Dị ứng cá có phải do di truyền hay không?
Bạn có nghi ngờ rằng mình bị dị ứng cá hay không? Dị ứng cá thường tồn tại khi chúng ta còn nhỏ nhưng triệu chứng dị ứng lại thường không xảy ra trong giai đoạn trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trong một nghiên cứu, có tới 40% người bị dị ứng cá không có triệu chứng gì với cá cho đến khi họ trưởng thành. Mặc dù ít phổ biến hơn so với các loại dị ứng thực phẩm khác, dị ứng với cá có vây là nguyên nhân thường gặp gây ra sốc phản vệ (một phản ứng dị ứng xuất hiện nhanh chóng có khả năng đe dọa tính mạng, làm khó thở và có thể khiến cơ thể rơi vào tình trạng sốc).
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về triệu chứng, nguyên nhân, điều trị cũng như các xét nghiệm chuyên biệt giúp phát hiện tình trạng dị ứng cá này! Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.
Dị ứng cá là gì?
Dị ứng cá là tình trạng mà hệ thống miễn dịch của chúng ta phản ứng bất thường với cá có vây như cá ngừ, cá bơn hoặc cá hồi. Đây là một dạng dị ứng thực phẩm không thường gặp nhưng gặp ở phụ nữ nhiều hơn nam giới và người lớn nhiều hơn trẻ em.
Các triệu chứng của dị ứng cá có thể bao gồm phát ban da, triệu chứng hô hấp, tiêu hóa và sốc phản vệ. Dị ứng cá thường gặp ở những địa phương sử dụng cá là thức ăn chủ yếu trong khẩu phần ăn hàng ngày. Triệu chứng dị ứng cá không chỉ xuất hiện khi bạn ăn cá mà còn có thể do chạm hoặc ăn các chế phẩm từ cá.
Nguồn: https://www.hometolab.com/fish-allergy-3-signs/
Triệu chứng dị ứng cá
Các triệu chứng dị ứng cá tương tự như các triệu chứng dị ứng thực phẩm khác và hầu hết xảy ra trong vòng một giờ sau khi ăn, gồm:
- Nổi mề đay hoặc phát ban trên da
- Ngứa toàn thân
- Ngạt mũi và hắt hơi (viêm mũi dị ứng)
- Nhức đầu
- Khó thở
- Khó tiêu và đau dạ dày
- Ợ hơi, chướng bụng hoặc đầy hơi
- Tiêu chảy
- Buồn nôn hoặc nôn mửa
Triệu chứng dị ứng trên cũng có thể xuất hiện khi bạn hít phải cá đã nấu chín hoặc tiếp xúc với các vật dụng dùng để chế biến cá. Ngoài ra, phản ứng trên da được gọi là viêm da tiếp xúc khi bạn chạm vào cá.
Ở một số người, dị ứng cá có thể ở mức độ nặng và gây sốc phản vệ. Các triệu chứng của sốc phản vệ như phát ban lan rộng, sưng mặt và lưỡi, thở khò khè, khó thở, nhịp tim nhanh, mê sảng. Nếu không được điều trị kịp thời, sốc phản vệ có thể dẫn đến hôn mê, suy tim hoặc suy hô hấp, thậm chí tử vong.
Nguyên nhân dị ứng cá?
Dị ứng cá là do phản ứng miễn dịch bất thường với một tác nhân gây dị ứng không có hại, được gọi là chất gây dị ứng. Khi chất dị ứng vào trong cơ thể, hệ thống miễn dịch sẽ giải phóng immunoglobulin E (IgE) làm cho các tế bào giải phóng histamine vào máu.
Histamine làm giãn mạch máu để các tế bào miễn dịch lớn hơn có thể đến vùng bị thương và gây ra các triệu chứng về da, đường hô hấp và đường tiêu hóa mà chúng ta gọi là phản ứng dị ứng.
Chất chính gây dị ứng cá là một loại protein - parvalbumin. Chất Parvalbumin thường giống nhau ở tất cả các loài cá, có nghĩa là dị ứng với một loài cá thường cũng sẽ dị ứng với các loài cá khác. Parvalbumin chịu nhiệt tốt và không dễ bị phân hủy dù đã nấu trong nhiều giờ. Do đó, bạn có thể bị dị ứng với một miếng cá hồi nướng cũng như đối với sashimi sống.
Các loại cá gây dị ứng
Trong số hơn 20.000 loài cá, một số loài có nguy cơ gây dị ứng đặc biệt cao. Theo nghiên cứu được công bố trên Frontiers of Immunity, chúng bao gồm:
- Cá chép
- Cá tuyết
- Cá bơn
- Cá chim lớn
- Cá trích
- Cá thu
- Cá mòi
- Cá hồi
- Cá rô phi
- Cá ngừ
Chẩn đoán dị ứng cá
Dị ứng cá có thể được nhận biết bằng các triệu chứng ngay sau khi bạn ăn hoặc tiếp xúc với cá. Để xác nhận rằng cá là nguyên nhân gây dị ứng, bạn có thể làm các xét nghiệm chuyên sâu như:
- Xét nghiệm lẫy da (Skin-prick tests): tiêm một lượng nhỏ chất gây dị ứng vào dưới da của bạn. Nếu bạn bị dị ứng với nó, bạn sẽ bị các triệu chứng sưng viêm trong vòng 15 đến 60 phút.
- Xét nghiệm kháng thể trong máu (Blood antibody tests) kiểm tra xem trong cơ thể bạn có chứa kháng thể kháng parvalbumin hay không.
- Xét nghiệm gen sàng lọc nguy cơ dị ứng
Cách điều trị
- Loại bỏ cá khỏi chế độ ăn uống của mình.
- Nếu các triệu chứng dị ứng nhẹ, có thể điều trị bằng thuốc kháng histamine.
- Nếu có nguy cơ bị phản ứng dị ứng nặng, nên mang theo epinephrine để dùng trong trường hợp khẩn cấp.
Thuốc epinephrine tác động trực tiếp trên hệ thần kinh giao cảm và gây ra những thay đổi trên nhiều cơ quan trong cơ thể. Loại thuốc này được biết đến và sử dụng nhiều nhất trong điều trị sốc phản vệ, ngừng tuần hoàn.
Làm thế nào để sống chung với tình trạng dị ứng cá?
Mặc dù dị ứng cá thường ít gặp hơn dị ứng hải sản hoặc các loại hạt, nhưng mức độ của nó có thể nặng hơn. Vì vậy, bạn nên chủ động phòng ngừa nếu đã được chẩn đoán là dị ứng cá.
Một số cách để phòng ngừa dị ứng cá như:
- Luôn đọc nhãn sản phẩm và tra cứu thành phần đó trên điện thoại thông minh.
- Hãy để người khác đi mua cá thay.
- Tránh các nhà hàng cá. Ngay cả khi bạn chọn thịt bò, những chiếc nồi chiên ngập dầu mỡ và vỉ nướng có thể đã được sử dụng để chế biến cá. Vì thế có nhiều nguy cơ lây nhiễm chéo.
Dị ứng cá và di truyền?
Người ta nhận thấy rằng tình trạng gen di truyền của một người có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc tại sao họ bị dị ứng một thực phẩm nhất định, kể cả dị ứng cá. Bộ gen người chứa một lượng lớn thông tin và dữ liệu liên quan đến mọi thứ về một người và khả năng chúng ta bị dị ứng sẽ tăng lên nếu bố, mẹ hoặc cả hai đều mắc bệnh dị ứng. Nếu muốn biết thêm, bạn có thể tham khảo thêm gói xét nghiệm dị ứng.
Sàng lọc nguy cơ dị ứng qua xét nghiệm DNA
Xác định tác nhân gây dị ứng (bao gồm những thực phẩm như sữa bò, trứng, cá/động vật có vỏ, các loại hạt, gluten, đậu nành, bột mì; và các tác nhân khác như dị ứng với côn trùng, thú nuôi, phấn hoa, mạt bụi, nấm mốc), góp phần điều trị hiệu quả và loại bỏ nguyên nhân.
Chỉ cần mẫu nước bọt của bạn là đủ. Công nghệ tiên tiến của chúng tôi cho phép tách chiết DNA chỉ từ mẫu nước bọt, điều này khiến quy trình lấy mẫu đơn giản, an toàn, và thuận tiện hơn so với mẫu máu ở những phương pháp xét nghiệm thông thường.
Nguồn tham khảo:
- https://acaai.org/allergies/types/food-allergies/types-food-allergy/fish-allergy
- https://www.verywellhealth.com/fish-allergy-83195