Phân biệt dị ứng thực phẩm và kém dung nạp thực phẩm

Vì sao cần phân biệt dị ứng với kém dung nạp thực phẩm? Sự khác biệt giữa chúng là gì? Hãy cùng Genetica tìm hiểu nhé!
Đào Thu Trang
Tác giả bài viết: Đào Thu Trang. Bác sĩ tham vấn: BS Hà Thị Mỹ Hạnh04/11/2021

Dị ứng thực phẩm và tình trạng kém dung nạp thực phẩm có những triệu chứng giống nhau khiến nhiều người có thể nhầm lẫn. Tuy nhiên, việc phân biệt hai tình trạng này là rất quan trọng. Vì sao cần phân biệt dị ứng với kém dung nạp thực phẩm? Sự khác biệt giữa chúng là gì? Hãy cùng Genetica tìm hiểu nhé!

1, Nguyên nhân của dị ứng thực phẩm và kém dung nạp thực phẩm

Dị ứng thực phẩm là tình trạng hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng với chất gây dị ứng trong thực phẩm. Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), khoảng 4-5% người trưởng thành ở nước này bị dị ứng với một loại thực phẩm bất kỳ.

Nguyên nhân của dị ứng thực phẩm đến từ hệ miễn dịch, không liên quan đến các enzyme chuyển hóa thức ăn. Chính vì vậy, chỉ một lượng nhỏ thực phẩm cũng có thể gây dị ứng với những triệu chứng từ nhẹ đến nặng.

Các loại thực phẩm gây dị ứng phổ biến được ghi nhận là đạm sữa bò, trứng, cá và hải sản, các loại hạt (hạt hạnh nhân, hạt óc chó…) hay đậu nành.

👉 Xem Ngay: Dị ứng hải sản là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Phân biệt dị ứng thực phẩm và kém dung nạp thực phẩm

Kém dung nạp thực phẩm, hay còn gọi là sự quá mẫn với thực phẩm là một phản ứng của hệ tiêu hóa với một loại thực phẩm, khi hệ tiêu hóa không có (hoặc không đủ) enzyme để tiêu hóa các thành phần trong thực phẩm đó.

Như vậy, tình trạng kém dung nạp hoàn toàn không có sự liên quan đến hệ thống miễn dịch trong cơ thể. Do nguyên nhân của tình trạng này đến từ việc thiếu hụt enzyme tiêu hóa, nên trong nhiều trường hợp, người kém dung nạp vẫn có thể ăn một lượng nhỏ thực phẩm mà không gây bất kỳ triệu chứng gì với cơ thể.

Các loại thực phẩm kém dung nạp phổ biến là lactose trong sữa, lúa mì, một số loại rau, quả.

2, Sự khác biệt về triệu chứng dị ứng thực phẩm và kém dung nạp thực phẩm

Dị ứng và kém dung nạp có thể gây ra một số triệu chứng giống nhau ở đường tiêu hóa như đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy; tuy nhiên, hai tình trạng này cũng có nhiều triệu chứng khác nhau.

Theo Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), ngoài các triệu chứng ở đường tiêu hóa, dị ứng có thể gây ra phản ứng ở nhiều bộ phận khác trên cơ thể.

Các triệu chứng được ghi nhận nhiều nhất gồm: ngứa; sưng mặt, môi hoặc lưỡi, sưng cổ họng và đường thở, có thể dẫn đến khó thở; chóng mặt, choáng váng, tụt huyết áp đột ngột. Trong một số trường hợp, phản ứng dị ứng hoàn toàn có thể gây ra sốc phản vệ dẫn đến tử vong.

Phản ứng của dị ứng có thể xảy ra đột ngột ngay sau khi ăn hoặc tiếp xúc với thực phẩm gây dị ứng. Trong đa số các trường hợp khác, các triệu chứng sẽ được ghi nhận sau khoảng 2 tiếng, một số trường hợp có thể xảy ra muộn hơn nhưng không quá 6 giờ đồng hồ.

👉 Xem Ngay: Dị ứng đạm sữa bò là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và biển hiện của trẻ

Phân biệt dị ứng thực phẩm và kém dung nạp thực phẩm

Với kém dung nạp thực phẩm, các triệu chứng hầu như được ghi nhận ở đường tiêu hóa. Bên cạnh các triệu chứng phổ biến như đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy, một số trường hợp cũng ghi nhận tình trạng táo bón hay nổi mụn, mẩn đỏ. Mức độ của các triệu chứng này thường phụ thuộc vào lượng thực phẩm mà người đó ăn vào, tuy nhiên hầu như không gây ảnh hưởng đến tính mạng.

Các triệu chứng của kém dung nạp thường xảy ra muộn hơn, hiếm khi xảy ra ngay sau khi ăn. Một số triệu chứng thậm chí có thể xảy ra tới sau 20 tiếng từ khi vô tình ăn phải thực phẩm gây kém dung nạp.

3, Điều trị và cách phòng ngừa dị ứng thực phẩm và kém dung nạp thực phẩm

Khi bạn bị phản ứng với một thực phẩm bất kỳ, tùy vào nguyên nhân do dị ứng hay do kém dung nạp mà cách xử trí sẽ khác nhau. Thông thường, với phản ứng dị ứng, bắt buộc phải dùng thuốc để kiểm soát tình hình, trong khi với tình trạng kém dung nạp, việc điều trị khẩn cấp là chưa thực sự cần thiết. Thay vào đó, bạn nên có một kế hoạch dài hạn để quản lý tình trạng kém dung nạp thực phẩm của mình.

Bạn có thể thực hiện các xét nghiệm như xét nghiệm lẫy da, xét nghiệm kháng thể trong máu hoặc giải mã gen sàng lọc nguy cơ dị ứng để biết liệu mình có bị dị ứng với một thực phẩm nào đó không.

Nếu câu trả lời là có, hãy đảm bảo những thực phẩm đó không được sử dụng để chế biến các món ăn hàng ngày của bạn. Bạn cũng nên cẩn trọng với việc tiếp xúc với những loại thực phẩm này. Đối với những trường hợp dị ứng thực phẩm nặng, việc tiếp xúc với thực phẩm cũng có thể gây ra các phản ứng xấu đối với cơ thể.

👉 Xem Ngay: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh dị ứng

Phân biệt dị ứng thực phẩm và kém dung nạp thực phẩm

Với trường hợp kém dung nạp, bạn không nhất thiết phải kiêng hoàn toàn loại thực phẩm đó khỏi bữa ăn hàng ngày. Thay vào đó, bạn nên có một cuốn sổ theo dõi lượng thực phẩm được tiêu thụ mỗi lần và những triệu chứng gặp phải sau đó. Từ đó, bạn có thể tìm được lượng thực phẩm mình có thể ăn được với mỗi loại. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn hơn cho việc ăn uống. 

Dị ứng thực phẩm và kém dung nạp thực phẩm có thể có những triệu chứng giống nhau, dễ gây nhầm lẫn. Tuy nhiên, việc điều trị và phòng ngừa 2 vấn đề này là khác nhau. Hãy tìm hiểu kỹ về tình trạng mình gặp phải để tránh những sai lầm đáng tiếc bạn nhé!

Tài liệu tham khảo:

  1. https://www.medicalnewstoday.com/articles/263967#features
  2. https://kidshealth.org/en/parents/allergy-intolerance.html
  3. https://www.medanta.org/patient-education-blog/food-allergy-vs-food-intolerance-what-is-the-difference/
Chia sẻ bài viết
Chia sẻ lên Facebook

Chăm sóc khách hàng

Để lại thông tin, Genetica® sẽ liên hệ trong vòng 24h.
Số điện thoại

Tổng đài hỗ trợ: 1900 599 927

Ứng dụng Genetica
Hơn 1000 báo cáo chuyên sâu về bạn
ngay trong lòng bàn tay
Tải ứng dụng ngay
1/3