Nguyên nhân, biểu hiện và biện pháp phòng tránh Ung thư vú
Theo Globocan năm 2020, có thêm 21.500 phụ nữ Việt được chẩn đoán ung thư vú. Nhiều người phát hiện ra bệnh mà không có bất kỳ dấu hiệu nào. Lý do là bởi triệu chứng ở giai đoạn sớm của căn bệnh này thường mơ hồ, dễ bỏ sót. Tin tốt là bạn hoàn toàn có thể xác định các yếu tố nguy cơ của bản thân để chủ động phòng ngừa và phát hiện sớm dấu hiệu bất thường, từ đó đi khám kịp thời. Cùng Genetica tìm hiểu nhé!
1, Nguyên nhân gây ung thư vú?
Nguy cơ phát triển ung thư vú thường do sự kết hợp của nhiều yếu tố nguy cơ. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là chắc chắn bạn sẽ mắc ung thư trong tương lai. Các yếu tố này có vai trò cảnh báo để bạn chú ý các dấu hiệu bất thường trên cơ thể và khám sức khỏe định kỳ.
Tuổi tác: Nguy cơ ung thư vú tăng lên theo tuổi tác. Hầu hết ung thư vú được phát hiện ở phụ nữ từ 50 tuổi trở lên.
Bản thân bạn đã từng mắc ung thư vú hoặc bệnh vú lành tính trước đây: Nếu bạn đã từng mắc ung thư vú hoặc các bệnh vú lành tính khác, bạn có nguy cơ phải đối diện với căn bệnh này lần thứ hai. Lần này khối u ác tính có thể phát triển ở vú bên kia hoặc ở một phần khác của cùng một vú. Ngoài ra, nếu bạn có tiền sử xạ trị, nguy cơ xuất hiện ung thư vú sau này cũng tăng lên.
►► Xem Ngay: Đột biến Gen BRCA1 & BRCA2 gây nguy cơ ung thư vú
Người thân mắc ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng: Bạn có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn gấp 2 lần nếu mẹ hoặc chị em gái của bạn mắc ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng. Nguy cơ cũng tăng lên nếu bố hoặc anh em trai của bạn mắc ung thư vú. Nhìn chung, khoảng 15% phụ nữ mắc bệnh ung thư vú có thành viên trong gia đình mắc bệnh này. Các nhà khoa học đã khám phá ra nhiều đột biến gen dẫn đến bệnh lý ung thư của các thành viên trong gia đình.
Vấn đề về kinh nguyệt: Bắt đầu kinh nguyệt sớm (đặc biệt là trước 12 tuổi) và trải qua thời kỳ mãn kinh sau 55 tuổi khiến nguy cơ mắc ung thư vú của bạn cao hơn một chút. Sự gia tăng nguy cơ có thể là do thời gian tiếp xúc lâu hơn với các hormon estrogen và progesterone.
Nguồn: Freepik
Liệu pháp hormon thay thế:Sử dụng liệu pháp hormon thay thế giúp làm giảm các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh và giúp ngăn ngừa loãng xương. Tuy nhiên nó làm tăng nguy cơ ung thư vú khi dùng hơn 5 năm. Một số loại thuốc tránh thai cũng được phát hiện là có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú.
Thừa cân, béo phì: Thừa cân, béo phì là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh lý ác tính, trong đó có ung thư vú. Phụ nữ có chỉ số khối (BMI) trên 30 có nguy cơ ung thư vú cao hơn. Thừa cân, béo phì cũng ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sống sót và phục hồi của bệnh nhân ung thư.
►► Xem Ngay: Tiền ung thư và ung thư cổ tử cung: triệu chứng, điều trị và tiên lượng
2, Bạn có thể làm gì để giảm rủi ro?
Dưới đây là một số yếu tố làm giảm nguy cơ mắc ung thư vú mà bạn có thể thực hiện:
Hoạt động thể chất thường xuyên: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tập thể dục thường xuyên giúp bạn duy trì cân nặng hợp lý đồng thời giảm nguy cơ mắc ung thư vú và nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.
Cho con bú: Cho con bú vừa mang lại nhiều lợi ích cho con vừa bảo vệ bạn khỏi nguy cơ mắc ung thư vú và ung thư buồng trứng. Sở dĩ điều này là do khi bạn cho con bú, chu kỳ kinh nguyệt sau sinh sẽ xuất hiện trở lại chậm hơn. Thời gian tiếp xúc với các hormon càng ít, nguy cơ ung thư càng thấp. Ngoài ra, quá trình nuôi con bằng sữa mẹ giúp tế bào tuyến vú có khả năng chống lại những đột biến gây ung thư.
Nguồn: Freepik
Hạn chế uống rượu: Không có khuyến cáo nào về liều lượng an toàn khi uống rượu. Tốt nhất bạn nên hạn chế tối đa rượu và đồ uống có cồn, như vậy bạn có thể giảm nguy cơ mắc ung thư vú.
►► Xem Ngay: Bệnh ung thư có tính di truyền không?
3, Phòng tránh ung thư vú
Ung thư nói chung được xem là căn bệnh quái ác, thầm lặng không kiêng dè một ai. Chính vì vậy, chúng ta không nên cảnh giác ngay cả khi bạn có hay không nhiều yếu tố nguy cơ. Hãy lưu ý những dấu hiệu bất thường và đi khám càng sớm càng tốt để kịp thời phát hiện bệnh lý ác tính.
Nếu gia đình bạn có người mắc ung thư vú, ung thư buồng trứng, hãy cân nhắc xét nghiệm gen để xác định các hội chứng ung thư gia đình, từ đó đánh giá chính xác nguy cơ ung thư của bạn. Nếu bạn đang sử dụng liệu pháp hormon thay thế hoặc có nguy cơ cao, hãy đi khám và nghe tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa để theo dõi, lựa chọn phương pháp phòng tránh hữu hiệu nhất.
Ung thư vú là bệnh lý nguy hiểm và phổ biến ở phụ nữ trên khắp thế giới. Hãy chủ động bảo vệ bản thân để giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh bạn nhé!
Tài liệu tham khảo: