Cách phòng ngừa và tầm soát ung thư cổ tử cung

Khám tầm soát ung thư cổ tử cung thực chất là một buổi khám phụ khoa. Trước tiên, bác sĩ sẽ dùng mỏ vịt để quan sát âm đạo và cổ tử cung của bạn. Sau đó, bác sĩ sẽ sử dụng que lấy mẫu để thu nhận tế bào cổ tử cung, từ đó tiến hành 2 xét nghiệm quan trọng là Pap test và HPV.
Đỗ Hạnh Trang
Tác giả bài viết: Đỗ Hạnh Trang. Bác sĩ tham vấn: BS.CKII Lê Thị Phương Trang19/07/2021

Như bạn đã biết, ung thư là bệnh lý âm thầm tích lũy và tiến triển. Ngoại trừ những người có hội chứng ung thư gia đình, hầu hết bệnh nhân ung thư phát hiện bệnh sau tuổi 40. Ung thư cổ tử cung cũng vậy. Độ tuổi chẩn đoán trung bình của bệnh lý ác tính này là 53 và dao động trong giai đoạn 44 – 68 tuổi. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn bạn chưa biết. Đó là muốn hạn chế nguy cơ mắc ung thư, bạn cần thực hiện các biện pháp phòng tránh ngay từ lúc còn trẻ. Thậm chí, với ung thư cổ tử cung là từ thời thanh thiếu niên. 

1, Biện pháp phòng ngừa ung thư cổ tử cung

Để phòng tránh ung thư cổ tử cung, bạn cần tránh xa các yếu tố nguy cơ của bệnh lý nguy hiểm này.

Tiêm phòng vaccine HPV

Như bạn đã biết, ung thư là bệnh lý âm thầm tích lũy và tiến triển. Ngoại trừ những người có hội chứng ung thư gia đình, hầu hết bệnh nhân ung thư phát hiện bệnh sau tuổi 40. Ung thư cổ tử cung cũng vậy. Độ tuổi chẩn đoán trung bình của bệnh lý ác tính này là 53 và dao động trong giai đoạn 44 – 68 tuổi.

Tuy nhiên, có một điều chắc chắn bạn chưa biết. Đó là muốn hạn chế nguy cơ mắc ung thư, bạn cần thực hiện các biện pháp phòng tránh ngay từ lúc còn trẻ. Thậm chí, với ung thư cổ tử cung là từ thời thanh thiếu niên. 

Virus gây u nhú ở người (HPV) là nguyên nhân dẫn đến tổn thương tiền ung thư và ung thư cổ tử cung. Tiêm phòng vaccine HPV ngay từ giai đoạn thanh thiếu niên tới trước tuổi 26 và trước khi quan hệ tình dục lần đầu là biện pháp quan trọng giúp bạn đề kháng với loại virus này cũng như giảm thiểu tối đa mắc ung thư cổ tử cung.

►► Xem Ngay: Ung thư buồng trứng là gì? Dấu hiệu, biểu hiện và nguyên nhân

Cách phòng ngừa và tầm soát ung thư cổ tử cung

Nguồn: Shutterstock

Quan hệ tình dục lành mạnh

Virus HPV lây nhiễm qua đường tình dục nên biện pháp quan hệ tình dục lành mạnh rất cần thiết. Sử dụng bao cao su, giới hạn số lượng bạn tình là những biện pháp cần thiết. Bên cạnh đó, không quan hệ tình dục trước 18 tuổi cũng giúp rút ngắn thời gian phơi nhiễm với virus HPV, đặc biệt là khi bạn chưa tiêm phòng vaccine.

Vệ sinh bộ phận sinh dục

Vệ sinh bộ phận sinh dục hàng ngày cũng như trước và sau khi quan hệ tình dục giúp bạn tránh khỏi HPV và Chlamydia. Vi khuẩn Chlamydia sẽ tạo điều kiện thích hợp cho HPV trú ngụ và phát triển. Một nghiên cứu trên gần 12.000 phụ nữ kết luận rằng đồng nhiễm Chlamydia và HPV làm tăng 4 lần nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung.

Không tiếp xúc với khói thuốc lá

Khói thuốc lá chứa nhiều hóa chất độc hại, làm tổn thương tế bào cổ tử cung, từ đó góp phần hình thành và phát triển khối u. Dù bạn trực tiếp hút thuốc hít phải khói thuốc từ những người xung quanh, nguy cơ ung thư cổ tử cung của bạn cũng cao gấp 2 lần so với phụ nữ bình thường.

Ngoài ra, một biện pháp không kém phần quan trọng và thiết yếu để ngăn ngừa và phát hiện sớm ung thư cổ tử cung chính là khám tầm soát định kỳ.

►► Xem Ngay: Bệnh ung thư có tính di truyền không?

2, Khám tầm soát ung thư cổ tử cung

Vai trò của khám tầm soát ung thư cổ tử cung

Mục đích của biện pháp này là phát hiện sớm và xử lý kịp thời các tổn thương tiền ung thư và ung thư cổ tử cung. Khác với tế bào ung thư thường hình thành và biểu hiện bệnh sau tuổi 40, tổn thương tiền ung thư cổ tử cung có thể xuất hiện ngay khi bạn còn trẻ.

Bên cạnh đó, thời gian trung bình để tế bào loạn sản của cổ tử cung phát triển thành ung thư là 3 – 7 năm. Đây là mốc thời gian vàng để bạn phát hiện sớm và tránh xa căn bệnh quái ác này.

Cách phòng ngừa và tầm soát ung thư cổ tử cung

Nguồn: https://www.vietnammedicalpractice.com/care1/en/womens-packages/gynecological-cervical-cancer-screening

Hơn 30 năm qua, Hoa Kỳ đã đẩy mạnh chương trình tầm soát ung thư cổ tử cung ở tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Kết quả là tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong do ung thư cổ tử cung ở quốc gia này đã giảm đi một nửa. Đây chính là minh chứng rõ ràng và thuyết phục nhất để bạn không bỏ quan biện pháp hữu ích này đúng không?

Thời điểm bắt đầu tầm soát ung thư cổ tử cung

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh cùng Đại học Sản Phụ khoa Hoa Kỳ đều khuyến cáo bạn nên bắt đầu tầm soát ung thư cổ tử cung từ năm 21 tuổi, bất kể bạn đã quan hệ tình dục hay chưa. Sau đó, hãy tiếp tục đều đặn khám sàng lọc 3 – 5 năm/ lần.

Khi bước sang độ tuổi 65, bạn có thể ngừng biện pháp khám tầm soát nếu những kết quả sàng lọc trước đây là bình thường hoặc bạn đã được cắt bỏ cổ tử cung do bệnh lý không liên quan đến ung thư. 

Quy trình khám tầm soát ung thư cổ tử cung

Khám tầm soát ung thư cổ tử cung thực chất là một buổi khám phụ khoa. Trước tiên, bác sĩ sẽ dùng mỏ vịt để quan sát âm đạo và cổ tử cung của bạn. Sau đó, bác sĩ sẽ sử dụng que lấy mẫu để thu nhận tế bào cổ tử cung, từ đó tiến hành 2 xét nghiệm quan trọng là Pap test và HPV.

Xét nghiệm Pap test sẽ phát hiện các tế bào bất thường của tổn thương tiền ung thư. Còn xét nghiệm HPV được sử dụng với mục đích kiểm tra sự hiện diện của loại virus này tại cổ tử cung của bạn.

►► Xem Ngay: Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?

Cách phòng ngừa và tầm soát ung thư cổ tử cung

Có một vài điều bạn cần lưu ý để có kết quả khám sàng lọc chính xác nhất. Đầu tiên, bạn không nên đi khám trong thời điểm hành kinh. Thứ hai, bạn không nên quan hệ tình dục, sử dụng tampon, thụt rửa âm đạo hoặc bôi thuốc vào âm đạo ít nhất 2 ngày trước khi đi khám.

Hiểu kết quả tầm soát ung thư cổ tử cung như thế nào?

Kết quả tầm soát ung thư cổ tử cung không phải lúc nào cũng chính xác. Nếu bạn nhận được kết quả bình thường, đừng chủ quan, hãy tiếp tục tuân thủ các biện pháp phòng ngừa ung thư và thường xuyên khám tầm soát định kỳ. Còn nếu kết quả của bạn là bất thường, đừng vội lo lắng. Kết quả bất thường không có nghĩa là bạn bị ung thư.

Dựa vào tình hình cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định thêm một vài xét nghiệm chuyên sâu, cho bạn về nhà theo dõi, hẹn lịch tái khám hoặc có các biện pháp xử lý phù hợp.

Cách phòng ngừa và tầm soát ung thư cổ tử cung

►► Xem Ngay: Nguyên nhân gây vô sinh hiếm muộn ở Nữ giới

Ung thư cổ tử cung là bệnh lý nguy hiểm và phổ biến ở phụ nữ trên khắp thế giới. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể ngăn chặn bệnh lý này ngay từ tuổi đôi mươi. Tiêm phòng vaccine HPV và khám tầm soát ung thư 3 – 5 năm/ lần là hai biện pháp quan trọng nhất. Ngoài ra, bạn cũng nên giữ vệ sinh bộ phận sinh dục, quan hệ tình dục an toàn và không tiếp xúc với khói thuốc lá để giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh nhé!

Tài liệu tham khảo:

  1. https://www.cdc.gov/cancer/cervical/basic_info/screening.htm
  2. https://www.acog.org/womens-health/faqs/cervical-cancer-screening
Chia sẻ bài viết
Chia sẻ lên Facebook

Chăm sóc khách hàng

Để lại thông tin, Genetica® sẽ liên hệ trong vòng 24h.
Số điện thoại

Tổng đài hỗ trợ: 1900 599 927

Ứng dụng Genetica
Hơn 1000 báo cáo chuyên sâu về bạn
ngay trong lòng bàn tay
Tải ứng dụng ngay
1/3