Hội chứng cushing là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị
Hiện nay, có rất nhiều người mắc các bệnh lý tự miễn như giảm tiểu cầu miễn dịch, thiếu máu tán huyết miễn dịch, lupus ban đỏ hệ thống, hội chứng thận hư, viêm khớp và một số bệnh lý ung thư.. phải sử dụng nhóm thuốc Corticosteroids để điều trị.
Những người phải sử dụng nhóm thuốc này trong thời gian dài với liều cao hay có những biểu hiện giống nhau như người mập dần, mặt tròn như mặt trăng, giữ nước, bướu cổ trâu và rạn da, tăng huyết áp, loãng xương, yếu cơ, nổi mụn…đây đều là những dấu hiệu của hội chứng Cushing. Vậy hội chứng Cushing là bệnh gì, bài viết dưới dây Genetica cung cấp đến bạn qua bài viết dưới đây. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1, Hội chứng Cushing là bệnh gì?
Bệnh Cushing hay hội chứng Cushing là một tình trạng cơ thể có nhiều rối loạn như giữ nước, tăng cân, rạn da, tăng huyết áp, yếu cơ, loãng xương…Hội chứng Cushing xảy ra khi trong cơ thể người bệnh có một tình trạng tăng quá mức các hormon (nội tiết tố) cortisol kéo dài gây ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể. Cortisol là một loại hormon glucocorticoid được sản xuất bởi vỏ tuyến thượng thận.
Trong giới hạn bình thường cortisol có nhiều chức năng quan trọng và cần thiết cho cuộc sống, như thúc đẩy chuyển hóa, sử dụng năng lượng dự trữ, giúp cơ thể chống lại tình trạng stress…, tuy nhiên khi nó quá dư thừa sẽ dẫn đến những tác động tiêu cực.
Bình thường lượng hormon cortisol trong máu được điều tiết bới tuyến yên và vùng dưới đồi ở não để không xảy ra tình trạng thiếu hụt hoặc tăng quá mức. Hội chứng xảy ra khi có bất thường ở tuyến thượng thận, tuyến yên, vùng dưới đối hoặc do cortisol trong thuốc được đưa vào cơ thể.
Nói tóm lại, Hội chứng Cushing xảy ra khi nồng độ hormone cortisol máu trong cơ thể con người tăng cao trong một thời gian dài. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới hội chứng này và trong đa số các trường hợp điều trị là điều cần thiết đề kiểm soát nồng độ cortisol.
►► Tìm Hiểu Ngay: Tiểu đường là bệnh gì? Gồm những loại nào?
2, Nguyên nhân gây ra hội chứng Cushing?
● Nguyên nhân phổ biến nhất của hội chứng Cushing là lạm dụng thuốc đông y không rõ nguồn gốc, corticosteroid trong các chế phẩm thuốc và thực phẩm chức năng nhằm giảm đau, chống dị ứng. Những loại thuốc này để điều trị các bệnh viêm nhiễm, bệnh tự miễn chẳng hạn như bệnh lupus, bệnh lý cơ xương khớp, bệnh lý về máu, hen phế quản.
Vì vậy, khi mắc các bệnh lý này cần sử dụng thuốc dưới sự giám sát của bác sĩ tránh quá liều. Liều cao steroid tiêm để điều trị đau lưng cũng có thể gây ra hội chứng Cushing. Tuy nhiên, steroid liều thấp hơn ở dạng thuốc hít, chẳng hạn như thuốc được sử dụng cho bệnh hen suyễn, hoặc dạng kem bôi như thuốc được kê đơn cho bệnh chàm, thường không đủ để gây ra tình trạng này
● Bệnh Cushing do khối u tuyến yên sản xuất ra lượng hormon ACTH dư thừa, kích thích tuyến thượng thận tăng sản xuất cortisol. U tuyến yên có thể gây ra triệu chứng đau đầu, bán manh, nhìn mờ khi khối u chèn ép dây thần kinh thị giác, đồng thời có thể gây ra biểu hiện ở những cơ quan khác do rối loạn một số hormon được tiết ra bởi tuyến yên.
● Hội chứng Cushing do u vỏ thượng thận gây tăng tiết cortisol. U thường lành tính, ác tính ít gặp hơn nhưng rất nặng và tiến triển nhanh, triệu chứng rầm rộ.
● Hội chứng tăng tiết ACTH ngoại sinh: do một khối u không phải ở tuyến yên tiết ra, là một biểu hiện bệnh lý ác tính (như ung thư phổi tế bào nhỏ, ung thư gan nguyên phát, ung thư dạ dày…)
►► Tìm Hiểu Ngay: Thalassophobia là gì? Hội chứng sợ biển trong Underwater
● Hội chứng Cushing là do dư thừa hormone cortisol, một loại hormone do tuyến thượng thận tiết ra. Nó giúp thực hiện một số chức năng của cơ thể bạn nhưiều hòa huyết áp và hệ thống tim mạch, giảm phản ứng viêm của hệ thống miễn dịch, chuyển hóa carbohydrate, chất béo và protein thành năng lượng, cân bằng tác dụng của insulin và phản ứng với căng thẳng.
● Cơ thể sản xuất quá mức cortisol vì nhiều lý do như suy dinh dưỡng, nghiện rượu, trầm cảm, rối loạn hoảng sợ hoặc mức độ căng thẳng cảm xúc cao. Mức độ căng thẳng cao, bao gồm cả căng thẳng liên quan đến bệnh cấp tính, phẫu thuật, chấn thương hoặc mang thai, đặc biệt là trong ba tháng cuối
● U tuyến yên. Tuyến yên tiết ra quá nhiều hormone vỏ thượng thận (ACTH), kích thích sản xuất cortisol ở tuyến thượng thận. Đây được gọi là bệnh Cushing.
● Hội chứng Cushing gia đình. Mặc dù hội chứng Cushing thường không di truyền, nhưng có thể có khuynh hướng di truyền phát triển các khối u của các tuyến nội tiết.
►► Tìm Hiểu Ngay: Hội chứng Down là gì? Có mấy loại và có di truyền không?
3, Dấu hiệu nhận diện hội chứng Cushing
Các triệu chứng thường gặp ở hội chứng cushing như sau:
- Tăng cân, tích trữ mỡ đặc biệt là phần thân giữa, mặt (gây mặt tròn như mặt trăng), giữa vai và phần lưng trên (gây gù lưng trâu).
- Vết rạn da màu tím trên vú, cánh tay, bụng đùi, da mỏng dễ bầm tím, vết thương da chậm lành.
- Tứ chi mệt mỏi, yếu cơ, teo cơ.
- Mọc nhiều mụn trứng cá ở mặt và lưng.
Ngoài các triệu chứng phổ biến ở trên, còn có những triệu chứng khác mà có thể được quan sát thấy ở người mắc hội chứng cushing như đường trong máu cao, dễ khát nước, tiểu nhiều, loãng xương, huyết áp cao (tăng huyết áp), đau đầu, lo âu, căng thẳng và tăng tỷ lệ nhiễm trùng.
4, Biến chứng của hội chứng Cushing
Nếu không điều trị, các biến chứng của hội chứng cushing có thể bao gồm:
- Mất xương (loãng xương), có thể dẫn đến gãy xương bất thường, chẳng hạn như gãy xương sườn và gãy xương bàn chân
- Huyết áp cao (tăng huyết áp)
- Đái tháo đường type 2
- Nhiễm trùng thường xuyên hoặc bất thường
- Mất khối lượng cơ và sức mạnh
5, Điều trị hội chứng Cushing như thế nào?
Mục tiêu chung của việc điều trị hội chứng Cushing là làm giảm nồng độ cortisol trong cơ thể bạn. Điều này có thể được thực hiện bằng một số cách phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng của bạn.
Nguyên nhân thường gặp nhất là lạm dụng thuốc corticosteroid và điều trị đơn giản cho tình trạng này là ngưng sử dụng thuốc. Tuy nhiên ngưng thuốc đột ngột có thể gây ra những biến chứng có hại cho cơ thể như suy thượng thận cấp. Vì vậy, đừng cố gắng tự thay đổi liều lượng. Bạn nên làm điều này dưới sự giám sát của bác sĩ một cách chặt chẽ.
Bác sĩ có thể kê toa một loại thuốc để giúp kiểm soát mức độ cortisol. Một số loại thuốc làm giảm sản xuất cortisol trong tuyến thượng thận hoặc giảm sản xuất ACTH trong tuyến yên. Các loại thuốc khác ngăn chặn tác động của cortisol trên các mô của bạn. Những ví dụ bao gồm:
- Ketoconazole (Nizoral)
- Mitotane (Lysodren)
- Metyrapone (Metopirone)
- Pasireotide (Signifor)
- Mifepristone (Korlym, Mifeprex) ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 hoặc không dung nạp glucose
Các khối u có thể là ác tính (ung thư) hoặc lành tính. Nếu tình trạng của bạn là do khối u gây ra, bác sĩ sẽ cân nhắc phẫu thuật loại bỏ khối u hay không.
►► Tìm Hiểu Ngay: U máu ở trẻ sơ sinh là bệnh gì? có nguy hiểm không?
6, Cách phòng ngừa hội chứng cushing?
- Liên hệ với bác sĩ nếu có các triệu chứng gợi ý hội chứng Cushing, đặc biệt là nếu đang dùng thuốc corticosteroid để điều trị một tình trạng bệnh, chẳng hạn như hen suyễn, viêm khớp, các bệnh lý tự miễn,…
- Không tự ý mua thuốc tại nhà thuốc các loại thuốc điều trị viêm nhiễm (viêm họng, viêm xoang,…) và các loại thuốc chống dị ứng…vì hầu hết các thuốc này có chứa Corticoids.
- Đối với người bệnh phải điều trị nhóm thuốc Corticoids, tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ, không tự động ngưng thuốc đột ngột vì sẽ gây ra tình trạng suy tuyến thượng thận cấp.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc, không tự ý dùng những loại thuốc cổ truyền hoặc thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, thành phần.
►► Tìm Hiểu Ngay: TOP 5 chế độ ăn giảm cân tại nhà bạn nên biết
7, Hội chứng Cushing thì nên ăn gì?
Mặc dù thay đổi chế độ ăn uống sẽ không chữa khỏi tình trạng của bạn, nhưng chúng có thể giúp giữ mức cortisol của bạn không tăng nhiều hơn hoặc giúp ngăn ngừa một số biến chứng. Một số lời khuyên về chế độ ăn uống cho những người mắc hội chứng Cushing bao gồm:
● Theo dõi lượng calo của bạn. Theo dõi lượng calo của bạn là rất quan trọng vì tăng cân là một trong những triệu chứng chính của hội chứng Cushing.
● Tránh uống rượu. Uống rượu có liên quan đến sự gia tăng nồng độ cortisol, đặc biệt là ở những người nghiện rượu nặng. Vì vậy, nên giảm thiểu lượng rượu có thể được.
● Theo dõi lượng đường trong máu của bạn. Hội chứng Cushing có thể dẫn đến lượng đường trong máu cao, vì vậy cố gắng không ăn các loại thực phẩm có thể làm tăng lượng đường trong máu như đồ xào, chiên, thực phẩm đóng hộp, đồ ngọt (kẹo, trái cây đóng hộp, nước ép trái cây, chè), hạn chế tinh bột như cơm, hủ tiếu, bánh mì. Các loại thực phẩm nên sử dụng bao gồm rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và cá.
● Giảm ăn mặn. Hội chứng Cushing cũng liên quan đến huyết áp cao (tăng huyết áp). Do đó, hãy cố gắng hạn chế lượng muối ăn vào của bạn. Một số cách dễ dàng để làm điều này bao gồm không thêm muối vào thực phẩm, hạn chế các loại nước chấm, tránh đồ ăn chế biến sẵn hay đóng hộp và đọc kỹ nhãn thực phẩm để kiểm tra hàm lượng natri.
● Đảm bảo cung cấp đủ canxi và vitamin D. Hội chứng Cushing có thể làm yếu xương, khiến bạn dễ bị gãy xương. Cả canxi và vitamin D đều có thể giúp xương chắc khỏe.
Nguồn tham khảo: