Về đột quỵ: Liệu thay đổi lối sống có thể chiến thắng nguy cơ di truyền?

Nghiên cứu nhận thấy yếu tố lối sống quan trọng nhất giúp một người hạn chế nguy cơ đột quỵ có lẽ chính là việc họ có hút thuốc hay không và họ có thừa cân hay không.
Mỹ Hạnh
Tác giả bài viết: Mỹ Hạnh. Bác sĩ tham vấn: ThS.BS Nguyễn Ngô Thanh Phương01/04/2020

Trong một nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học đã phân tích dữ liệu gen của 306,473 người tham gia từ Anh, dữ liệu được lấy từ UK Biobank. Tất cả cá nhân đều ở độ tuổi từ 40-73 tuổi và không có tiền sử đau tim hay đột quỵ. Bài viết được dịch và biên tập bởi BS Mỹ Hạnh, Tham vấn y khoa bởi Ths.BS Nguyễn Ngô Thanh Phương, Khoa Điện Sinh Lý và Loạn Nhịp Tim, Bệnh viện Tim Tâm Đức. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Liệu thay đổi lối sống có thể "chiến thắng" nguy cơ di truyền?

Các nhà nghiên cứu tập trung vào 90 biến thể gen đã được xác định có liên quan đến nguy cơ đột quỵ. Bên cạnh đó, họ cũng xác định xem người tham gia có lối sống lành mạnh hay không qua 4 yếu tố, cụ thể bao gồm: 

  • Họ có hút thuốc hay không?
  • Họ có chế độ ăn giàu cá, trái cây và rau củ hay không
  • Họ có chỉ số khối cơ thể (BMI) dưới 30 hay không (tức họ có thừa cân hay không)
  • Họ có thường xuyên tập thể dục hay không

Sau khi theo dõi trung bình 7 năm, các nhà nghiên cứu tiếp tục thu thập số ca nhập viện và tử vong có liên quan đến đột quỵ để xác định mức độ phổ biến của căn bệnh này. Chung quy, họ nhận thấy nam giới dễ bị đột quỵ hơn nữ giới, dù nguy cơ này xuất phát từ lối sống hay gen di truyền.

Về đột quỵ: Liệu thay đổi lối sống có thể chiến thắng nguy cơ di truyền?

Hơn nữa, dẫu có lựa chọn lối sống ra sao, khả năng bị đột quỵ cũng tăng đến 35% ở những người có nguy cơ bẩm sinh cao hơn khi so sánh với những người ít có nguy cơ bẩm sinh. Mặt khác, những người sống không lành mạnh sẽ tăng nguy cơ đột quỵ lên đến 66% so với những người chọn sống lành mạnh. Độ chênh lệch này xuất hiện ở tất cả các nhóm gen có mức độ nguy cơ đột quỵ bẩm sinh khác nhau.

>> Tham khảo thêm: Phát hiện gen mới có thể dẫn đến đột quỵ

Nhóm nghiên cứu nhận thấy yếu tố lối sống quan trọng nhất giúp một người hạn chế nguy cơ đột quỵ có lẽ chính là việc họ có hút thuốc hay không và họ có thừa cân hay không. Kết lại, những người vừa có nguy cơ bẩm sinh cao hơn, lại vừa có lối sống không lành mạnh sẽ tăng khả năng bị đột quỵ gấp hai lần so với những người ít có nguy cơ bẩm sinh và sống lành mạnh. 

Và, như các nhà nghiên cứu đã chú thích trong công bố của mình: "Lối sống lành mạnh sẽ luôn giúp hạn chế khả năng bị đột quỵ ở tất cả các nhóm gen có mức độ nguy cơ đột quỵ bẩm sinh khác nhau. Điều này nhấn mạnh giá trị của việc hướng tất cả mọi người đến một lối sống lành mạnh dẫu họ có nguy cơ di truyền ra sao".

Nguồn: https://www.medicalnewstoday.com/articles/323464

Chia sẻ bài viết
Chia sẻ lên Facebook

Chăm sóc khách hàng

Để lại thông tin, Genetica® sẽ liên hệ trong vòng 24h.
Số điện thoại

Tổng đài hỗ trợ: 1900 599 927

Ứng dụng Genetica
Hơn 1000 báo cáo chuyên sâu về bạn
ngay trong lòng bàn tay
Tải ứng dụng ngay
1/3