Kẽm và sự thiếu kẽm trong quá trình phát triển của trẻ

Kẽm là một yếu tố vi lượng rất quan trọng cho sự phát triển của cơ thể, đặc biệt là trẻ em. Kẽm có liên quan với hoạt động của hơn 100 enzyme trong cơ thể cũng như vai trò trong sự tăng trưởng cơ thể và phát triển tâm thần kinh.
Bùi Thanh Nhân
Tác giả bài viết: Bùi Thanh Nhân. Bác sĩ tham vấn: BS Trần Ngọc Đường19/03/2021

Kẽm là một yếu tố vi lượng rất quan trọng cho sự phát triển của cơ thể, đặc biệt là trẻ em. Kẽm có liên quan với hoạt động của hơn 100 enzyme trong cơ thể cũng như vai trò trong sự tăng trưởng cơ thể và phát triển tâm thần kinh. Do đó, bất cứ yếu tố nào gây ra tình trạng thiếu hụt hàm lượng kẽm trong cơ thể đều để lại hậu quả đáng kể.

Theo thống kê, ước tính khoảng 1/3 dân số thế giới thiếu kẽm và khoảng 4,4% số trường hợp tử vong ở trẻ em liên quan đến kẽm tại Châu Á, Châu Phi và Mỹ Latinh. Vì vậy, hiểu biết để phòng ngừa tình trạng thiếu kẽm cho con bạn là cần thiết và đặc biệt điều này hoàn toàn có thể thực hiện được. Bài viết được dịch và biên tập bởi Bác Sĩ Ngọc Lan, đánh giá và duyệt nội dung bởi TH.S Công Nghệ Sinh Học Thanh Nhân. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

1. Kẽm - chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

 Kẽm và sự thiếu kẽm trong quá trình phát triển của trẻ

(Ảnh hsnstore.eu)

Kẽm cần thiết cho mọi tế bào trong cơ thể bởi nó hỗ trợ sản xuất ra các chuỗi protein trong DNA và RNA - những yếu tố tất yếu trong sự phát triển và tăng trưởng. Kẽm cũng hỗ trợ cho sự phát triển não bộ của trẻ em. Nó nâng cao hiệu quả nhận thức bằng cách tăng cường sự chú ý, trí nhớ, giải quyết vấn đề và phối hợp tay-mắt. Tuy nhiên, lượng khuyến cáo hàng ngày là 10mg có thể không đủ cho sự phát triển của hầu hết trẻ em vì đó là lượng khuyến cáo để ngăn ngừa sự thiếu hụt chứ không phải cải thiện sự phát triển.

Chức năng miễn dịch – Kẽm hỗ trợ duy trì chức năng miễn dịch khỏe mạnh ở trẻ em và có thể làm giảm tần suất nhiễm trùng đường hô hấp trên.

Chữa lành vết thương nhỏ – Kẽm là chất cần thiết để chữa lành vết thương. Do đó, nó đặc biệt có giá trị đối với trẻ em vì chúng dễ va chạm xây xước nhẹ.

Duy trì cảm giác thèm ăn – Cung cấp đủ kẽm giúp duy trì cảm giác thèm ăn lành mạnh. Khi thiếu kẽm trong một khoảng thời gian, nó có thể dẫn đến chán ăn, điều này không lý tưởng cho những trẻ đang phát triển nhanh hoặc đã mắc chứng kén ăn.

Kẽm cũng chịu trách nhiệm cho việc tăng cường chức năng tuyến yên - nơi sản xuất hormone tăng trưởng, quá ít hormone này có thể làm trẻ chậm phát triển cơ xương và các cơ quan khác. Hàm lượng kẽm trong sữa mẹ giảm dần theo thời gian, do đó bác bà mẹ đang cho con bú cần tiếp tục bổ sung lượng kẽm dự trữ của mình, đặc biệt là đối với trẻ sinh non hoặc chậm lớn. Tuy nhiên, một số phụ nữ được khuyến cáo bổ sung viên sắt sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thụ kẽm.

Do đó, điều quan trọng đối với các bà mẹ đang cho con bú là tăng cường bổ sung sắt kèm tăng cường bổ sung kẽm. Một điều đáng lưu ý là khi sắt và kẽm cùng trong một nguồn thức ăn thì nó sẽ không cạnh tranh nhau để hấp thụ ở đường tiêu hóa, do đó nên sử dụng nguồn thực phẩm giàu sắt và kẽm. Đối với trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu thì hầu hết thường sẽ không gặp vấn đề thiếu kẽm.

Tham Khảo Thêm:

2. Tại sao trẻ có thể gặp tình trạng thiếu kẽm?

Thiếu kẽm ở trẻ có thể xảy ra do chế độ ăn không cung cấp đầy đủ lượng kẽm hàng ngày. Ngoài ra, những nguyên nhân dẫn đến giảm hấp thu ở trẻ cũng gây ra tính trạng thiếu kẽm chẳng hạn tiêu chảy, hội chứng giảm hấp thu, bệnh lý gan, thận mạn tính. Trẻ cũng có thể thiếu kẽm bẩm sinh do mẹ thiếu kẽm khi mang thai.

3. Dấu hiệu nhận biết trẻ có biểu hiện thiếu kẽm

Trẻ có yếu tố nguy cơ sau đây nên lưu ý tình trạng trẻ có thể bị thiếu kẽm:

  • Rối loạn tiêu hóa (ví dụ: tiêu chảy mạn) hoặc bệnh lý khác (như hồng cầu hình liềm).
  • Suy dinh dưỡng.
  • Ăn chay hay quá ít thực phẩm từ động vật.
  • Trẻ quá tuổi ăn dặm nhưng vẫn thức ăn của trẻ vẫn chủ yếu là sữa mẹ. Bởi trong 4-6 tháng đầu đời sữa mẹ sẽ cung cấp đầy đủ hàm lượng kẽm cho trẻ, tuy nhiên lượng kẽm trong sữa mẹ từ 7-12 tháng trở đi sẽ không bổ sung đầy đủ lượng kẽm cho trẻ.

Các triệu chứng cho thấy trẻ thiếu kẽm:

  • Suy giảm chức năng miễn dịch/dễ bị viêm phổi hay các bệnh lý nhiễm trùng khác.
  • Vết thương lâu lành (chẳng hạn: loét da).
  • Tiêu chảy.
  • Chậm lớn, còi cọc
  • Viêm da móng.

Khi trẻ có các biểu hiện bất thường này cần đưa trẻ tới gặp bác sĩ để được đánh giá chính xác hơn.

4. Làm thế nào để phòng ngừa tình trạng thiếu kẽm ở trẻ?

Theo khuyến cáo của WHO, nhu cầu kẽm cho trẻ dưới 3 tháng tuổi là 2-3 mg/ngày, trẻ từ 5-12 tháng tuổi là 3-5 mg/ngày, trẻ từ 1-10 tuổi cần khoảng 6-10 mg/ngày. Điều này có thể đạt được thông qua một chế độ ăn lành mạnh.

Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, sữa mẹ là nguồn bổ sung đầy đủ lượng kẽm cho trẻ mà không cần nguồn thức ăn từ bên ngoài. Tuy nhiên, lượng kẽm trong sữa mẹ sẽ giảm dần theo thời gian. Vì thế, các bà mẹ cho con bú cần bổ sung tăng cường lượng kẽm dự trữ trong cơ thể.

Kẽm và sự thiếu kẽm trong quá trình phát triển của trẻ

(Ảnh pharmeasy.in)

Từ 6 tháng tuổi trở lên, các mẹ có thể bổ sung kẽm thông qua chế độ ăn của trẻ. Các nguồn thực phẩm giàu kẽm như: tôm, thịt bò, lòng đỏ trứng gà, cá, hàu sò… Bên cạnh đó, kẽm còn có trong các loại hạt có dầu (đậu phộng, hật điều, mè, hạnh nhân), đậu xanh…Ngoài ra, vitamin C còn giúp hấp thu kẽm tốt hơn nên cần được thêm vào trong bữa ăn của trẻ các thực phẩm giàu vitamin C (như: ổi, cam, quýt, bưởi…). 

Nguồn tham khảo:

  • Caulfield LE, Black RE. Zinc deficiency. Comparative quantification of health risks: global and regional burden of disease attributable to selected major risk factors. World Health Org. 2004;1:257–80.
  • Walker CF, Ezzati M, Black R. Global and regional child mortality and burden of disease attributable to zinc deficiency. Eur J Clin Nutr. 2009;63(5):591–7.
  • https://www.kidsnewtocanada.ca/conditions/zinc
  • https://cenovis.com.au/content-hub/children-need-zinc/

Tham Khảo Ngay:

Chia sẻ bài viết
Chia sẻ lên Facebook

Chăm sóc khách hàng

Để lại thông tin, Genetica® sẽ liên hệ trong vòng 24h.
Số điện thoại

Tổng đài hỗ trợ: 1900 599 927

Ứng dụng Genetica
Hơn 1000 báo cáo chuyên sâu về bạn
ngay trong lòng bàn tay
Tải ứng dụng ngay
1/3