Lối sống và di truyền có ảnh hưởng thế nào đến nguy cơ đột quỵ?
Đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm và theo CDC (Centers for Disease Control and Prevention), cứ sau 40 giây là có một người ở Hoa Kỳ bị đột quỵ và hơn 795.000 người gặp phải biến cố này mỗi năm.
Đây cũng là một căn bệnh phức tạp, liên quan đến cả yếu tố di truyền và môi trường, bao gồm chế độ ăn uống và lối sống. Vậy cụ thể thì lối sống và di truyền có ảnh hưởng thế nào đến nguy cơ đột quỵ? Cùng Genetica® tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Ảnh hưởng của lối sống đến nguy cơ đột quỵ
Một nghiên cứu (1) mới về ảnh hưởng của lối sống đến nguy cơ đột quỵ đã được tiến hành bởi các chuyên gia từ nhiều tổ chức uy tín trên khắp Châu u - bao gồm Đại học Cambridge ở Anh, Viện Karolinska ở Stockholm, Thụy Điển và Trung tâm Đức về Bệnh thoái hóa thần kinh ở Bonn, Đức.
Kết quả, họ đã phát hiện ra những người có lối sống không lành mạnh thì mang nguy cơ đột quỵ cao hơn 66% so với người thực hành sống lành mạnh. Sự gia tăng này là như nhau trên tất cả các loại nguy cơ di truyền.
►► Xem Ngay: Nguy cơ đột quỵ ở người trẻ: Triệu chứng và những thách thức
Cụ thể, những yếu tố trong lối sống thiếu lành mạnh sẽ ảnh hưởng đến đột quỵ như sau:
Hút thuốc lá và đột quỵ
Hút thuốc lá làm tăng gấp đôi nguy cơ đột quỵ, bạn càng hút nhiều thì nguy cơ càng cao. Một số hóa chất trong khói thuốc lá (như nicotine và carbon monoxide) đẩy nhanh quá trình xơ vữa động mạch. Các cục máu đông cũng có nhiều khả năng hình thành do hút thuốc làm đặc máu và khiến các yếu tố đông máu, chẳng hạn như tiểu cầu, trở nên “kết dính” hơn. Khói thuốc lá buộc các động mạch co lại (hẹp hơn), khiến máu đông khó di chuyển qua các mạch máu hơn. Đây thường là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ.
Bệnh tiểu đường và đột quỵ
Nếu bạn bị tiểu đường thì khả năng đột quỵ cao hơn 1,5 lần so với những người không mắc bệnh này. Điều này là do lượng đường trong máu cao, góp phần vào sự phát triển của xơ vữa động mạch.
Mức cholesterol và đột quỵ
Cholesterol là một chất béo mềm, dạng sáp được cơ thể tạo ra. Chúng ta cũng hấp thụ một số cholesterol từ thực phẩm như trứng, thịt và các sản phẩm từ sữa. Có hai loại cholesterol:
► Lipoprotein mật độ thấp (hoặc LDL) là cholesterol “xấu” tích tụ trên thành động mạch.
► Lipoprotein mật độ cao (hoặc HDL) là cholesterol "tốt". “Tốt” vì nó loại bỏ cholesterol khỏi dòng máu, đưa cholesterol từ các tế bào trong cơ thể đến gan, nơi nó được phân hủy và loại bỏ khỏi cơ thể một cách an toàn.
Tỷ lệ giữa cholesterol tốt và cholesterol xấu là thước đo chính về nguy cơ đột quỵ ở một người. Bạn càng có nhiều HDL thì nguy cơ đột quỵ càng thấp. Ngược lại, bạn càng có nhiều LDL, nguy cơ đột quỵ càng cao.
Khi có quá nhiều cholesterol trong máu, nó có thể tích tụ trên thành động mạch và thu hẹp động mạch. Đây được gọi là chứng xơ vữa động mạch. Nó chặn dòng chảy của máu hoặc gây ra cục máu đông, dẫn đến đột quỵ do thiếu máu cục bộ.
Nguyên nhân chính dẫn đến mức cholesterol cao là do chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa, tức chất béo từ thực phẩm động vật. Cholesterol cao cũng có thể do di truyền.
►► Tìm Hiểu Ngay: Triệu chứng đột quỵ nhẹ: dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh
Rượu và đột quỵ
Những người uống trung bình hơn hai ly rượu mỗi ngày có nguy cơ đột quỵ cao hơn 34% so với những người chỉ uống ít hơn nửa ly, theo kết quả được công bố ngày 29 tháng 1 trên tạp chí Stroke.
Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện những người uống rượu nhiều ở độ tuổi 50 và 60 có xu hướng bị đột quỵ sớm hơn so với người uống ít hoặc không say xỉn.
Chế độ ăn và đột quỵ
Chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ và các bệnh liên quan như tim mạch. Ngoài ra, việc cho quá nhiều muối (natri) vào chế độ ăn uống cũng có thể làm tăng huyết áp.
Tập thể dục và đột quỵ
Tập thể dục thường xuyên đã được chứng minh là có tác dụng hữu ích trong việc giảm các yếu tố dẫn đến nguy cơ đột quỵ như tăng huyết áp, tiểu đường, béo phì… Ngoài ra, tập thể dục còn làm tăng cholesterol tốt (HDL), giúp cải thiện lưu thông máu và chức năng nội mô động mạch vành.
Vì vậy, những người hoạt động thể chất vừa phải hoặc nhiều có nguy cơ mắc đột quỵ hoặc tử vong thấp hơn so với người ít vận động.
►► Xem Ngay: Cách sơ cứu người bị đột quỵ tại nhà: Những việc cần làm và không nên làm
Ảnh hưởng của di truyền đến nguy cơ đột quỵ
Cũng theo nghiên cứu (1), kết quả cho thấy khả năng đột quỵ sẽ cao hơn 35% ở những người có nguy cơ di truyền cao so với người thấp hơn, bất kể có lối sống thế nào.
Khi các thành viên trong một gia đình truyền các tính trạng từ thế hệ này sang thế khác thông qua gen, quá trình đó được gọi là di truyền. Các yếu tố di truyền có thể đóng một số vai trò trong huyết áp cao, đột quỵ và các loại bệnh khác.
Ví dụ, một số rối loạn di truyền có thể gây ra đột quỵ, bao gồm cả bệnh hồng cầu lưỡi liềm. Những người có tiền sử gia đình bị đột quỵ cũng có khả năng chung môi trường sống và các yếu tố tiềm ẩn khác, làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
►► Tìm Hiểu Ngay: Phát hiện gen mới có thể dẫn đến bệnh đột quỵ
Lối sống và di truyền: Yếu tố nào quan trọng hơn?
Di truyền thuộc về yếu tố ta không thể thay đổi được, nhưng lối sống thì có thể. Nếu trong bạn có nguy cơ di truyền cao lại còn kết hợp với lối sống thiếu lành mạnh thì sẽ gia tăng khả năng đột quỵ lên gấp hai lần so với những người có nguy cơ di truyền thấp và sinh hoạt lành mạnh.
Giáo sư Hugh Markus từ khoa “Khoa học Thần kinh Lâm sàng” tại Đại học Cambridge cho biết: “Dù một số người gặp bất lợi nếu có gen ‘xấu’ làm họ mang nguy cơ đột quỵ cao hơn, nhưng họ vẫn có thể giảm nguy cơ ấy xuống nếu không hút thuốc, có chế độ ăn uống lành mạnh và thường xuyên vận động để duy trì cân nặng phù hợp.”
Như vậy, chúng ta có thể nhận được lợi ích từ việc tuân thủ lối sống lành mạnh mà không phải phụ thuộc vào nguy cơ di truyền.