị ứng tôm (Shrimp allergy) là một loại dị ứng thực phẩm phổ biến thường xảy ra ở người lớn. Các nghiên cứu cho thấy rằng dị ứng tôm chỉ tác động đến ~ 1% trẻ nhỏ so với các loại thực phẩm khác như dị ứng đậu phộng, trứng và sữa (tác động đến ~ 7% trẻ nhỏ).

    Hệ thống miễn dịch của cơ thể chính là một hàng rào tự nhiên để bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân có hại trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, hệ thống này bị “nhầm lẫn” khi nhận diện các tác nhân bình thường trở thành có hại.

    Dị ứng tôm chính là một trường hợp “nhầm lẫn” như vậy. Hệ thống miễn dịch của cơ thể đã lầm tưởng các protein là các nguyên nhân có thể gây hại, vì vậy phản ứng để bảo vệ cơ thể bạn.

    Dị ứng tôm là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

    Khoảng 60% các trường hợp dị ứng tôm được ghi nhận có liên quan đến một loại protein trong tôm, được gọi là tropomyosin. Protein này còn được tìm thấy trong nhiều loại động vật giáp xác khác như cua, ghẹ, … Chính vì vậy, một người được ghi nhận có dị ứng với tôm thường cũng có khả năng cao sẽ xảy ra phản ứng dị ứng với những động vật khác thuộc họ giáp xác.

    Dị ứng tôm thường xảy ra khi một người ăn tôm sống hoặc tôm đã nấu chín. Với những trường hợp nhạy cảm, tiếp xúc với tôm qua da hoặc hít phải hơi nước khi chế biến tôm cũng có thể dị ứng, mặc dù các trường hợp này là khá hiếm gặp.

    2, Triệu chứng của dị ứng tôm

    Tương tự nhiều loại dị ứng thực phẩm khác, dị ứng tôm có thể gây ra nhiều phản ứng từ nhẹ đến nặng ở nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể.

    Các triệu chứng của dị ứng tôm thường xảy ra rất nhanh, thậm chí chỉ trong vài giây hoặc vài phút sau khi ăn phải tôm, tùy vào lượng ăn và mức độ nhạy cảm của cơ thể. Một số trường hợp, các phản ứng dị ứng có thể xảy ra muộn hơn, tuy nhiên hầu như các triệu chứng này thường xảy ra trong vòng 2 giờ đầu sau khi ăn hoặc tiếp xúc với tôm.

    Các triệu chứng phổ biến nhất được ghi nhận bao gồm: nổi mề đay (các mụn đỏ nổi lên), ngứa, đỏ da, chảy nước mắt, sưng môi, lưỡi, mắt hoặc cổ họng. Các triệu chứng tại đường tiêu hóa phổ biến thường là đau bụng, buồn nôn, nôn và tiêu chảy.

    Dị ứng tôm là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

    Một số trường hợp diễn biến nặng hơn có thể dẫn đến tình trạng khó thở và sốc phản vệ. Nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến nguy hiểm tới tính mạng.

    3, Dị ứng tôm có biến mất khi trưởng thành không?

    Một số loại dị ứng thường xuất hiện ngay từ nhỏ và có xu hướng giảm dần đến biến mất khi trưởng thành như dị ứng trứng hay dị ứng các loại hạt. Hoặc nhiều loại dị ứng có xu hướng xuất hiện từ nhỏ và buộc người bị dị ứng phải chung sống cả đời như dị ứng cá, dị ứng đạm sữa bò.

    Tuy nhiên, dị ứng tôm có phần đặc biệt hơn, đây là loại dị ứng chủ yếu xảy ra ở người trưởng thành. Khoảng 60% người bị dị ứng tôm xuất hiện triệu chứng đầu tiên ở tuổi trưởng thành. Trong khi đó, chỉ có khoảng 1 – 1,5% trẻ em xảy ra tình trạng dị ứng tôm.

    Không chỉ vậy, theo báo cáo của Tổ chức dị ứng, hen suyễn và miễn dịch học Hoa Kỳ (American College of Allergy, Asthma & Immunology – ACAAI), các triệu chứng dị ứng tôm ở trẻ em cũng biểu hiện nhẹ hơn ở người trưởng thành.

    Báo cáo này cho biết phản ứng sốc phản vệ xảy ra do dị ứng tôm ở người lớn lên đến 44%, trong khi ở trẻ nhỏ chỉ là 7,8%. Đa phần trẻ em dị ứng tôm thường có triệu chứng nhẹ hoặc trung bình.

    Dị ứng tôm là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

    4, Chẩn đoán dị ứng tôm

    Đầu tiên bác sĩ sẽ hỏi chi tiết về tiền sử của bạn. Sau đó, thử nghiệm trên da và cận lâm sàng khác được sử dụng để giúp tìm ra tác nhân gây dị ứng cụ thể mà bạn mắc phải. Thử nghiệm trên da dương tính kết hợp với mức kháng thể IgE trong máu tăng cao cho phép chẩn đoán dị ứng tôm.

    Ngoài ra, thử thách ăn thực phẩm (cho ăn ngày càng nhiều tôm theo từng bước để xác định xem bạn có bị phản ứng dị ứng với tôm hay không) là cách hiệu quả nhất để xác định. 

    Tuy nhiên, không nên áp dụng thử thách thực phẩm trên cho những bệnh nhân có tiền sử phản ứng dị ứng nặng gần đây. Ngoài ra, bệnh nhân bị dị ứng với một loại giáp xác nên được kiểm tra với tất cả các loài giáp xác khác vì khả năng xảy ra phản ứng chéo.

    Ngoài ra, mối liên quan giữa gen và dị ứng tôm cũng đã được báo cáo. Trong một nhóm người Nhật Bản, một nghiên cứu về gen đã xác định một vị trí gen cụ thể trên gen kháng nguyên bạch cầu người (HLA) - DR / DQ khiến một cá thể có nguy cơ bị dị ứng tôm cao hơn.

    5, Xác định nguy cơ dị ứng tôm và cách phòng ngừa

    Nếu bạn từng xảy ra một phản ứng như ngứa, sưng đỏ hoặc đau bụng sau khi ăn tôm, có thể bạn có nguy cơ bị dị ứng tôm. Bạn có thể khẳng định chính xác bằng cách làm xét nghiệm kháng thể trong máu hoặc xét nghiệm lẫy da.

    Nếu bạn thực sự gặp vấn đề với tôm, quan trọng nhất là hãy loại bỏ tôm khỏi khẩu phần ăn của mình. Bên cạnh tôm, các động vật giáp xác khác cũng nên được cân nhắc khi bạn có ý định ăn chúng.

    Dị ứng tôm là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

    Một lưu ý khác, mặc dù dị ứng cá và dị ứng tôm thường không liên quan tới nhau, tuy nhiên, hãy cẩn trọng nếu bạn đến dùng bữa tại một nhà hàng hải sản và có ý định lựa chọn món cá. Sự lây nhiễm chéo giữa tôm và cá hoàn toàn có thể xảy ra trong quá trình sơ chế và chế biến. Tương tự, hãy cẩn trọng cả khi mua thực phẩm ngoài chợ, nhất là khi mua các loại thủy hải sản.

    Bạn cũng nên lưu ý khi sử dụng các loại gia vị. Ngày nay, nhiều loại gia vị được ghi nhận có sử dụng tôm trong thành phần. Hãy đọc kỹ bảng thành phần và hạn chế dùng các loại gia vị không rõ nhãn mác.

    Dị ứng tôm thường xuất hiện ở tuổi trưởng thành, vì vậy, đừng chủ quan nếu như ngày bé bạn chưa từng gặp vấn đề gì khi ăn tôm. Hãy càng cẩn trọng hơn, vì triệu chứng của dị ứng tôm thường diễn biến nặng. Hãy bảo vệ sức khỏe của mình cẩn thận, bạn nhé!

    Tài liệu tham khảo:

    1. https://www.allergicliving.com/experts/adult-shrimp-allergy/
    2. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/11319-allergies-shellfish
    3. http://research.bmh.manchester.ac.uk/informall/allergenic-food/index.aspx?FoodId=5029
    4. https://readysetfood.com/blogs/community/a-parents-guide-to-shrimp-allergy-shellfish-allergy-breakdown-for-families
    Đào Thu Trang
    Đào Thu Trang
    Freelance Medical Writer
    See more
    Reference
    BS.CKII Dang Thi Kim Huyen
    BS.CKII Dang Thi Kim Huyen
    Doctors
    Pulmonology
    Phân khoa Hô hấp - Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh - Cơ sở 1 Khoa Nội tổng hợp - Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh - Cơ sở 1 Trung tâm Chăm sóc sức khoẻ cộng đồng (CHAC) Phòng khám Đa khoa CHAC 2 Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Nhi Đồng 2 Khoa Thăm dò chức năng - Bệnh viện Đại học Y Dược Tp Hồ Chí Minh cơ sở 1 Phòng khám Thăm dò chức năng Hô hấp - Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh - Cơ sở 1 PK BS. Đặng Thị Kim Huyên, địa chỉ số 448/2, Đường Trần Hưng Đạo, Phường 1, Quận 5, Hồ Chí Minh
    See more
    Chia sẻ
    Chia sẻ lên FacebookChia sẻ lên TwitterChia sẻ lên Linkedin
    Bài viết liên quan
    Ung thư tinh hoàn: Dấu hiệu, triệu chứng biểu hiện là gì?
    Disease Controlling, Parenting
    Ung thư tinh hoàn: Dấu hiệu, triệu chứng biểu hiện là gì?
    07/07/2022
    Cách phòng bệnh cho trẻ mùa mưa
    Disease Controlling
    Cách phòng bệnh cho trẻ mùa mưa
    05/07/2022
    Ung thư bàng quang: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị, phòng ngừa
    Disease Controlling, Parenting
    Ung thư bàng quang: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị, phòng ngừa
    30/06/2022
    Bệnh tim thiếu máu cục bộ là gì? Có nguy hiểm không?
    Disease Controlling, Rare Disease
    Bệnh tim thiếu máu cục bộ là gì? Có nguy hiểm không?
    27/06/2022

    Báo cáo di truyền
    U-Detox
    For individuals over 18
    3,990,000 đ
    Buy Now
    G-Bright
    For children and adults
    2,480,000 đ
    Buy Now
    G-ADHD
    For children age under 18
    3,500,000 đ
    Buy Now
    G-Diabetes
    For children and adults
    3,500,000 đ
    Buy Now
    • About Us

    • Contact

    • Frequently Asked Questions

    • Terms of Service

    • Privacy Policy

    • Press Release

    • Career

    • General Transaction Conditions

    • Service Delivery Process

    • Payment Methods

    • Complaint-Handling Policy

    • Service Exchange, Cancellation & Refund Policy

    US Head Office

    1011 23rd St.
    Unit 15
    San Francisco, CA 94107

    Singapore Office

    16 Raffles Quay
    #33-03 Hong Leong Building
    Singapore (048581)

    Hà Nội Office

    9th Floor, National Innovation Center - NIC,
    No.07 Ton That Thuyet Street, Dich Vong Hau Ward, Cau Giay District

    Hồ Chí Minh Office

    2nd Floor, 40 Pham Ngoc Thach Street, Vo Thi Sau Ward, Dist.3

  • Facebook
  • Youtube
  • LinkedIn
  • 1900 599 927 | cs@genetica.asia

    Download Genetica App

    App Store
    App Store
    Genetica.asia © Copyright 2022 | Gene Friend Vietnam, Inc.
    Business registration number: 0108276596.