Dị ứng phấn hoa là gì? Triệu chứng, chần đoán và cách điều trị
Bạn luôn cảm thấy khó chịu vào các ngày thời tiết khô và lộng gió? Bạn thường xuyên bị hắt hơi liên tục khi tới gần các vườn hoa, hoặc khi trong nhà ngập tràn hoa vào những ngày lễ tết? Gặp những tình huống như vậy, ắt hẳn nhiều người sẽ nghĩ mình chỉ đang bị cảm lạnh thôi phải không?
Thực tế, với những dấu hiệu trên, bạn hoàn toàn có thể đang gặp phải tình trạng dị ứng phấn hoa. Hãy cùng Genetica tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa dị ứng phấn hoa qua bài viết dưới đây nhé!
1, Dị ứng phấn hoa là gì?
Phấn hoa là một trong những tác nhân phổ biến nhất gây dị ứng theo mùa. Dị ứng phấn hoa còn được biết với tên gọi “sốt cỏ khô”. Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia còn gọi loại dị ứng này là viêm mũi dị ứng theo mùa.
Thông thường, vào các mùa xuân, hạ và thu, thực vật tiết ra những hạt phấn nhỏ để bắt đầu quá trình sinh sản trong một năm. Những hạt phấn này thường nhỏ, nhẹ, khô và có thể bay xa theo gió.
Với người bị dị ứng phấn hoa, cơ thể sẽ lầm tưởng những hạt phấn này là tác nhân gây hại và sinh ra phản ứng dị ứng để bảo vệ cơ thể trước tác nhân gây hại này.
Theo Viện Dị ứng, Hen suyễn và Miễn dịch Hoa Kỳ, có khoảng 8% dân số nước này bị dị ứng phấn hoa. Cũng theo một nghiên cứu khác tại Mỹ, tỷ lệ trẻ em được chẩn đoán bị sốt cỏ khô cũng là con số tương tự - 8%.
2, Triệu chứng của dị ứng phấn hoa
Nếu bạn bị dị ứng với phấn hoa và hít phải lượng nhiều hạt phấn, bạn có thể gặp phải các triệu chứng như:
- Hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi
- Ngứa, đỏ và chảy nước mắt
- Ho hoặc cổ họng ngứa ngáy
- Giảm vị giác hoặc khứu giác
Phấn hoa cũng có thể làm trầm trọng hơn các triệu chứng của người bị hen suyễn, bao gồm ho và thở khò khè.
3, Chẩn đoán dị ứng phấn hoa
Tương tự như nhiều loại dị ứng khác, dị ứng phấn hoa có thể được xác định bằng 3 phương pháp chính:
- Xét nghiệm lẫy da (Skin-prick test)
- Xét nghiệm kháng thể trong máu (Blood test)
- Xét nghiệm gen sàng lọc nguy cơ dị ứng
Nếu bạn cảm thấy mình thường xuyên gặp phải các triệu chứng tương tự cảm lạnh vào cùng một khoảng thời gian giống nhau trong năm, đừng ngần ngại tới khám bác sỹ và thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu hơn để phát hiện dị ứng nhé!
Việc phát hiện sớm tình trạng dị ứng sẽ giúp việc phòng tránh và điều trị của bạn trở nên dễ dàng hơn đó.
4, Các biện pháp phòng ngừa dị ứng
Cũng như nhiều loại dị ứng khác, cách tốt nhất để phòng ngừa là tránh chất gây dị ứng. Tuy nhiên, thật khó để tránh khỏi phấn hoa. Bạn có thể áp dụng các cách sau để hạn chế tối đa nguy cơ dị ứng:
- Hạn chế các hoạt động ngoài trời khi lượng phấn hoa nhiều sẽ giúp giảm bớt lượng phấn hoa bạn hít phải và các triệu chứng của bạn. Bạn có thể xem dự báo thời tiết hàng ngày để biết được mức độ phấn hoa trong không khí nhé!
- Hạn chế mở cửa sổ trong thời tiết nhiều phấn hoa. Hãy ưu tiên dùng điều hòa có bộ lọc không khí có thể lọc được các hạt phấn hoa để đảm bảo lượng phấn hoa ít nhất có thể lọt vào nhà.
- Tắm gội hàng ngày trước khi đi ngủ. Điều này sẽ giúp loại bỏ phấn hoa khỏi tóc và da của bạn, không làm phấn hoa bám vào ga gối phòng ngủ.
- Thay ga trải giường, vỏ chăn, vỏ gối thường xuyên.
- Mang kính râm và đội mũ khi ra đường sẽ giúp hạn chế phấn hoa bay vào mắt hoặc bám vào tóc của bạn.
- Sấy khô quần áo trong tủ sấy, hạn chế phơi quần áo ngoài trời.
- Bạn cũng có thể dùng thuốc dị ứng khi mùa phấn hoa bắt đầu. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi sử dụng các loại thuốc này nhé!
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tiêm phòng dị ứng. Mỗi tuần 1 lần, 1 lượng chất nhỏ gây dị ứng sẽ được tiêm dưới da của bạn, đảm bảo không gây phản ứng quá nghiêm trọng.
Sau khoảng vài tháng, cơ thể bạn sẽ quen với tác nhân gây ra dị ứng và các triệu chứng bạn gặp phải cũng sẽ thuyên giảm dần. Tác dụng của mũi tiêm có thể được duy trì từ 1 tới 3 năm.
5, Cách điều trị dị ứng phấn hoa như thế nào?
Cách điều trị tốt nhất là tránh chất gây dị ứng. Tuy nhiên, rất khó tránh khỏi phấn hoa. Bạn có thể giảm thiểu việc tiếp xúc với phấn hoa bằng cách:
- Ở trong nhà vào những ngày khô, gió
- Nhờ những người khác chăm sóc bất kỳ công việc làm vườn nào trong mùa hoa nở
- Đeo khẩu trang chống bụi khi lượng phấn hoa nhiều
- Đóng cửa ra vào và cửa sổ khi lượng phấn hoa cao
Điều trị bằng thuốc: Nếu bạn vẫn gặp các triệu chứng mặc dù đã áp dụng các biện pháp phòng ngừa này, có một số loại thuốc không kê đơn có thể giảm triệu chứng:
- Thuốc kháng histamine, chẳng hạn như cetirizine (Zyrtec) hoặc diphenhydramine (Benadryl)
- Thuốc thông mũi, chẳng hạn như pseudoephedrine (Sudafed) hoặc oxymetazoline (xịt mũi Afrin)
- Thuốc kết hợp thuốc kháng histamine và thuốc thông mũi, chẳng hạn như Actifed (triprolidine và pseudoephedrine) và Claritin-D (loratadine và pseudoephedrine).
Các biện pháp khắc phục tại nhà
Một số biện pháp khắc phục tại nhà cũng có thể giúp làm giảm các triệu chứng dị ứng phấn hoa.
- Sử dụng bình rửa mũi để làm trôi phấn hoa khỏi mũi.
- Thử các loại thảo mộc và chiết xuất, chẳng hạn như bơ hoặc tảo xoắn không chứa chất PA (pyrrolizidine alkaloids).
- Cởi và giặt quần áo đã mặc bên ngoài
- Sấy quần áo trong máy sấy thay vì phơi quần áo bên ngoài
- Sử dụng điều hòa không khí trong ô tô và nhà
- Đầu tư vào bộ lọc hoặc máy hút ẩm dạng hạt hiệu quả cao di động (HEPA)
- Hút bụi thường xuyên bằng máy hút bụi có bộ lọc HEPA
Tài liệu tham khảo: