Contact us:
1900 599 927
  • Code Redeem
  • Meet our Experts
  • EN
    VI
  • My cart
  • My account
    Sign in
genetica.asiagenetica.asia
  • Genetic reports
  • Genetic consultation
  • Saliva Collecting Guide
  • Partners
    Corporate Partners
    Advocate
  • Blog
  • News
  • 1900 599 927
  • EN
    VI
  • Home
    Blog
    Dị ứng thịt bò: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

    Dị ứng thịt bò: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

    Disease Controlling, Rare Disease
    25/05/2021
    Dị ứng thịt bò: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

    Dị ứng thịt không phải tình trạng quá phổ biến nhưng sẽ gây rất nhiều khó khăn cho người gặp phải tình trạng này. Dị ứng thịt xảy ra ở khoảng 3 – 15% trẻ em và 3% người lớn, trong đó phổ biến nhất là dị ứng thịt bò.

    Thịt bò được biết đến là loại thực phẩm với rất nhiều công dụng, vì vậy sẽ thật khó khăn khi phải loại bỏ thực phẩm này khỏi chế độ ăn khi bạn bị dị ứng. Cùng Genetica tìm hiểu về tình trạng dị ứng thịt bò qua bài viết dưới đây nhé!

    1, Lợi ích tuyệt vời của thịt bò đối với sức khỏe

    Thịt bò ắt hẳn là món ăn quen thuộc với bữa ăn của nhiều gia đình Việt. Sở dĩ nó trở nên phổ biến bởi những lợi ích không thể phủ nhận. Thịt bò là nguồn cung cấp chất đạm động vật phổ biến, có vai trò với nhiều hoạt động trong cơ thể như sinh năng lượng, tạo hình hay là chất vận chuyển các chất dinh dưỡng khác.

    Bên cạnh việc cung cấp chất đạm, thịt bò còn là nguồn cung cấp một số vi chất quan trọng khác như sắt, kẽm cao hơn so với thịt trắng hoặc các loại thủy hải sản khác. Ngoài việc cung cấp lượng lớn sắt và kẽm, 2 loại vi chất này trong thịt bò cũng ở dưới dạng dễ hấp thu hơn đối với cơ thể.

    Dị ứng thịt bò: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

    Tuy nhiên, song song với những lợi ích không thể phủ nhận, thì trong thịt bò cũng chứa một lượng chất béo bão hòa. Đây là chất làm tăng cholesterol trong máu, là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các bệnh lý về tim mạch và một số bệnh lý về ung thư khác.

    2, Dị ứng thịt bò là gì?

    Có thể bạn chưa biết, nhưng thịt của bất kỳ loài động vật có vú nào cũng đều gây dị ứng, trong đó có thịt bò. Nguyên nhân của dị ứng thịt bò đến từ vết cắn của một loài bọ, từ đó đưa vào thịt bò một số protein lạ mà cơ thể nhận định là có hại.

    Mặc dù dị ứng thịt bò là không quá phổ biến, nhưng càng ngày càng nhiều trường hợp được báo cáo và ghi nhận xảy ra phản ứng dị ứng với loại thịt này.

    Dị ứng thịt bò có thể phát triển ở bất cứ giai đoạn nào trong cuộc đời, dù là trẻ nhỏ hay người lớn. Nếu bạn bị dị ứng với thịt bò, nhiều khả năng bạn cũng có thể bị dị ứng với nhiều loại thịt khác như thịt lợn, thịt dê hay thịt cừu.

    Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng một đứa trẻ bị dị ứng với thịt bò nhiều khả năng cũng có thể bị dị ứng với sữa. Vì vậy, hãy cân nhắc và tham khảo ý kiến bác sỹ khi loại bỏ thịt bò và sử dụng sữa để thay thế nguồn đạm trong trường hợp con bạn bị dị ứng.

    Dị ứng thịt bò: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

    3, Triệu chứng của dị ứng thịt bò như thế nào?

    Triệu chứng của dị ứng thịt bò cũng tương tự như nhiều loại dị ứng thực phẩm khác. Các triệu chứng có các mức độ khác nhau tùy thuộc vào lượng thịt bò được tiêu thụ và tình trạng sức khỏe cũng như mức độ nhạy cảm của mỗi người.

    Các triệu chứng nhẹ có thể gặp phải như chảy nước mũi, hắt hơi, phát ban và ngứa ngáy. Nặng hơn, người bị dị ứng có thể bị sưng môi, lưỡi, họng hay nhiều bộ phận khác và xảy ra các triệu chứng tiêu hóa như buồn nôn, nôn, đau bụng và tiêu chảy.

    Trong một vài trường hợp nặng, dị ứng thịt bò có thể dẫn tới khó thở, thở khò khè hay sốc phản vệ.

    Tuy vậy, phản ứng dị ứng với thịt bò thường xảy ra chậm. Thông thường, các phản ứng này thường xuất hiện từ 3 tiếng đến 8 tiếng sau khi tiêu thụ thịt bò. Vì vậy, đôi khi mọi người sẽ không nghĩ tới thịt bò là nguyên nhân gây ra các tình trạng trên. Việc chẩn đoán tình trạng dị ứng cũng vì vậy mà gặp khó khăn hơn.

    Dị ứng thịt bò: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

    4, Xác định nguy cơ dị ứng thịt bò và cách phòng ngừa

    Các triệu chứng dị ứng thịt bò ở mỗi người là khác nhau, thậm chí ở cùng một người, những lần dị ứng khác nhau cũng có thể cho các phản ứng khác nhau. Nếu bạn nghi ngờ bản thân bị dị ứng thit bò, hãy tới gặp bác sỹ để được chẩn đoán chính xác.

    Một số câu hỏi bác sỹ có thể hỏi bạn để hỗ trợ cho việc chẩn đoán có thể gồm:

    • Lượng thịt bò bạn đã ăn khoảng bao nhiêu?
    • Các phản ứng bạn gặp phải xuất hiện bao lâu sau bữa ăn?
    • Những phản ứng bạn gặp phải là gì và kéo dài bao lâu?

    Để chẩn đoán chính xác tình trạng dị ứng, bạn có thể thực hiện một trong số các xét nghiệm sau:

    • Xét nghiệm lẫy da (skin-prick test), đây là xét nghiệm có thể cho kết quả sau khoảng 15 phút.
    • Xét nghiệm kháng thể máu (blood test), cho kết quả chính xác cao nhưng thời gian chờ lâu, sau khoảng 1 tuần bạn mới có thể nhận kết quả.

    Ngoài ra, các nhà khoa học cũng đã chứng minh một số gen có thể làm gia tăng nguy cơ dị ứng với thịt bò. Bởi vậy, bạn cũng có thể thực hiện các xét nghiệm gen giúp pháp hiện sớm nguy cơ xảy ra dị ứng.

    Khi đã được chẩn đoán dị ứng với thịt bò, cách điều trị tốt nhất là tránh xa tác nhân gây bệnh. Loại bỏ thịt bò khỏi bữa ăn, kiểm tra liệu thịt bò có phải nguyên liệu của một món ăn nào đó mình sắp sử dụng hay không để đảm bảo an toàn.

    Dị ứng thịt bò: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

    Bạn cũng cần cẩn trọng hơn khi ăn tại nhà hàng. Hãy hỏi kỹ người phục vụ hoặc đầu bếp để đảm bảo rằng thịt bò không có trong thành phần của các món ăn bạn gọi. Bất kỳ ai bị dị ứng thịt bò nói riêng và dị ứng thực phẩm nói chung đều cần thay đổi chế độ ăn của mình. Bởi vậy, hãy tìm đến bác sỹ để có những lời khuyên tốt nhất về những thực phẩm bạn có thể sử dụng khi đã được chẩn đoán dị ứng nhé!

    Tài liệu tham khảo:

    1. https://www.nyallergy.com/beef-allergy/
    2. https://acaai.org/allergies/allergic-conditions/food/meat/
    Đào Thu Trang
    Đào Thu Trang
    Freelance Medical Writer
    See more
    Reference
    ThS.BS. Tran Thi Kim Thu
    ThS.BS. Tran Thi Kim Thu
    Doctors, Thạc Sĩ
    Nội Tổng quát & Hô hấp
    Phòng khám đa khoa CHAC Cơ sở 1 Bệnh viện ĐH Y Dược TP.HCM
    See more
    Chia sẻ
    Chia sẻ lên FacebookChia sẻ lên TwitterChia sẻ lên Linkedin
    Bài viết liên quan
    4 lời đồn sai lầm về ung thư
    Disease Controlling
    4 lời đồn sai lầm về ung thư
    23/05/2022
    Tiền đái tháo đường là gì? Có nguy hiểm không?
    Disease Controlling
    Tiền đái tháo đường là gì? Có nguy hiểm không?
    23/05/2022
    Cách kiểm soát đái tháo đường thai kỳ hiệu quả
    Disease Controlling
    Cách kiểm soát đái tháo đường thai kỳ hiệu quả
    19/05/2022
    Cách phòng ngừa bệnh tiểu đường loại 2
    Disease Controlling
    Cách phòng ngừa bệnh tiểu đường loại 2
    19/05/2022

    Báo cáo di truyền
    Combo Colors
    For children age under 18
    4,490,000 đ
    Buy Now
    An Combo
    For children and adults
    4,490,000 đ
    Buy Now
    Combo Suc Khoe
    For individuals over 18
    4,490,000 đ
    Buy Now
    G-ADHD
    For children age under 18
    3,500,000 đ
    Buy Now
    • About Us

    • Contact

    • Frequently Asked Questions

    • Terms of Service

    • Privacy Policy

    • Press Release

    • Career

    • General Transaction Conditions

    • Service Delivery Process

    • Payment Methods

    • Complaint-Handling Policy

    • Service Exchange, Cancellation & Refund Policy

    US Head Office

    1011 23rd St.
    Unit 15
    San Francisco, CA 94107

    Singapore Office

    16 Raffles Quay
    #33-03 Hong Leong Building
    Singapore (048581)

    Hà Nội Office

    9th Floor, National Innovation Center - NIC,
    No.07 Ton That Thuyet Street, Dich Vong Hau Ward, Cau Giay District

    Hồ Chí Minh City

    2nd Floor, 40 Pham Ngoc Thach Street, Vo Thi Sau Ward, Dist.3

  • Facebook
  • Youtube
  • LinkedIn
  • 1900 599 927 | cs@genetica.asia

    Download Genetica App

    App Store
    App Store
    Genetica.asia © Copyright 2022 | Gene Friend Vietnam, Inc.
    Business registration number: 0108276596.
    Quiz
    What diet is best for your genes?
    Let’s do this