Huyết áp thấp nên ăn gì và kiêng gì?
Huyết áp thấp (hạ huyết áp) dẫn đến lưu lượng máu không đủ, do đó không cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng đến tim, não, thận và các cơ quan khác. Điều này sẽ gây ra nhiều biến chứng bệnh tật ảnh hưởng đến sức khỏe và thậm chí có thể gây ra tử vong. Thay đổi chế độ ăn và lối sống có thể góp phần cải thiện chứng huyết áp thấp. Các khuyến nghị sau đây có thể hữu ích cho người mắc loại bệnh này.
Huyết áp thấp (hạ huyết áp) dẫn đến lưu lượng máu không đủ và gây ra nhiều triệu chứng chóng mặt, mệt mỏi, ngất xỉu…
1, Huyết áp thấp nên ăn gì?
Muối
Các chuyên gia thường khuyên nên hạn chế muối (natri) trong chế độ ăn hàng ngày vì nó có thể làm tăng huyết áp, đôi khi là tăng một cách đột ngột.
Tuy nhiên, đối với những người bị huyết áp thấp, tăng cường lượng natri trong chế độ ăn có thể là một điều tốt. Song không nên tăng natri quá nhiều vì nó có thể dẫn đến suy tim, đặc biệt là ở người lớn tuổi. Vì vậy, người bệnh nên nhờ sự tư vấn của bác sĩ trong việc tăng cường muối vào chế độ ăn.
Thực phẩm có hàm lượng muối cao có thể làm tăng huyết áp như ô liu, pho mát, cá ngừ đóng hộp, rong biển, các món kho, các loại mắm…
Thực phẩm giàu vitamin B12
Vitamin B12 đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể sản xuất các tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Thiếu vitamin quan trọng này có thể dẫn đến thiếu máu, mệt mỏi, làm giảm huyết áp và có thể dẫn đến chảy máu nhiều cũng như gây tổn thương các cơ quan và thần kinh.
Thực phẩm giàu vitamin B12 bao gồm trứng, thịt gà, cá như cá hồi, cá ngừ và các sản phẩm từ sữa ít béo.
Thực phẩm giàu Folate
Folate, còn được gọi là vitamin B9, nếu thiếu chất này sẽ gây thiếu máu. Người bị thiếu folate thường có các triệu chứng giống như thiếu vitamin B12, bao gồm cả hạ huyết áp.
Folate được tìm thấy trong các loại thực phẩm như măng tây, bông cải xanh, gan và các loại đậu như đậu lăng và đậu xanh.
2, Huyết áp thấp không nên ăn gì?
Những loại thực phẩm giàu carbohydrate, đặc biệt là carbs đã qua chế biến có xu hướng tiêu hóa rất nhanh so với các loại thực phẩm khác. Điều này có thể dẫn đến giảm huyết áp đột ngột.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng một chế độ ăn kiêng low-carb có thể giúp giảm huyết áp đột ngột, đặc biệt là ở người lớn tuổi.
3, Tụt huyết áp nên uống gì?
Nước
Khi bị mất nước, lượng máu trong cơ thể sẽ giảm, dẫn đến tụt huyết áp. Hầu hết các bác sĩ đều khuyên người bệnh nên uống ít nhất hai lít nước mỗi ngày và có thể uống nhiều hơn khi thời tiết nóng bức hoặc khi tập thể dục.
Caffeine
Huyết áp thấp uống gì? Uống một hoặc hai tách cà phê hoặc trà vào bữa sáng sẽ giúp làm tăng huyết áp. Caffeine làm tăng nhịp tim và tăng huyết áp tạm thời. Tác động này thường là ngắn hạn và lượng caffeine không ảnh hưởng đến huyết áp của mọi người theo cách giống nhau.
Nếu thường xuyên uống cà phê, người bệnh có thể phát triển khả năng chịu đựng cao hơn đối với các tác động của caffeine đối với hệ thống mạch máu. Tuy nhiên, caffeine có thể gây mất nước, vì vậy người bệnh hãy nhớ uống thêm nhiều nước lọc và các chất lỏng khác mỗi khi uống caffein.
4, Tụt huyết áp không nên uống gì?
Uống rượu sẽ làm cơ thể bị mất nước, làm giảm huyết áp bằng cách giảm thể tích máu. Vì vậy, người bệnh nên hạn chế uống rượu ở mức tối đa có thể. Trường hợp bắt buộc phải uống rượu, bạn hãy uống thêm nhiều nước sau đó. Rượu gây mất nước dẫn đến tụt huyết áp nên cần hạn chế tối đa.
5, Các mẹo tốt cho người huyết áp thấp
Ngoài việc duy trì một chế độ ăn giàu muối, vitamin B12, vitamin B9 uống nhiều nước và không uống rượu thì người bệnh còn có thể áp dụng thêm các mẹo sau để cải thiện tình trạng tụt huyết áp.
Chia nhỏ bữa ăn
Khi ăn một bữa ăn lớn, cơ thể sẽ cần nhiều năng lượng hơn để tiêu hóa thức ăn, điều này có thể khiến huyết áp bị giảm xuống. Những người bỏ bữa sáng và nhịn ăn gián đoạn - bỏ bữa thường xuyên có thể dẫn đến ăn quá nhiều sau đó để bù đắp. Điều này làm tăng nguy cơ hạ huyết áp.
Vì thế, ngay cả khi không giảm tổng lượng thức ăn thì việc ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày sẽ tốt hơn cho cả quá trình tiêu hóa và lưu lượng máu, do vậy có lợi cho người bệnh huyết áp thấp.
Đứng lên một cách từ từ
Người bệnh không nên đứng dậy đột ngột vì điều này khiến lưu lượng máu thay đổi gấp dẫn đến tụt huyết áp. Thay vào đó, bạn nên đứng dậy từ từ, tốt nhất hãy khởi động chân để cải thiện tuần hoàn máu trước khi đứng lên.
Khi ra khỏi giường, bạn hãy ngồi thẳng trên mép giường trong vài phút sau đó mới đứng dậy.
6, Các mẹo khác cho người huyết áp thấp
- Nâng cao đầu giường.
- Tránh khuân vác nặng.
- Tránh rặn khi đi vệ sinh.
- Tránh đứng yên một chỗ trong thời gian dài.
- Nghỉ ngơi sau khi ăn.
- Sử dụng các loại vớ hỗ trợ đàn hồi (nén) bao phủ bắp chân và đùi. Những thứ này có thể giúp hạn chế lưu lượng máu đến chân, do đó giữ được nhiều máu hơn ở phần trên cơ thể.
- Nếu tập thể dục ngoài trời với nhiệt độ quá cao, hãy nghỉ giải lao thường xuyên và đảm bảo tăng cường các nỗ lực cung cấp nước cho cơ thể.
- Tránh ở lâu trong phòng xông hơi khô, bồn tắm nước nóng và phòng xông hơi ướt có thể gây mất nước.
- Tránh nghỉ ngơi trên giường kéo dài.
- Tập thể dục 30 phút mỗi ngày.
Việc kiểm tra huyết áp định kỳ rất quan trọng để quản lý huyết áp và phòng ngừa các bệnh về tim mạch.
Duy trì huyết áp bình thường là rất quan trọng đối với sức khỏe của tim và động mạch. Điều quan trọng là phải duy trì mức huyết áp để bạn có thể thực hiện những thay đổi thích hợp trước khi các vấn đề sức khỏe xảy ra. Nếu có huyết áp bình thường, bạn vẫn nên cố gắng đi kiểm tra ít nhất một hoặc hai năm một lần.
Nếu mắc chứng huyết áp thấp, thay đổi chế độ ăn và sinh hoạt là cần thiết để cải thiện bệnh. Tụt huyết áp nên ăn gì? Huyết áp thấp ăn gì? Tụt huyết áp nên uống gì? là những thông tin cơ bản một người bị tụt huyết áp nên nắm rõ để quản lý tốt tình trạng bệnh lý của bản thân.
Nguồn tham khảo:
- https://www.nhs.uk/conditions/low-blood-pressure-hypotension/#:~:text=Low%20blood%20pressure%20is%20a,need%20treatment%20if%20it%20does.
- https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/low-blood-pressure/diagnosis-treatment/drc-20355470
- https://www.webmd.com/heart/understanding-low-blood-pressure-treatment
- https://manhattancardiology.com/what-to-eat-to-help-raise-low-blood-pressure/
- https://www.healthline.com/health/low-blood-pressure-diet#tips